Hotline: 0967571166

  • PHÒNG KHÁM DA LIỄU – PHẪU THUẬT THẨM MỸ – BÁC SỸ THÁI HÀ

    Cơ sở 1: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Thứ Hai - Chủ nhật

    08h30 AM - 08h00 PM
5/5 - (1 bình chọn)

Một làn môi hồng ẩm luôn là điều mà mọi cô nàng mong ước bởi nó có thể thể hiện được sức trẻ đẹp. Tuy nhiên, không ít người gặp phải tình trạng khô môi. Nó khiến cho làn môi không còn được tươi tắn, hồng hào như trước. Môi lúc này sẽ trở nên thiếu sức sống, bị khô ráp, bong tróc và nứt nẻ. Vậy chúng ta sẽ cần chăm sóc môi như thế nào cho hiệu quả tốt nhất. Cùng nhau đi tìm hiểu ngay nhé!

kho-moi-nut-ne

Khô môi là gì, nguyên nhân khiến môi bị khô

Khô môi là tình trạng môi bị thiếu độ ẩm trở nên thô ráp, có thể bong tróc vảy môi. Hầu hết các trường hợp bị khô môi đều xảy ra vào mùa lạnh, ít gặp ở mùa nóng. Làn môi khô thường không thể duy trì được màu hồng hào tự nhiên mà thường bị nứt nẻ, nặng có thể dẫn đến tình trạng tổn thương chảy máu.

Theo các chuyên gia, tình trạng khô môi có do những nguyên nhân sau gây ra:

Liếm môi thường xuyên: Khi môi bị khô phản xạ đầu tiên của chúng ta là dùng lưỡi liếm môi để làm giảm khô môi. Tuy nhiên, bạn hãy để ý sau mỗi lần liếm môi thì môi sẽ bị khô nhiều hơn. Nguyên nhân được giải thích chính là thói quen này sẽ khiến cho môi bị mất nước nhanh hơn bởi sự bay hơi của nước bọt và các men tiêu hóa trong nước bọt sẽ làm mất lớp bảo vệ da môi dẫn đến dễ bay hơi nước hơn . Điều này sẽ vô tình làm giảm độ ẩm của môi và khiến môi khô ráp hơn nhiều.

Mất nước và thiếu nước: Yếu tố nguy cơ này rất cao bởi trên môi không có chứa các tuyến tạo dầu như làn da của bạn. Do đó, nếu môi không được cung cấp độ ẩm, không được cấp nước thường xuyên sẽ trở nên thiếu nước và khiến làn môi bị khô. Nguy cơ cao hơn ở những người có hoạt động liên tục ngoài trời với các điều kiện gió và ánh nắng mặt trời nhưng lại lười uống nước.

Do dị ứng hóa chất: Thường xảy ra khi bạn sử dụng các sản phẩm chăm sóc môi không có nguồn gốc rõ ràng hoặc chứa quá nhiều chì. Điển hình như son môi, kem dưỡng ẩm cho môi, tẩy da chết cho môi hoặc các dạng mặt nạ ngủ cho môi. Tuy nhiên, bạn cũng có thể bị dị ứng hóa chất đến từ kem đánh răng, nước súc miệng… Và những người này thường thuộc tuýp có làn da nhạy cảm.

Khô môi do thiếu hụt vitamin: Theo các chuyên gia nếu cơ thể chúng ta bị thiếu hụt vitamin thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến làn da, mái tóc. Trong đó, các loại vitamin C và B2 được biết đến là nguyên nhân chủ yếu gây ra các vấn đề về chảy máu chân răng, khô và nứt nẻ ở môi. Khi này, bạn không những bị khô môi về mùa đông mà sẽ bị khô môi cả 4 mùa trong năm.

Mặc dù thế, bạn cũng đừng bổ sung vitamin một cách bừa bãi bởi theo các chuyên gia thừa vitamin A cũng làm tăng nguy cơ bị khô môi, nứt nẻ môi. Nếu bạn dùng hơn 25.000 IU vitamin A mỗi ngày là bạn đang bị thừa vitamin này và hãy xem xét lại để bổ sung hợp lý hơn.

Môi có thể bị ứng: Có nhiều loại dị ứng có thể gây ra khô môi nhưng đáng chú ý nhất là dị ứng với coban và niken. Nếu bạn dùng quá nhiều chất bổ sung vitamin B12, nó có thể gây ra dị ứng với coban, dẫn tới khô môi và bong tróc môi ngay sau đó. Do đó, hãy cố gắng tuân thủ các yêu cầu mà bác sĩ đưa ra để có một làn môi khỏe mạnh.

Khô môi do ánh nắng mặt trời: Ánh nắng mặt trời có thể là nguyên nhân trực tiếp khiến cho cơ thể bạn bị mất nước, gây ra các vấn đề về lão hóa da cũng như là tình trạng khô môi. Nguy cơ cao khi bạn thường xuyên làm việc ngoài trời, di chuyển ngoài trời mà không có các giải pháp che chắn phù hợp như dùng khẩu trang, khăn choàng hoặc kem chống nắng.

Môi không được dưỡng ẩm và tẩy da chết thường xuyên cũng có thể bị khô ráp nứt nẻ. Ngoài ra, khô môi còn có thể liên quan đến các yếu tố bệnh lý trong chính cơ thể bạn như bệnh chàm môi, chốc lở, nhiễm nấm men, nhiễm vi rút herpes, bệnh kawasaki hoặc rối loạn tuyến giáp… cũng như do một số loại thuốc như thuốc vitamin A axít… Do đó, khi bạn đã chăm sóc môi thật tốt mà môi vẫn khô cần thăm khám để có chẩn đoán chính xác và hướng điều trị phù hợp từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm.

kho-moi-nut-ne-1

Chia sẻ bí quyết chăm sóc môi khô tại nhà

Làn môi khô cần được chăm sóc một cách cẩn thận nhất. Và khi môi không còn bị khô bạn sẽ luôn tự tin vào bản thân mình cũng như các giao tiếp hàng ngày. Vậy nên, hãy làm theo những gợi ý sau của chúng tôi để bảo vệ, chăm sóc đôi bờ môi của mình luôn khỏe mạnh mỗi ngày nhé:

>> Tẩy trang cho môi hàng ngày để làm sạch thật sâu môi. Điều này đặc biệt quan trọng với những người thường xuyên trang điểm và sử dụng son có chứa chì.

>> Tẩy da chết cho môi định kỳ cho môi bằng những sản phẩm dành riêng cho vùng da này để lại bỏ lớp tế bào già chết giúp môi duy trì được sắc hồng tự nhiên.

>> Dưỡng ẩm thường xuyên cho môi bằng cách sử dụng các loại son dưỡng chất lượng, các nguyên liệu dưỡng ẩm tự nhiên hay mặt nạ ngủ cho môi.

>> Chú ý cân bằng nước và độ ẩm cho cơ thể bởi khi cơ thể đủ nước, đủ ẩm bạn mới mong có một làn da đẹp và một bờ môi hồng hào căng mịn.

>> Hãy từ bỏ thói quen liếm môi, hạn chế thở bằng miệng, đi ngủ sớm và ăn nhiều trái cây sẽ là những gợi ý hay để chăm sóc làn môi khỏe mạnh mỗi ngày…

Trong trường hợp bạn bị khô môi kết hợp với các triệu chứng bất thường như nổi mụn, ban đỏ hoặc mụn nước đau đớn thì hãy đến gặp các bác sĩ để được thăm khám nhằm loại bỏ nguy cơ bệnh lý. Chúc bạn luôn tự tin với một làn môi hồng hào tươi trẻ.

Đừng quên theo dõi chúng tôi để có thể cập nhật các kiến thức da liễu, thẩm mỹ nội khoa và nhận hỗ trợ khi cần thiết nhé.

PHÒNG KHÁM DA LIỄU THẨM MỸ BÁC SĨ VŨ THÁI HÀ

Địa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.

Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHa

Facebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha

Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166

nguyễn hoàng sen

nguyễn hoàng sen

Bình luận

Bài viết liên quan

Dr Thái Hà
+3
Dr Thái Hà
+5
Tư vấn
Tư vấn trực tuyến 24/70968221166
Đặt hẹn