Rate this post Viêm da cơ địa là bệnh về da mãn tính ảnh ...
Trong thời gian vừa qua, phòng khám da liễu Thái Hà đã tiếp nhận rất nhiều các ca bệnh liên quan đến dị ứng thời tiết ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Đa phần các trường hợp bệnh nhi đều không được phát hiện và xử lý đúng cách dẫn đến việc ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ. Nếu bạn là các bậc phụ huynh, hãy cùng bác sĩ tìm hiểu về dị ứng và dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ để có thể chủ động hơn trong công tác phòng tránh.
Contents
Dị ứng nói chung là tổng hợp các phản ứng của cơ thể thể hiện hệ thống miễn dịch đang bị ảnh hưởng. Đó có thể là việc chúng ta bị dị ứng với đồ ăn, thức uống và thường gặp hơn chính là chứng dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ. Hiện đang là thời điểm gia tăng số các ca bệnh dị ứng thời tiết, đáng báo động khi ngày càng có nhiều trẻ nhũ nhi mắc dị ứng thời tiết nhưng không được thăm khám và điều trị kịp thời.
Dị ứng thời tiết không khó để nhận biết. Bệnh lý được thể hiện với nhiều triệu chứng khác nhau ví dụ như hắt hơi, ngứa, mề đay, phát ban mãn tính, thở khò khè hoặc thậm chí những phản ứng nặng gây ảnh hưởng tới tính mạng… Tuy nhiên, dấu hiệu đặc trưng nhất chính là hiện tượng phát ban, nổi mề đay kéo dài và có xu hướng tái phát nhiều lần.
Dị ứng thời tiết có thể xuất hiện theo mùa, khả năng tái phát cao. Ngay cả khi cha mẹ đã điều trị thành công các triệu chứng dị ứng thời tiết, bệnh vẫn có thể phát lại nếu như chúng ta còn tiếp tục tiếp xúc với các dị nguyên (nguyên nhân gây dị ứng).
Trẻ nhỏ vốn có sức đề kháng kém chính vì thế việc trẻ bị dị ứng sẽ không quá khó hiểu. Ngay khi cơ thể trẻ có tiếp xúc với các dị nguyên thông qua các con đường như đường ăn uống, đường thở hoặc tiếp xúc với da… thì các dấu hiệu dị ứng, dị ứng thời tiết có thể xuất hiện ngay lập tức và gia tăng mức độ thể hiện.
Trong các dị nguyên gây dị ứng thường gặp, Dr.thaiha xin liệt kê một số các nguyên nhân cơ bản cần được chú ý đề phòng như sau:
– Phấn hoa từ các loại cây cối, cỏ dại quanh khu vực sống của gia đình.
– Tình trạng mốc meo, ẩm mốc cả trong nhà lẫn ngoài trời đặc biệt là ở khu vực phòng ngủ của trẻ.
– Tình trạng mối mọt trong chăn ga gối, thảm trải gường, vi sinh vật sống ở trong chiếu cói, chiếu trúc.
– Dị ứng có thể xảy ra khi trẻ tiếp xúc với vảy da, lông động vật như chó, mèo, ngựa và thỏ, chim cảnh.
– Do một số loại thuốc và thức ăn có khả năng gây dị ứng cao trong đó có thủy hải sản.
– Dị ứng với thời tiết khô hanh, gió hoặc khói bụi từ môi trường sống…
Ngoài ra, có một nguyên nhân gây dị ứng đang được xem xét nhiều chính là các yếu tố di truyền. Theo đó, nếu trong gia đình có cha mẹ có tiền sử dị ứng, con cái sẽ có nhiều khả năng cũng bị dị ứng, dị ứng thời tiết có thể xảy ra và tăng nguy cơ với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Riêng đối với dị ứng thời tiết, thường xảy ra do cơ thể phản ứng chống lại sự thay đổi từ môi trường sống như thời tiết khô hanh, gió hoặc khói bụi từ môi trường. Nhất là khi trẻ chuyển đột ngột từ vùng nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Những biểu hiện chung của dị ứng thời tiết là nổi những vết mẩn đỏ gây ngứa ngáy, làm cho bé cảm thấy rất khó chịu.
Mùa đông chính là thời điểm gia tăng số các ca bệnh nhi bị dị ứng thời tiết. Chính vì thế, ngay khi thấy trên da của trẻ xuất hiện các dấu hiệu nổi mẩn, ngứa ngáy khó chịu cha mẹ cần cho bé thăm khám để được hướng dẫn điều trị an toàn. Mọi sự tự ý điều trị bằng thuốc bôi, thuốc uống hay thảo dược tự nhiên tại nhà đều có thể khiến cho tình trạng dị ứng thời tiết nặng hơn và gia tăng các biến chứng nguy hiểm.
Để có thể nâng cao hiệu quả điều trị dị ứng thời tiết, các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ cần làm tốt việc dưỡng ẩm cho trẻ. Không để cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với các dị nguyên gây dị ứng thời tiết bằng cách hạn chế cho trẻ ra ngoài gió; Có phương án che chắn, bảo vệ trẻ khi ở nhà hay ra ngoài tránh nắng, gió. Nên cho mặc áo khoác cẩn thận, hạn chế đưa bé ra ngoài khi thời tiết đang chuyển mùa.
Với tình trạng dị ứng trong điều kiện thời tiết khô hanh cha mẹ cần dưỡng ẩm tốt cho da của trẻ. Việc dưỡng ẩm sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng dị ứng thời tiết tuy nhiên sử dụng loại kem dưỡng nào thì cũng nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ và nên cân nhắc khi trên cơ thể của trẻ đang có tổn thương hở.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần giữ vệ sinh cho trẻ sạch sẽ mỗi ngày bằng cách dùng nước ấm để lau người. Hạn chế không để cho trẻ gãi lên những vùng da bị mẩn, ngứa. Để hạn chế cho trẻ làm trầy xước da do gãi, cha mẹ nên cắt móng tay hoặc mang bao tay cho trẻ. Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, có thành phần chất liệu từ thiên nhiên, tránh mặc đồ làm bằng chất liệu len da bởi nó có thể gia tăng các dấu hiệu dị ứng trên cơ thể…
Khi trẻ nhỏ có dấu hiệu ho, sốt, sổ mũi, hắt hơi kéo dài… thì nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra và thăm khám trực tiếp nhằm có hướng điều trị tích cực. Nếu bạn không có thời gian cho trẻ thăm khám, hãy chụp ảnh chi tiết tình trạng bệnh lý của trẻ và cung cấp với bác sĩ thông tin liên quan để được hướng dẫn điều trị từ xa.
Cuối cùng, Dr.thaiha xin chúc các bé luôn luôn khỏe mạnh và không bị dị ứng thời tiết trong mùa đông năm nay.
Địa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.
Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHa
Facebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha
Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166
Bình luận