5/5 - (1 bình chọn) Viêm da cơ địa ở tay là một bệnh ...
Zona là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do siêu Vi trùng có ái tính với thần kinh gây nên. Virus từ ngoài da và niêm mạc chạy dọc theo dây thần kinh đến hạch thần kinh. Theo một ý kiến khác thì Virus ký sinh ở niêm mạc mũi, miệng (đặc biệt ở họng và Amydal), gặp điều kiện thuận lợi vào máu tới dây thần kinh và da. Đây là dạng bệnh da liễu nguy hiểm cần được kiểm soát ngay để đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh nhất.
Contents
Zona là bệnh da liễu khác phổ biến hiện nay và được xếp vào dạng bệnh nguy hiểm bởi có khả năng lan mạnh trên da, ảnh hưởng đến hệ thần kinh và có thể phá hủy làn da của người bệnh. Ai cũng có thể mắc zona thần kinh những sẽ gia tăng nguy cơ khi có các yếu tố thuận lợi như:
– Sau một nhiễm trùng cấp tính như: Sởi, cúm, viêm phổi, sốt rét.
– Người già hay những người suy giảm miễm dịch do bệnh tật.
– Người bị mắc bệnh đái tháo đường
– Leucose cấp bệnh Goutte, sau các bệnh gan, mật
– Người đang điều trị bệnh bằng chiếu tia kéo dài
– Người bị chấn thương thần kinh, cột sống…
Hiện nay đa phần các trường hợp bị zona thần kinh tấn công đều là người có tuổi, người gia và người có tiền sử mắc bệnh thủy đậu trước đó. Ở Việt nam chưa có một số liệu thống kê về tình hình dịch tễ của bệnh, nhưng chỉ tính riêng ở phòng khám Viện Da liễu, hàng năm có tới hàng trăm người bị bệnh zona tới khám và điều trị, trong đó số người nhiễm HIV ở những bệnh nhân này ngày một tăng.
Còn ở Mỹ hàng năm theo Klaus Wolff bệnh zona xuất hiện ở người trên 50 tuổi chiếm 60%, 5% ở những đứa trẻ dưới 15 tuổi. Bệnh có thể phát triển tất cả các mùa trong năm chính vì thế chúng ta cần thật đề phòng.
Thời gian ủ bệnh và khởi phát bệnh
– Thời kỳ ủ bệnh zona thần kinh chưa được xác định rõ ràng nhưng theo nhiều ý kiến thì khoảng thời gian này sẽ rơi vào từ 7 đến 12 ngày tùy theo từng thể trạng của người bệnh.
– Thời gian khởi phát bệnh sẽ là vài ngày trước khi nổi tổn thương bệnh nhân sốt nhẹ, mệt mỏi, đau rát vùng sắp nổi tổn thương, có thể có sưng hạch lân cận.
Các triệu chứng toàn phát
Đây là thời điểm mà chúng ta dễ dàng nhận ra mình có bị zona thần kinh hay không bởi các triệu chứng bệnh đã được thể hiện ra ngoài hoàn toàn. Bạn có thể sẽ thấy những dấu hiệu sau:
– Tổn thương bắt đầu bằng những dát đỏ, gờ hơi cao, thường là hình bầu dục, sắp xếp dọc theo một dây thần kinh. Tổn thương có thể đứng riêng rẽ nhau hoặc liên kết lại với nhau thành một dải, dừng lại ở đường giữa của cơ thể.
– Sau vài giờ, các mụn nước sẽ xuất hiện và hình dạng của mụn sẽ là trong suốt, căng. Trên các dát đỏ, các mụn nước đục dần, một số liên kết với nhau và trở thành những phỏng nước lớn giống như các mảng da bị bỏng nhiệt.
– Sau 4-5 ngày, các mụn nước, bọng nước teo lại rồi khô dần, để lại những vảy tiết nhỏ, màu vàng ngả nâu. Nền đỏ nhạt dần, xẹp xuống và trở thành màu nâu. Một số mụn nước và nhất là các bọng nước vỡ ra, có thể tạo thành những ổ loét khá sâu trên da và điều này sẽ để lại sẹo vĩnh viễn gây mất thẩm mỹ của da.
– Ở vùng da lành cùng phía với tổn thương, đôi khi có một vài mụn nước lưu vong, Ít xuất hiện các mụn lưu vong ở phía đối diện.
Ngoài ra, các dấu hiệu zona thần kinh khác có thể là tình trạng viêm hạch lân cận xuất hiện sớm, trước hoặc sau tổn thương da, gây đau. Các rối loạn cảm giác tuy không phải bệnh nhân nào cũng có, song rất hay gặp. Các cơn đau nhức nhối thần kinh, có lan ra xa các điểm đau cố định, tồn tại lâu dài, cảm giác nóng rát ở nông trên vùng da sắp xuất hiện hoặc đã xuất hiện các mụn nước. Ở người trẻ, thường chỉ đau nhẹ hoặc không đau; trái lại ở người già triệu chứng đau đặc biệt dữ dội và tồn tại lâu.
Bên cạnh các rối loạn cảm giác ngoài da (tê xen kẽ với quá cảm ở trên các đám thương tổn), còn có thể gặp các rối loạn về phản xạ da, hoặc đôi khi chứng liệt (liệt cơ liên sườn, liệt các dây thần kinh sọ não, nhất là dây VII), liệt rễ thần kinh các chi. Hiện tượng teo cơ, rối loạn giao cảm, viêm tuỷ lan ngược gây tử vong cũng có thể gặp trong một số trường hợp.
Triệu chứng toàn thân
Các triệu chứng zona thần kinh không giống nhau và sẽ thay đổi tuỳ từng trường hợp. Nhưng điển hình nhất và dễ gặp nhất vẫn là tình trạng Sốt, mệt mỏi, kém ăn, đôi khi có rối loạn tiêu hoá, hô hấp, tim mạch…
Phân theo hình thái tổn thương gồm:
– Thể dát đỏ: Chỉ có dát đỏ không có mụn nước, bọng nước.
– Zona xuất huyết: Có các bọng nước xuất huyết, thường gặp ở người già, những người suy giảm miễn dịch.
– Zona hoại tử: Sau khi bọng nước vỡ ra để lại các vết loét sâu, rất khó lành.
Phân theo vị trí tổn thương gồm:
– Zona liên sườn và ngực bụng: Các mụn nước sắp xếp ở một bên ngực, theo dây thần kinh liên sườn.
– Thể zona ngực–cánh tay, các thương tổn sắp xếp ở phần trên ngực và chạy dọc theo mặt trong cánh tay.
– Zona cổ (đám rối cổ nông) và zona cổ–cánh tay khu trú ở cổ, vai, mặt trong chi trên.
– Thể zona đỉnh đầu–cổ, chạy từ gáy lên da đầu và vành tai.
– Zona thắt lưng–bụng, sinh dục-đùi, zona đùi, zona cánh tay hiếm gặp hơn.
– Zona toàn thân: Tổn thương lan toả, rải rác khắp toàn thân, hay gặp ở người già, đặc biệt là những người nhiễm HIV/AIDS.
– Zona mắt: Liên quan đến nhánh mắt của dây thần kinh tam thoa (dây V). Các thương tổn xuất hiện ở trán, mi trên, góc trong của mắt, cánh mũi và cả niêm mạc mũi.
Trong đó, zona mắt được xem là nguy hiểm nhất bởi những biến chứng mắt, từ viêm màng tiếp hợp, chảy nước mắt đến viêm giác mạc, đục giác mạc làm mù mắt, loét và thủng giác mạc, rối loạn đồng tử, và có khi teo cả gai mắt. Tuy nhiên các biến chứng trầm trọng này thường rất hiếm, nhưng phải chú ý, nhất là khi xuất hiện tê ở giác mạc và đau dữ dội ở mắt. Triệu chứng đau quanh hố mắt thường tồn tại lâu dài trong thể bệnh này.
Chẩn đoán tế bào học(dịch trong bọng nước) sẽ cho biết trong đó có tế bào gai lệch hình hoặc tế bào gai nhân khổng lồ hay không. Đây là dạng xét nghiệm có thể dùng cho mọi trường hợp ghi mác bệnh. Ngoài ra, bạn có thể được chỉ định test HIV để phát hiện nhiễm HIV/AIDS hay không.
Chẩn đoán xác định được thực hiện bởi bác sĩ thông qua các dấu hiệu đặc trưng của bệnh. Đó là tổn thương cơ bản là các bọng nước, mụn nước, tập trung thành từng đám, ở một bên theo đường đi của các dây thần kinh, kèm theo có đau và sưng hạch lân cận.
Chẩn đoán phân biệt sẽ được chỉ định để phân biệt zona thần kinh với các bệnh da liễu khác như:
– Bệnh Herpes: Vị trí thương tổn đặc biệt, thường không có hạch, ít đau, hay tái phát.
– Thuỷ đậu: Cần phân biệt với zona lan toả. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và không có sưng hạch, bạch cầu hạ, không có thương tổn hoại tử hoặc xuất huyết hướng ta đến bệnh thuỷ đậu.
– Viêm da tiếp xúc: Nhất là viêm da tiếp xúc do côn trùng như kiến ba khoang cũng gây ra các vết thương tương tự như zona nhưng thời gian hồi phục của da sẽ nhanh hơn…
Điều trị tại chỗ bao gồm việc dùng các thuốc sát khuẩn: Dung dịch Milian, dung dịch Castellani, đỏ Eosin. Dùng kẽm Acyclovir sẽ rất tốt khi mới xuất hiện thương tổn. Thuốc dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Điều trị toàn thân có thể sử dụng Acyclovir 800mg/lần, dùng 5 lần 1 ngày trong khoảng 7 ngày liên tục. Trong những trường hợp nặng như: Loét, tổn thương có xuất huyết đau nhiều, tổn thương ở mắt có thể kết hợp giữa Acyclovir với cocticoit
Ngoài ra người bệnh còn có thể được chỉ dẫn dùng thuốc giảm đau không phải Steroid như: Asperin, Paradol, Anagin và các thuốc an thần. Kết hợp với vitamin liều cao, đặc biệt vitamin nhóm B để giúp hồi phục vết thương nhanh chóng.
Về phòng bệnh thì cách tốt nhất là chúng ta nên kết hợp tiêm phòng thùy đậu hay các bệnh có liên quan đến zona thần kinh như sởi, cúm theo khuyến cáo của Bộ y tế đưa ra. Đồng thời, cần chủ động phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh zona để tránh biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
Chúc bạn mạnh khỏe hơn mỗi ngày!
Địa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.
Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHa
Facebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha
Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166
Bình luận