1/5 - (1 bình chọn) Chào bác sĩ. Em tiêm filler nâng mũi được ...
Thưa bác sĩ. Cháu có lăn kim ở một Spa gần nhà được 3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 10 ngày để điều trị nám da. Tuy nhiên, sau những lần lăn kim này cháu không thấy nám mờ đi. Đặc biệt, ở lần lăn kim gần nhất thì lăn kim xong mặt bị ngứa, đỏ da mặt và sau đó là da có vẻ sạm hơn nhiều. Vậy xin hỏi bác sĩ cháu có bị làm sao không và cần xử lý như thế nào?
Chào bạn, vấn đề liên quan đến lăn xong mặt bị ngứa, đỏ và sạm da mà bạn đang gặp phải sẽ được các bác sĩ chuyên khoa da liễu của Dr.thaiha giải thích như sau:
Contents
Lăn kim là một phương pháp điều trị nám da, sẹo mụn và trẻ hóa da được bác sĩ khuyên dùng. Với điều kiện là quy trình lăn kim này cần được chỉ định bởi bác sĩ và do chính bác sĩ kiểm soát. Liệu trình lăn kim có thể kéo dài từ 3-5 buổi tùy từng tình trạng da và khả năng đáp ứng điều trị của da ở mức độ nào.
Sau khi lăn kim da mặt, làn da của bạn có thể gặp một vài hiện tượng sau:
👉 Da của bạn có thể bị đỏ do lăn kim gây ra các vết thương nhỏ li ti trên bề mặt da. Tuy nhiên, hiện tượng đỏ da sẽ không kéo dài, không kèm theo dấu hiệu đau.
👉 Bong da sau khi lăn kim cũng được xem là tác dụng phụ thường gặp. Hiện tượng bong da thường kéo dài từ 3-5 ngày cho đến khi lớp da cũ được thay thế hoàn toàn.
👉 Da có thể bị nổi mụn nhiều hơn do lăn kim có thể giúp đẩy nhân mụn từ đó tăng hiệu quả chăm sóc, điều trị mụn trứng cá.
👉 Da sau khi lăn kim sẽ nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời và dễ bị bắt nắng dẫn đến sạm đen..
Trong trường hợp này đều là các tác dụng phụ của lăn kim mang lại. Bạn không cần quá lo lắng bởi vấn đề sẽ được giải quyết sau đó 1 vài ngày với điều kiện bạn phải chăm sóc da tốt. Tuy nhiên, cũng có trường hợp lăn kim gặp biến chứng dẫn đến tình trạng đỏ da kéo dài, ngứa và sạm da nhiều hơn. Và rất có thể bạn đang nằm trong số người gặp biến chứng lăn kim.
Tình trạng lăn kim xong mặt bị ngứa, lăn kim xong da bị đỏ là biến chứng phổ biến nhất khi thực hiện lăn kim. Bạn có thể theo dõi thêm tình trạng da của mình và xem có rơi vào các trường hợp sau hay không?
🔜 Tình trạng mụn tồi tệ hơn: Bị nổi mụn nhiều hơn, mụn lây lan khắp da mặt sau khi lăn kim trị sẹo mặc dù trước đó da của bạn không hề bị mụn. Cần phân biệt giữa hiện tượng đẩy mụn và bùng phát mụn sau lăn kim.
🔜 Da bị ngứa, nổi mẩn, sưng đỏ. Tình trạng này có thể dẫn đến hiện tượng nhiễm khuẩn da sau lăn kim. Nguy cơ cao hơn nếu như bạn không vệ sinh da hàng ngày sạch sẽ hoặc thường xuyên sờ tay lên trên vùng da đang có tổn thương.
🔜 Da sạm, tăng sắc tố, rám má: Hiện tượng tăng sắc tố sau viêm được hình thành khi người thực hiện lăn kim cho bạn không nắm chắc kỹ thuật thì có thể tạo thành các tổn thương sâu dưới da và khi này da sẽ khó phục hồi.
🔜 Các bệnh về nhiễm trùng da: Xảy ra khi dụng cụ lăn kim không đảm bảo vệ sinh, dùng chung dụng cụ lăn với người khác. Khi này, ngoài tình trạng lăn kim xong da bị đỏ còn là lăn kim xong mặt bị ngứa và mắc các bệnh truyền nhiễm như herpes hay HIV/AIDS.
Để kiểm soát tốt tình trạng lăn kim xong mặt bị ngứa đỏ hay lăn kim xong da bị sạm chúng ta cần nắm rõ nguyên nhân gây ra biến chứng này. Dr.thaiha xin đưa ra một vài các yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ biến chứng sau lăn kim gồm:
🔜 Lựa chọn kim lăn không phù hợp với tình trạng da đáng chú ý là việc chọn lựa đầu kim quá lớn sẽ gây tổn thương nghiêm trọng cho da và lăn kim xong da bị đỏ nhiều hơn.
🔜 Quy trình lăn kim không hợp vệ sinh như dụng cụ lăn kém chất lượng, sản phẩm đi kèm không có nguồn gốc rõ ràng… có thể gây nên các tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm trùng hay sưng tấy, lở loét.
🔜 Kỹ thuật lăn kim không đúng với lực tác động quá mạnh từ người thực hiện sẽ làm cho những tổn thương giả biến thành tổn thương thật, hậu quả là để lại sẹo, sạm và nám trên làn da.
🔜 Chăm sóc sau lăn kim không đúng dễ làm da bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn và không bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời sau khi lăn kim xong da bị sạm sạm và thâm nám nhiều hơn.
🔜 Chu trình lăn kim quá ngắn, thực hiện lăn kim liên tục sẽ khiến cho da không kịp phục hồi, tổn thương da sẽ ngày càng nghiêm trọng và rất khó kiểm soát.
Lăn kim là phương pháp điều trị được chỉ định để trẻ hóa da hoặc điều trị sẹo lõm,… Tuy nhiên phương pháp này cũng có khá nhiều biến chứng nếu như thực hiện không đúng quy trình kỹ thuật. Do đó, muốn lăn kim an toàn bạn cần tới sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa, thực hiện tại nơi có uy tín và chất lượng.
Hiện tại da của bạn đã trả qua 3 lần lăn kim nhưng tình trạng nám không được cải thiện và bị ngứa, đỏ và sạm nhiều hơn thì đó là dấu hiệu không bình thường. Bạn nên đến bệnh viện da liễu hoặc phòng khám chuyên khoa da liễu để được bác sĩ tư vấn, đánh giá đúng tình trạng lăn kim xong mặt bị ngứa, lăn kim xong da bị đỏ, lăn kim xong da bị sạm là do đâu từ đó có hướng kiểm soát tốt nhất.
Cuối cùng, Dr.thaiha xin chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc viên mãn.
Địa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.
Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHa
Facebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha
Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166
Bình luận