Hotline: 0967571166

  • PHÒNG KHÁM DA LIỄU – PHẪU THUẬT THẨM MỸ – BÁC SỸ THÁI HÀ

    Cơ sở 1: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Thứ Hai - Chủ nhật

    08h30 AM - 08h00 PM
Rate this post

Trẻ bị hăm tã thường rất khó chịu và có thể trẻ sẽ quấy khóc nhiều hơn, bỏ ăn, chậm tăng cân. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ cũng như cuộc sống của cả gia đình bạn. Các chuyên gia sẽ mách nhỏ bạn các bí kíp trị hăm tã an toàn cho trẻ để cha mẹ có thể chủ động chăm sóc trẻ một cách tốt nhất, chăm sóc làn da mỏng manh của trẻ ngay hôm nay nhé.

chuyen-gia-mach-nho-bi-kip-tri-ham-ta-an-toan-cho-tre-nho

Làm cha mẹ bạn cần nắm được các dấu hiệu hăm tã đầu tiên trên da của trẻ để có thể phòng trị một cách hiệu quả. Sẽ không khó để bạn nhận biết con mình có đang bị hăm tã hay không bởi khi bị bệnh vùng da bị hăm nổi các nốt mẩn đỏ nhỏ li trông rất với phát ban hoặc dị ứng thông thường.

Các dấu hiệu hăm tã đi kèm khác sẽ là vùng da hăm sẽ bị nóng rát, đỏ ửng hơn so với các vị trí khác, với trường hợp nặng thì vùng da hăm còn phồng và nổi mụn nước, khi va chạm thì mụn nước vỡ ra kèm theo chảy máu chảy mủ. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ bị đau rát, thường xuyên quấy khóc, nặng hơn có thể dẫn tới viêm nhiễm, nhiễm trùng nặng. Trẻ bỏ ăn và chậm lên cân hơn  bình thường…

Trẻ nhỏ khi bị hăm tã cần được kiểm soát ngay và điều trị hiệu quả bởi nếu không bệnh sẽ nặng hơn. Điều này không những ảnh hưởng đến cuộc sống sức khỏe của bé mà còn ảnh hưởng đến các cả thành viên trong gia đình của bạn. Bạn nên biết rằng hăm tã có thể điều trị dễ dàng nếu như bạn hiểu đúng về bệnh và nắm trong tay các bí quyết trị hăm tã mà chúng tôi chia sẻ sau:

Luôn giữ vùng da tiếp xúc với tã bỉm khô thoáng

Nguyên nhân gây hăm thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chính là do vùng da tiếp xúc với tã bỉm bị ướt. Có thể sự ẩm ướt là do mồ hôi của cơ thể trẻ tiết ra hoặc ẩm ướt do nước tiểu của trẻ. Và đây chính là điều kiện thuận lợi cho các loại nấm, vi khuẩn, tạp khuẩn phát triển gây ra tình trạng hăm tã và nhiều bất thường trên da của bé.

Chính vì thế, để tránh hăm tã và điều trị hăm tã hiệu quả điều bạn nên làm đầu tiên là giữ vệ sinh cho trẻ đúng cách. Hãy cố gắng để vùng da đang bị hăm tã luôn khô thoáng. Có thể để trẻ ở nude nếu thời tiết mát mẻ hoặc không để trẻ mặc bỉm quá lâu, quá lạm dụng bỉm, có thể để trẻ bỏ bỉm sớm bằng cách thường xuyên xi trẻ đi vệ sinh nhé.

Một gợi ý hay dành cho những ai đang muốn vệ sinh da của trẻ sạch sẽ và khô thoáng chính là bạn có thể sử dụng các loại nước từ lá tự nhiên như nước chè xanh, nước là trầu không pha loãng để rửa sạch ra cho trẻ mỗi ngày. Những loại nước này có tác dụng diệt khuẩn tốt, làm khô vết thương ngoài da và tuyệt đối an toàn cho trẻ.

Sử dụng kem chống hăm và nói không với phấn rôm

Một sai lầm của cha mẹ khi chăm sóc con bị hăm tã chính là dùng phấn rôm để bôi ngoài ra với mong muốn giúp dịu da và giúp da khô thoáng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì phấn rôm không tốt cho vùng da bị hăm tã bởi nó có thể khiến bít tắc lỗ chân lông và khiến cho tình trạng hăm tã phát triển theo chiều hướng xấu hơn.

Do đó, thay vì việc dùng phấn rôm bạn nên lựa chọn các loại kem chống hăm có bán ngoài các hiệu thuốc như kem chống hăm Desitin, Drapolene, Biolane…Đây đều là các loại kem bôi ngoài da được bào chế dưới dạng hơi lỏng trong dầu nên rất dễ sử dụng, dễ rửa, có thể tạo ra được một lớp màng mỏng giúp bảo vệ vùng da bị hăm của trẻ không tiếp xúc với phân, nước tiểu và vi khuẩn bên ngoài.

Tuy nhiên các mẹ lưu ý nên chọn mua thuốc chất lượng tại các đại lý phân phối thuốc uy tín và nên cho con đi khám da liễu trước bởi rất có thể bạn sẽ phải dùng thuốc theo chỉ định mới cho hiệu quả bạn nhé. Không nên tự ý dùng thuốc bôi ngoài da cho trẻ bởi điều này sẽ rất nguy hiểm, khả năng biến chứng cao.

chuyen-gia-mach-nho-bi-kip-tri-ham-ta-an-toan-cho-tre-nho-1

Gợi ý chăm sóc trẻ nhỏ an toàn khi bị hăm tã

Một trong những bí kíp trị hăm tã an toàn cho trẻ nhỏ mà cha mẹ cần chú ý làm tốt đó chính là chăm sóc trẻ tại nhà. Và gợi ý mà các chuyên gia da liễu dành cho các bậc cha mẹ là:

– Chú ý lau người bé thật khô sau khi tắm rồi mới mặc bỉm hoặc quấn tã.

– Nên thay tã cho bé thường xuyên, thay ngay khi bé tè một vài bãi và lên zise bỉm theo cân nặng của trẻ.

– Vệ sinh sạch sẽ cho bé chú ý phải rửa vùng bẹn và sinh dục ngoài bằng nước ấm, sạch, rồi thấm khô bằng khăn bông mềm.

– Khi rửa da bị hăm tã cho bé cha mẹ cần chú ý làm thật nhẹ nhàng, tránh để bé đau và xây xước da gây đau rát cho bé.

– Nếu dùng khăn ướt có thể làm khô da bé, bạn cần cẩn thận chọn loại không cồn và không mùi cũng như chất bảo quản.

– Cha mẹ có thể để da bé tiếp xúc với không khí trong khoảng thời gian ngắn sau khi thay bỉm bởi điều này sẽ giúp vé dễ chịu, thoải mái hơn và các vết hăm cũng sẽ mau lành hơn.

Kiểm tra thường xuyên vùng da bị hăm tã và thông báo ngay với các bác sĩ da liễu của bạn để nhận được tư vấn hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Chú ý là các giải pháp chăm sóc trẻ tại nhà chỉ mang tính chất hỗ trợ điều trị hăm tã. Bệnh có thể tái phát nhiều lần nên bạn sẽ cần có những giải pháp an toàn hơn, hiệu quả hơn và các bác sĩ chính là người đưa ra hướng dẫn chi tiết cho bạn,

Phòng khám da liễu Thái Hà sẽ đồng hành cùng các bậc phụ huynh trong phòng tránh, điều trị hăm tã an toàn và hiệu quả. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi cần được tư vấn và giải đáp các vấn đề về da liễu của trẻ và da liễu thẩm mỹ của người lớn bạn nhé. Thân ái!

Đừng quên theo dõi chúng tôi để có thể cập nhật các kiến thức da liễu, thẩm mỹ nội khoa và nhận hỗ trợ khi cần thiết nhé.

PHÒNG KHÁM DA LIỄU THẨM MỸ BÁC SĨ VŨ THÁI HÀ

Địa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.

Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHa

Facebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha

Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166

Administrator

Administrator

Bình luận

Bài viết liên quan

Dr Thái Hà
+3
Dr Thái Hà
+5
Tư vấn
Tư vấn trực tuyến 24/70968221166
Đặt hẹn