Rate this post Viêm da cơ địa là một bệnh lý mạn tính của ...
Nhiều người cho rằng trẻ bị nấm cứt trâu là do cha mẹ không giữ vệ sinh cho trẻ khiến da đầu của trẻ có các mảng nấm da đầu. Tuy nhiên sự thật không phải như thế bởi nấm cứt trâu là một biểu hiện của viêm da tiết bã có liên quan đến hoocmon từ người mẹ. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu chi tiết về bệnh để có thể có giải pháp phòng trị dứt điểm.
Contents
Nấm cứt trâu là tên gọi dân gian mà chúng ta thường dùng để chỉ hiện tượng nấm da đầu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây được xem là bệnh da liễu thường gặp và là dạng bệnh lành tính có thể tự khỏi sau ít tháng xuất hiện. Nấm cứt trâu không gây ra những nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó lại khiến cho nhiều bậc phụ huynh phải lo lắng, bất an.
Có nhiều ý kiến cho rằng trẻ nhỏ bị nấm cứt trâu là do cha mẹ không chăm sóc bé sạch sẽ. Song song với đó, có nhiều ý kiến khác lại cho rằng nấm cứt trâu là do nhiễm trùng hoặc cơ địa dị ứng. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu khoa học nào xác nhận điều này bởi trên thực tế cơ chế hình thành nấm cứt trâu là khác.
Trong y khoa, nấm cứt trâu được xem là một dạng biểu hiện của bệnh viêm da tiết bã ở trẻ nhỏ. Bệnh có liên quan đến hormone sinh dục của người mẹ qua đường nhau thai vào trong cơ thể của trẻ và tồn tại đến khoảng tháng thứ 6 của cuộc đời tác động trên vùng da có nhiều tuyến bã như đầu và mặt
Khi các bã nhờn này tiết ra kết dính với số lượng lớn các tế bào chết sẽ làm cản trở quá trình bong tróc của các tế bào này và tạo thành các mảng bám bẩn trên da bé. Thường là các vẩy ẩm màu vàng nhạt, đôi khi có thể nâu, bám thành các mảng và có thể xếp chồng lên nhau dẫn đến nguy cơ bội nhiễm, mưng mủ. Do đó, cha mẹ cần chăm sóc và vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là không cố bóc hay cẩy vảy đó ra để có thể không làm nặng tình trạng bệnh lên.
Nhiều bậc phụ huynh cho rằng nấm cứt trâu chỉ phát triển ở da đầu của trẻ nhỏ và đây là một suy nghĩ sai lầm. Các bác sĩ da liễu cho biết, viêm da tiết bã ở trẻ nhỏ có xuất hiện ở nhiều vùng da khác nhau nhưng nhiều nhất vẫn là da đầu với các dấu hiệu vảy đóng thành từng mảng nứt nẻ. Da của trẻ có thể bị sưng đỏ, trẻ sẽ quấy khóc và tỏ ra khó chịu…
Ngoài ra, các vùng da khác như mặt cũng có thể bị nấm cứt trâu. Cha mẹ cần đặt biệt chú ý đến vùng da dưới mang tai của trẻ bởi đây chính là nơi dễ bị nấm cứt trâu nhất. Sau khi phát hiện con có dấu hiệu nấm cứt trâu các bậc phụ huynh cần chú ý hơn đến việc giữ vệ sinh cho bé đồng thời cần thực hiện tốt các giải pháp phòng trị bệnh.
Nấm cứt trâu là dạng viêm da tiết bã lành tính và có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong thời gian này bệnh có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của các em bé. Do đó, cha mẹ cần giúp trẻ làm tốt các phương án phòng trị bệnh mà chúng tôi chia sẻ sau:
Chúng tôi cũng mách nhỏ bạn một cách có thể giúp loại bỏ các mảng bám bẩn trên da của trẻ đó là sử dụng dầu dừa và dầu oliu. Hãy sử dụng các loại dầu tự nhiên này để thoa nhẹ nhàng trên da của bé trong khoảng 30 phút trước khi tắm gội. Dầu tự nhiên sẽ có tác dụng làm mềm các mảng bám và khi này cha mẹ có thể nhẹ nhàng lấy chúng ra khỏi làn da của trẻ.
Cần chú ý là tuyệt đối không được cố tình cậy các mảng bám trên da bởi hành động này có thể khiến da của trẻ bị tổn thương. Cũng tuyệt đối không được dùng sữa mẹ để bôi lên vùng da bị cứt trâu bởi điều này sẽ gây chú ý cho các loại côn trùng như muỗi, kiến và sẽ gây hại cho sức khỏe của trẻ…
Nếu bạn cần được tư vấn về nấm cứt trâu hay các dạng bệnh da liễu ở trẻ nhỏ khác, hãy liên hệ với Dr.thaiha để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết hơn.
Địa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.
Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHa
Facebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha
Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166
Bình luận