Hotline: 0967571166

  • PHÒNG KHÁM DA LIỄU – PHẪU THUẬT THẨM MỸ – BÁC SỸ THÁI HÀ

    Cơ sở 1: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Thứ Hai - Chủ nhật

    08h30 AM - 08h00 PM
Rate this post

Da nhạy cảm không phải là một bệnh mà được xem là một loại da. Đó là sự xuất hiện các cảm giác khó chịu trên da như nổi mẩn, ngứa rát, nóng rát… mà khó có thể giải thích được. Da nhạy cảm được xem là khó chăm sóc và bảo vệ nhất bởi nhiều yếu tố ảnh hưởng khác nhau. Và bạn đã thực sự hiểu và chăm sóc tốt cho làn da nhạy cảm của mình hay chưa?

Da nhạy cảm là như thế nào?

Da nhạy cảm được biết đến với hàng loạt tên gọi khác như “reactive skin”, “overreactive skin”, “intolerant skin”, “irritable skin”, nhưng cái tên “sensitive skin” được dùng nhiều nhất. Đó là loại da đụng đau đỏ đấy, đụng đâu ngứa đấy, đụng đâu rát đấy… Nói chung và nó nhảy cảm với bất kỳ một kích thích nào bên ngoài.

Người có làn da nhạy cảm thường sẽ thấy sự xuất hiện những cảm giác khó chịu trên da như châm chích, nóng rát, đau, ngứa… Nữ giới thường có da nhạy cảm nhiều hơn nam giới. Và đây cũng không phải là bệnh về da nghiêm trọng không phải là bệnh da dị ứng hay tự miễn.

Giúp bạn hiểu hơn về DA NHẠY CẢM

3 cơ chế ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm

Ba cơ chế chính của da nhạy cảm là hàng rào da bị tổn thương và tổn thương thần kinh và sự thay đổi về mạch máu:

Hàng rào da bị tổn thương: Da nhạy cảm thường sẽ có hàng rào da không toàn vẹn, có sự mất nước qua thượng bì và giảm nồng độ các yếu tố dưỡng ẩm tự nhiên. Không quan sát thấy sự liên quan đến pH của da và mức độ tiết bã nhờn trong da nhạy cảm.

Tổn thương thần kinh: Sự tăng mật độ sợi C ở thượng bì (sợi thần kinh truyền cảm giác nóng, lạnh, ngứa). Hay như hội chứng ruột kích thích và da nhạy cảm, những bệnh có cơ chế qua thần kinh. Sự tăng hoạt động của Receptor TRPV1 (transient receptor potential vanilloid 1) hơn so với ở da không nhạy cảm. 

Sự thay đổi về mạch máu: Giãn mạch nông nhưng thường không biểu hiện ban đỏ và các tình trạng viêm da có thể tìm thấy được. 

Các nguyên nhân khiến cho da trở nên nhạy cảm

Bất kỳ thứ gì xung quanh chúng ta cũng có thể khiến cho làn da trở nên nhạy cảm hơn. Tuy nhiên sẽ có 5 nhóm nguyên nhân chính khiến cho hình thành làn da nhạy cảm hoặc tăng độ nhạy cảm của da gồm:

– Các yếu tố nội tại của da: tổn thương hàng rào da, nhạy cảm hệ thần kinh, các bệnh viêm da có sẵn mà không được phát hiện và điều trị sớm.

– Các yếu tố trong cơ thể: hormon, căng thẳng, rối loạn cảm xúc khiến cho làn da bị nhạy cảm theo từng thời kỳ khác nhau.

– Yếu tố về lối sống: thói quen dùng mĩ phẩm kém chất lượng, chế độ ăn không khoa học, dùng rượu bia, hút thuốc lá cũng sẽ ảnh hưởng đến làn da

– Yếu tố về môi trường: ô nhiễm môi trường, thời tiết (nóng, gió), tia UV từ ánh nắng mặt trời dễ khiến cho làn da bị nhảy cảm nhiều hơn.

– Vấn đề chăm sóc da hàng ngày: Chăm da quá kỹ, chăm da không khoa học hoặc không thường xuyên cũng khiến cho làn da bị nhạy cảm…

Nữ giới có xu hướng có da nhạy cảm nhiều hơn nam giới. Người có nền da mỏng và trắng, đang có các bệnh lý về da, có thói quen trang điểm nhiều cũng dễ có làn da nhạy cảm… 

Triệu chứng lâm sàng của da nhạy cảm

Đó là cảm giác ngứa, rát, bỏng, châm chích sau vài phút đến vài giờ sau tiếp xúc với mỹ phẩm, môi trường hoặc sau vài lần sử dụng các sản phẩm (hiệu ứng tích luỹ). Có thể gặp các dấu hiệu của da kích ứng như đỏ, bong vảy nhưng không thường gặp.

Mặc dù thế, các triệu chứng này thường rất mơ hồ và được biết đến theo lời kể của bệnh nhân. Hơn thế, các triệu chứng da nhạy cảm thường chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn, sau đó tự biến mất nên khó có thể phát hiện hay kiểm soát.

Chúng ta cần phân biệt da nhạy cảm với các bệnh da liễu khác như dị ứng da, viêm da dị ứng, viêm da kích ứng, viêm da cơ địa hoặc trứng da đỏ… Trên thực tế, với da nhạy cảm chúng ta sẽ không cần điều trị phức tạp mà quan trọng là phải tránh xa được các tác nhân khiến da nhạy cảm và bảo vệ da thật tốt.

Giúp bạn hiểu hơn về DA NHẠY CẢM

Chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm

Hướng điều trị chung với mọi làn da nhạy cảm được bác sĩ khuyến cáo như sau:

– Điều trị các bệnh da có triệu chứng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và yêu cầu điều trị sớm, dứt điểm.

– Làm mát da bằng cách xịt khoáng, tránh nắng an toàn cho làn da để tránh các dấu hiệu nóng rát trên da nhạy cảm.

– Dưỡng ẩm tốt bằng việc chọn những loại dưỡng ẩm không mùi, không có chất kích ứng như ure.

– Tránh tiếp xúc với tất cả các yếu tố khởi phát nghi ngờ. Dừng tất cả các mỹ phẩm đang dùng trong 2 tuần, sau đó có thể thử lại từng loại một. 

– Các sản phẩm ưu tiên dùng cho da nhạy cảm: được đánh giá tính ổn định từng thành phần, không có ethanol, propylene glycol; dạng bột, có thể rửa sạch dễ dàng bởi nước, không có mùi.

Nếu bạn đang có làn da nhạy cảm và cân được chúng tôi hỗ trợ chăm sóc một cách khoa học nhất, hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa tại Dr.thaiha để được tư vấn một cách kỹ lưỡng hơn.

️ Facebook https://www.facebook.com/BSVuThaiHa/

️ Website: http://drthaiha.vn/

️ Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166

Đừng quên theo dõi chúng tôi để có thể cập nhật các kiến thức da liễu, thẩm mỹ nội khoa và nhận hỗ trợ khi cần thiết nhé.

PHÒNG KHÁM DA LIỄU THẨM MỸ BÁC SĨ VŨ THÁI HÀ

Địa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.

Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHa

Facebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha

Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166

Administrator

Administrator

Bình luận

Bài viết liên quan

Dr Thái Hà
+3
Dr Thái Hà
+5
Tư vấn
Tư vấn trực tuyến 24/70968221166
Đặt hẹn