Hotline: 0967571166

  • PHÒNG KHÁM DA LIỄU – PHẪU THUẬT THẨM MỸ – BÁC SỸ THÁI HÀ

    Cơ sở 1: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Thứ Hai - Chủ nhật

    08h30 AM - 08h00 PM
5/5 - (1 bình chọn)

Mụn rộp ở môi là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Bệnh có thể tái phát nhiều lần và tự biến mất sau khoảng một vài tuần mà không cần điều trị. Các vết mụn rộp có thể gây ra cảm giác đau rát khó chịu và khiến cho người bệnh cảm thấy thiếu tự tin. Mụn rộp ở môi và miệng cũng có thể lây lan từ người này sang người khác nên cần có các giải pháp can thiệp và phòng ngừa hiệu quả.

Mụn rộp ở môi là gì?

Mụn rộp ở môi được xem là biểu hiện bệnh lý và thường liên quan đến hoạt động của virus HSV và phổ biến nhất là HSV2. Tên đầy đủ của virus là virus herpes simplex được biết đến là tác nhân gây ra bệnh truyền nhiễm tình dục nguy hiểm chính là bệnh mụn rộp sinh dục.

Virus HSV1-2 có thể gây mụn rộp ở miệng và môi sau thời gian ủ bệnh khoảng từ 3-7 ngày kể từ khi tiếp xúc với nguồn lây. Sau đó, môi của bạn sẽ có các dấu hiệu nổi mụn nước nhỏ li ti quanh môi. Da xung quanh vết giộp thường đỏ, sưng tấy, và bị rộp. Vết rộp có thể vỡ ra, rỉ ra một chất dịch trong, và kéo vảy sau đó một vài ngày. Chúng thường lành sau một vài ngày đến 2 tuần và tái phát thành nhiều đợt trong năm.

Mụn rộp ở môi: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Nguyên nhân gây mụn rộp ở môi là gì?

Virus herpes simplex thường đi vào cơ thể thông qua vết nứt trên da xung quanh hoặc bên trong miệng. Tổn thương ở miệng có thể dễ dàng lan rộng khi mụn bị vỡ và các chất dịch dính sang vùng da xung quanh. Ngoài ra, một người có sử dụng các dụng cụ chứa virus HSV như khăn tắm, khăn mặt, bàn chải đánh răng hay dao cạo râu cũng có nguy cơ bị lây nhiễm mụn rộp ở môi.

Bên cạnh đó, nếu như bạn thực hiện các cử chỉ ôm hôn thân mật hoặc có khẩu dâm với người bị mụn rộp sinh dục hoặc mụn rộp môi thì nguy cơ miệng bị nổi mụn nước cũng sẽ là rất cao. Virus HSV có thể tồn tại trong nước bọt của người bệnh chính vì thế việc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết này là khá nguy hiểm.

Có một số ý kiến cho rằng mụn rộp môi có thể lây từ mẹ sang con. Điều này là có thể xảy ra tuy nhiên đường lây sẽ gồm việc ôm hôn trẻ nhỏ và dùng chung đồ dùng với trẻ. Virus không tồn tại trong tuyến sữa mẹ nên việc nuôi con bằng sữa mẹ là tuyệt đối an toàn bạn nhé.

Triệu chứng mụn rộp ở môi thường gặp

Trong thời gian ủ bệnh (3-7 ngày tùy từng cơ địa) thì virus sẽ không gây ra bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Sau khi phát bệnh các triệu chứng đầu tiên có thể xuất hiện gồm tình trạng đau xung quanh miệng và môi, sốt, đau họng, hay sưng các tuyến ở cổ và các phần khác của cơ thể.           

Ở nhóm bệnh nhân là trẻ nhỏ đôi khi chảy nước dãy khi bệnh xuất hiện. Sau khi vết rộp xuất hiện, bệnh thường lan rộng, chảy nước mủ trong, kéo vảy và biến mất sau đó từ một vài ngày đến 2 tuần. Đối với một số người, bệnh rộp môi có thể rất đau đớn nhất là khi các tổn thương mụn rộp miệng lan rộng và gây ra tình trạng lở loét trên môi.        

Một số người mang virus HSV nhưng lại không mắc bệnh sẽ không có triệu chứng. Điều này có thể giải thích cho việc sức đề kháng tự nhiên của họ rất cao và virus không có thời cơ để gây ra các triệu chứng mụn rộp môi, miệng…

Chẩn đoán và điều trị mụn rộp sinh dục

Bác sĩ chuyên khoa da liễu sẽ là người đưa ra những chẩn đoán chính xác về mụn rộp ở môi. Điều này có thể được tiến hành thông qua việc đặt một vài câu hỏi liên quan đến bệnh, khả năng tiếp xúc với nguồn lây. Trong trường hợp muốn chắc chắn hơn về nguy cơ bị bệnh bạn sẽ cần thực hiện một vài xét nghiệm để tìm ra sự có mặt của virus HSV trong cơ thể. Xét nghiệm có thể là máu hoặc dịch tiết lấy từ các vết mụn nước trên môi.

Hiện chưa có giải pháp điều trị triệt để mụn rộp ở môi. Thường được áp dụng nhiều nhất chính là dùng thuốc kháng virus đường bôi theo chỉ dẫn của các bác sĩ. Thuốc được kê đơn phổ biến nhất trong điều trị mụn rộp sinh dục và mụn rộp môi là acyclovir. Liều lượng và thời gian sẽ được bác sĩ quy định tùy theo tình trạng bệnh lý.

Mụn rộp ở môi: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Tuy nhiên, xin nhấn mạnh một điều là Virus herpes simplex gây bệnh mụn rộp môi không thể chữa được hoàn toàn. Sau khi bạn nhiễm bệnh, virus lưu lại cơ thể trong suốt quãng đời còn lại của bạn và nó sẽ tái phát nhiều lần nếu có các điều kiện cho phép. Ví dụ như bạn bị căng thẳng quá mức, sức đề kháng bị suy yếu hoặc mắc các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch.

Và để có thể phòng trị hiệu quả mụn rộp ở môi, các bác sĩ Dr.thaiha xin đưa ra cho bạn một vài lời khuyên hữu ích sau:

* Tránh tiếp xúc với chất dịch của cơ thể nhiễm bệnh.

* Tránh dùng chung dụng cụ ăn uống hay đồ dùng cá nhân với người khác.

* Tránh căng thẳng mệt mỏi và bị stress quá mức.

* Luôn dùng son dưỡng môi và kem chống nắng. 

* Hãy đảm bảo rửa tay thường xuyên, và cố gắng không chạm vào vết giộp.

Và cuối cùng là bạn nên nói với bác sĩ nếu bạn bị bệnh mụn rộp môi thường xuyên để tìm ra một phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Liên hệ ngay với Dr.thaiha để được các chuyên gia da liễu tư vấn thêm về cách phòng trị mụn rộp môi miệng an toàn và hiệu quả nhất bạn nhé! Chúc bạn luôn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!

Đừng quên theo dõi chúng tôi để có thể cập nhật các kiến thức da liễu, thẩm mỹ nội khoa và nhận hỗ trợ khi cần thiết nhé.

PHÒNG KHÁM DA LIỄU THẨM MỸ BÁC SĨ VŨ THÁI HÀ

Địa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.

Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHa

Facebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha

Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166

Administrator

Administrator

Bình luận

Bài viết liên quan

Dr Thái Hà
+3
Dr Thái Hà
+5
Tư vấn
Tư vấn trực tuyến 24/70968221166
Đặt hẹn