Hotline: 0967571166

  • PHÒNG KHÁM DA LIỄU – PHẪU THUẬT THẨM MỸ – BÁC SỸ THÁI HÀ

    Cơ sở 1: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Thứ Hai - Chủ nhật

    08h30 AM - 08h00 PM
Rate this post

Bệnh bạch biến không phải là bệnh bẩm sinh. Bệnh có thể khởi phát ở bất kỳ tuổi nào, nhưng thường gặp ở người trẻ, và có một số thống kê gặp ở nữ nhiều hơn ở nam.Thương tổn có thể gặp ở mọi vị trí của cơ thể nhưng gặp nhiều hơn ở mặt, cẳng tay, bộ phận sinh dục. Thương tổn không có vảy, không ngứa, không đau, nhưng ảnh hưởng đến tâm sinh lý và thẩm mỹ của người bệnh.

bach-bien-va-cac-phuong-phap-dieu-tri-huu-hieu-1

TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

Lâm sàng

Trên da xuất hiện các dát mất sắc tố hình tròn hay bầu dục, giới hạn rõ. Tổn thương có khuynh hướng phát triển ra ngoại vi và liên kết với nhau, xung quanh có một vùng da đậm sắc hơn màu da bình thường. Thực ra trong nhiều trường hợp rất khó xác định có vùng đậm sắc xung quanh tổn thương hay chỉ là sự tương phản giữa da lành và da mất sắc tố.

Trên tổn thương không có vảy, không ngứa, không đau. Các dát trắng dần dần lan rộng và liên kết với nhau trở thành những đám da mất sắc tố rộng hơn, tồn tại dai dẳng có khi cả chục năm. Có những vùng da mất sắc tố tự mờ đi, thậm chí mất hẳn, nhưng thường lại phát ra những dát mất sắc tố ở các vị trí khác của cơ thể. Bệnh khởi phát từ từ, rất khó nhận thấy, nhưng cũng có trường hợp bệnh xuất hiện một cách nhanh chóng.

Một số ít trường hợp bắt đầu bằng giai đoạn đỏ da hoặc một số vùng bị viêm tấy hơi cao hơn mặt da, biến đi một cách nhanh chóng, rồi sau đó mới xuất hiện dát mất sắc tố. Trên một số bệnh nhân, vào mùa hè, sau khi phơi nắng, bờ và vùng trung tâm các dát mất sắc tố xuất hiện da thâm dưới dạng như tàn nhang, nhưng đến mùa đông thường biến mất. Sự biến đổi này có thể gặp ở một nửa số bệnh nhân bị bạch biến.

Bệnh bạch biến không phải là bệnh bẩm sinh. Bệnh có thể khởi phát ở bất kỳ tuổi nào, nhưng thường gặp ở người trẻ, và có một số thống kê gặp ở nữ nhiều hơn ở nam. Theo Lerner, nam chiếm 32,5% và nữ là 67,5%.

Có đến 80% trường hợp các dát mất sắc tố khu trú ở vùng hở (các chi, mặt và cổ). Phân bố tổn thương thường có tính chất đối xứng, tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp chỉ có một bên của cơ thể. Tóc hay lông trên vùng tổn thương có nhiều trường hợp cũng mất sắc tố. Lòng bàn tay, bàn chân và niêm mạc thường không xuất hiện tổn thương. Các thể lâm sàng của bạch biến bao gồm:

+ Thể khu trú: bao gồm thể mảng với kích thước to nhỏ khác nhau, trên da xuất hiện đám mất sắc tố ở một bên hoặc cả 2 bên của cơ thể; thể đoạn cả một đoạn chi, hay thân mình xuất hiện đám da mất sắc tố.

+ Thể lan toả: gần như toàn bộ mặt hoặc rải rác trên thân mình, có thể có đối xứng hoặc không, xuất hiện các đám da mất sắc tố trông tương tự như bệnh bạch tạng.

+ Thể hỗn hợp: tổn thương ở cả mặt và rải rác khắp toàn thân. Một số bệnh có liên quan đến bệnh bạch biến:

+ Có 2-38% bệnh nhân bạch biến có liên quan đến bệnh lý của tuyến giáp.

+ 1-7,1% bệnh nhân bạch biến bị tiểu đường.

+ Khoảng 2% bệnh nhân bị bạch biến bị bệnh Addison.

+ Khoảng 16% bệnh nhân bạch biến có rụng tóc từng mảng.

+ Khoảng 37% lông, tóc trắng trên dát bạch biến.

+ Có một số bệnh nhân bạch biến có bớt dạng Halo.

+ Một số bệnh nhân bạch biến xuất hiện ung thư da.

Cận lâm sàng

– Giải phẫu bệnh: Có sự giảm lượng sắc tố melanin và giảm số lượng tế bào sắc tố tại thương tổn. Nặng hơn có thể mất hoàn toàn tế bào sắc tố. Trong tổn thương sớm thấy có bạch cầu lympho xung quanh mạch máu.

– Xét nghiệm định lượng hormon tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến yên và insulin để phát hiện các bệnh kèm theo.

– Xét nghiệm giải mã gen phát hiện các đột biến gen gây bệnh…

bach-bien-va-cac-phuong-phap-dieu-tri-huu-hieu-2

ĐIỀU TRỊ BẠCH BIẾN

Đơn trị liệu hầu như không có hiệu quả trong bệnh bạch biến. Do đó, điều trị phải phối hợp nhiều phương pháp khác nhau. Sự đáp ứng với điều trị cũng rất khác nhau.

Ánh sáng trị liệu: phương pháp này lấy lại sắc tố da ở 70% bệnh nhân bạch biến ở giai đoạn sớm và thể khu trú.

+ Sử dụng UVB dải hẹp (bước sóng 311nm) cho kết quả tốt nhất. UVB dải hẹp còn là lựa chọn đầu tiên cho điều trị bạch biến lan tỏa ở người lớn và trẻ em. Chiếu UVB dải hẹp 2-3 lần/tuần. Phương pháp này an toàn đối với trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú. Tác dụng phụ chủ yếu là ngứa và khô da.

+ PUVA: cũng là một phương pháp được lựa chọn nhiều trong lâm sàng, đặc biệt là đối với những bệnh nhân có tuýp da 4-6 và bị bạch biến lan rộng. Tuy nhiên, bạch biến ở lưng, tay và chân thường không đáp ứng với phương pháp điều trị này. Kết quả tốt nhất đạt được khi điều trị ở mặt, thân mình và đầu gần của các chi. Liệu trình điều trị: 2-3 lần/tuần trong nhiều tháng.

Ưu điểm của ánh sáng trị liệu là thời gian điều trị ngắn, không phải dùng thuốc, không có tác dụng phụ ở đường tiêu hóa …

Laser: Laser cắt (Excimer laser) là một phương pháp điều trị mới, an toàn và hiệu quả, đặc biệt đối với những trường hợp có diện tích thương tổn dưới 30%. Tuy nhiên, giá thành của phương pháp này đắt. Một nghiên cứu từ 2004 – 2007 cho thấy việc phối hợp bôi mỡ tacrolimus 0,1% và laser cắt 308nm có hiệu quả tốt hơn so với sử dụng laser cắt đơn thuần.

Sử dụng corticoid:

Đường toàn thân: cần cân nhắc giữa hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc khi dùng kéo dài. Tại chỗ: được lựa chọn đầu tiên cho bạch biến khu trú, bởi vì nó dễ dàng và tiện lợi cho cả bệnh nhân và thầy thuốc trong việc điều trị duy trì. Tránh sử dụng corticoid tiêm tại tổn thương vì có thể gây nhiễm khuẩn tại chỗ tiêm và teo da.

Điều trị tại chỗ: Tacrolimus (0,03% và 0,1%): là một lựa chọn điều trị có hiệu quả cho những trường hợp bạch biến ở mặt và cổ. Kết hợp tacrolimus và laser cắt cho hiệu quả tốt hơn so với đơn trị liệu. Đối với bạch biến ở mặt thì hiệu quả điều trị sẽ tốt hơn nếu phối hợp UVB dải hẹp với pimecrolimus 1%.

Calcipotriol và tacalcitol cũng là một chất điều trị tại chỗ bệnh bạch biến có hiệu quả. Phối hợp calcipotriol và UVB dải hẹp hoặc PUVA cho kết quả tốt hơn so với điều trị riêng rẽ.

Khellin 4% phối hợp laser cắt cho kết quả tốt trong điều trị bạch biến

Điều trị làm giảm sắc tố (Depigmentation therapy):  Phương pháp này được chỉ định khi bệnh nhân bị bạch biến lan rộng và các phương pháp điều trị khác không làm cải thiện tình trạng của bệnh nhân. Các vùng da bình thường sẽ được làm mất sắc tố để toàn bộ da của bệnh nhân màu trắng.

Thuốc: kem monobenzylether of hydroquinon 20%: bôi 2 lần/ngày trong 3-12 tháng.

Phẫu thuật: cấy ghép da.

bach-bien-va-cac-phuong-phap-dieu-tri-huu-hieu

PHÒNG BỆNH

–  Tránh dùng chất kích thích: café, bia rượu, thức khuya,

–  Giảm tress.

–  Khi ra ngoài trời đội mũ rộng vành, đeo kính, mặc quần áo dài.

–  Nên bôi kem chống nắng trước khi ra nắng 30 phút kể cả ngày trời râm.

–  Làm xét nghiệm định kỳ phát hiện một số bệnh liên quan như hormon tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến yên và định lượng insulin máu…

Đừng quên theo dõi chúng tôi để có thể cập nhật các kiến thức da liễu, thẩm mỹ nội khoa và nhận hỗ trợ khi cần thiết nhé.

PHÒNG KHÁM DA LIỄU THẨM MỸ BÁC SĨ VŨ THÁI HÀ

Địa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.

Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHa

Facebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha

Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166

nguyễn hoàng sen

nguyễn hoàng sen

Bình luận

Bài viết liên quan

Dr Thái Hà
+3
Dr Thái Hà
+5
Tư vấn
Tư vấn trực tuyến 24/70968221166
Đặt hẹn