5/5 - (1 bình chọn) Bệnh viêm da cơ địa là một bệnh lý ...
Vảy nến là bệnh da liễu dễ bị nhầm lẫn với nhiều dạng bệnh khác. Bệnh không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn chi phối tâm lý của người mắc. Bệnh tiến triển từng đợt, xen kẽ những đợt bùng phát là thời kỳ tạm lắng. Vì vậy, khi sạch thương tổn cũng không thể coi là bệnh đã khỏi hoàn toàn. Vậy nên, hãy thăm khám cùng bác sĩ để được chẩn đoán bệnh vảy nến an toàn.
Contents
Vảy nến là bệnh mạn tính, tiến triển từng đợt, dai dẳng suốt đời. Bệnh thường gặp ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Tỷ lệ bệnh vảy nến chiếm khoảng 2-3% dân số tùy theo từng khu vực. Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê tại Bệnh viện Da liễu Trung ương năm 2010, tỷ lệ bệnh nhân vảy nến chiếm khoảng 2,2% tổng số bệnh nhân đến khám bệnh.
Căn nguyên của bệnh vảy nến chưa rõ. Vì vậy, cơ chế phát sinh và những yếu tố làm bệnh dai dẳng vẫn đang được nghiên cứu. Nhiều tác giả cho rằng vảy nến là bệnh do rối loạn miễn dịch và có yếu tố di truyền. Các yếu tố nguy cơ gia tăng khả năng mắc vảy nến gồm:
– Tuổi khởi phát bệnh gặp nhiều vào khoảng 20- 40 tuổi.
– Tiền sử mắc các bệnh mạn tính, chấn thương, nhiễm khuẩn.
– Người có những stress gây suy sụp về thể chất và tinh thần.
– Sử dụng thuốc: đặc biệt là corticoid, các đông, nam dược không rõ nguồn gốc, không rõ thành phần và chưa được đánh giá hiệu quả trong điều trị bệnh vảy nến.
– Rối loạn nội tiết, chuyển hóa, nghiện rượu…
️🎯 Dựa theo mô bệnh học
Đặc trưng của bệnh vảy nến là hình ảnh á sừng, mất lớp hạt, tăng gai và thâm nhiễm viêm. Chúng ta có thể dùng mắt thường để quan sát mô bệnh học của bệnh một cách dễ dàng với các đặc điểm sau:
👉 Lớp sừng: có dày sừng và á sừng. Những tế bào sừng vẫn còn nhân tụ tập lại thành lá mỏng, không đều nhau và nằm ngang.
👉 Lớp hạt: thương tổn vảy nến mất lớp hạt.
👉 Lớp gai: quá sản, độ dầy tuỳ theo vị trí. Ở vị trí trên nhú trung bì thì mỏng, chỉ có 2-3 hàng tế bào. Ở giữa các nhú trung bì tăng gai mạnh làm mào thượng bì kéo dài xuống, phần dưới phình to như dùi trống, đôi khi chia nhánh và có thể được nối lại với nhau, làm mào liên nhú dài ra. Có vi áp xe của Munro-Sabouraud trong lớp gai.
👉 Lớp đáy: tăng sinh, bình thường chỉ có một hàng tế bào, bệnh vảy nến có thể đến 3 hàng…
️🎯 Các xét nghiệm sinh hóa
Ít thay đổi trong bệnh vảy nến thông thường, một số trường hợp đặc biệt có tăng mỡ (cholesterol, triglycerid), tăng acid uric máu. Chỉ định xét nghiệm bệnh vảy nến được bác sĩ đưa ra dựa theo tiền sử bệnh lý của người mắc và các yếu tố liên quan thực tế khác.
️🎯 Chẩn đoán xác định
Thương tổn da do vảy nến gây ra được thể hiện là các dát đỏ giới hạn rõ với da lành, trên phủ vảy trắng dễ bong. Cạo vảy theo phương pháp Brocq dương tính để chuẩn đoán chĩnh xác bệnh. Hình ảnh mô bệnh học (khi thương tổn lâm sàng không điển hình).
️🎯 Chẩn đoán phân biệt
👉 Lupus đỏ kinh: thương tổn cơ bản là dát đỏ, có teo da, vảy da dính khó bong.
👉 Á vảy nến: thương tổn cơ bản là các sẩn, mảng màu hồng có vảy trắng, cạo vảy có dấu hiệu “gắn xi”.
👉 Nấm da: tổn thương có bờ rõ, mụn nước ở xung quanh, ngứa. Xét nghiệm thấy sợi nấm.
👉 Vảy phấn đỏ nang lông: thương tổn là các sẩn hình chóp màu hồng có vảy phấn, khu trú ở nang lông. Vị trí hay gặp nhất là ở mặt duỗi đốt 2 đốt 3 ngón tay và ngón chân, bụng, chi dưới.
👉 Giang mai thời kỳ thứ II: thương tổn cơ bản là các sẩn màu hồng, thâm nhiễm, xung quanh có vảy trắng, cạo vảy theo phương pháp Brocq âm tính. Xét nghiệm tìm xoắn trùng tại thương tổn, phản ứng huyết thanh giang mai dương tính.
👉 Viêm da dầu: thương tổn cơ bản là các dát đỏ, bong vảy da ẩm, ở vị trí đặc trưng như rãnh mũi má, da đầu (giới hạn thương tổn thường không rõ), vùng trước xương ức và giữa hai xương bả vai.
👉 Vảy phấn hồng Gibert: thương tổn cơ bản là mảng da đỏ hình tròn hoặc hình bầu dục, có vảy phấn nổi cao so với trung tâm. Vị trí rải rác toàn thân; các vùng đầu, mặt và bàn tay bàn chân thường không có thương tổn. Bệnh sẽ khỏi trong vòng 4 đến 8 tuần.
Vảy nến là bệnh da mạn tính, tồn tại suốt đời, tiến triển từng đợt, thường không làm giảm tuổi thọ bệnh nhân, nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh vảy nến.
Cho nên, cần phải có chiến lược điều trị lâu dài và phù hợp. Điều trị vảy nến gồm hai giai đoạn:
– Giai đoạn tấn công có thể lựa chọn các phương pháp điều trị tại chỗ, toàn thân hoặc phối hợp cả hai nhằm xoá sạch tổn thương.
– Giai đoạn duy trì sự ổn định, giữ cho bệnh không bùng phát. Điều quan trọng là phải tư vấn cho bệnh nhân hiểu rõ về bệnh vảy nến để phối hợp với thầy thuốc khi điều trị cũng như dự phòng bệnh bùng phát.
Nhưng nếu vận dụng và phối hợp các phương pháp điều trị một cách hợp lý cùng với việc bệnh nhân tuân thủ các chỉ định điều trị và có một chế độ sinh hoạt điều độ thì có thể duy trì được sự ổn định của bệnh, hạn chế được các đợt bùng phát, cải thiện được chất lượng cuộc sống.
Chúc bạn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!
Địa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.
Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHa
Facebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha
Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166
Bình luận