Hotline: 0967571166

  • PHÒNG KHÁM DA LIỄU – PHẪU THUẬT THẨM MỸ – BÁC SỸ THÁI HÀ

    Cơ sở 1: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Thứ Hai - Chủ nhật

    08h30 AM - 08h00 PM
5/5 - (1 bình chọn)

Hỏi: Thưa bác sĩ, tôi vừa sinh em bé được 3 tháng nhưng khoảng 1 tuần trở lại đây da cháu có dấu hiệu bị nổi ban. Đặc biệt là vùng da mặt bỗng đỏ hơn và cháu có vẻ khó chịu, quấy khóc nhưng không nhiều lắm. Tôi có lên mạng tìm hiểu và được biết đây là biểu hiện của nhiều bệnh trong đó có bệnh viêm da tiết bã và chàm da. Vậy xin bác sĩ tư vấn tôi cách phân biệt hai bệnh này và tôi có cần cho bé đi thăm khám hay không?

phan-biet-viem-da-tiet-ba-va-cham-o-tre-nho

Bác sĩ chuyên khoa da liễu trả lời:

Bác sĩ chia sẻ cách phân biệt viêm da tiết bã và chàm da

Chào bạn, tình trạng nổi ban ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không còn hiếm gặp. Đa số trẻ sẽ mắc phải dấu hiệu này nhưng vấn đề sẽ được kiểm soát và nó không có gì nguy hiểm. Trước hết, để có thể chăm sóc và cải thiện tình trạng nổi ban bạn hãy vệ sinh sạch sẽ vùng da đó cho trẻ và cố gắng tăng cường dưỡng ẩm cho trẻ.

Về vấn đề nổi ban cho viêm da tiết bã hay bệnh chàm (chàm thể tạng-viêm da cơ địa)chúng ta sẽ khó có thể đưa ra câu trả lời nếu chưa có sự thăm khám, chuẩn đoán cụ thể. Do đó, các bác sĩ sẽ không loại trừ khả năng bé nhà bạn bị mắc bệnh bởi trên thực tế hai bệnh này rất thường gặp và dễ gây lẫn lộn, hoặc chồng chéo lên nhau.

>> Viêm da tiết bã được cho là do tác động của hormone. Đó là hormone sinh dục của người mẹ qua đường nhau thai vào trong cơ thể của trẻ và tồn tại đến khoảng tháng thứ 6 của cuộc đời trên vùng da có nhiều tuyến bã. Do vậy, trong khoảng thời gian trẻ có thể bị trứng cá hoặc viêm da tiết bã. Nó sẽ khiến cho da của trẻ bị tiết nhiều chất bã tạo vẩy màu vàng ẩm (ở trên da đầu dân gian hay gọi là “cứt trâu”), nổi ban dạng mụn đỏ, bề mặt có thể khô nhám. Vùng da hay gặp thường ở dái tai, da sau tai, nếp da cổ và nách, da ở hai bên mũi, vùng đầu, mặt, đôi khi ở vùng da mang tã

Nếu theo dân gian chúng ta có thể gọi dạng viêm da tiết bã này là nấm cứt trâu. Bệnh thường xảy ra ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi và có khả năng thường tự hết trong vài tuần tới vài tháng. Điều trị viêm da bã nhờn khá đơn giản, cha mẹ chỉ cần làm sạch da bé một cách nhẹ nhàng để các mảng bám trên da bong tự nhiên. Tuyệt đối không được cố bóc các vẩy và chà xát mạnh vùng bị bệnh.

>> Chàm da  (chàm thể tạng-viêm da cơ địa) ở trẻ thường xuất hiện với dấu hiệu da khô, có thể dát đỏ và nặng hơn là mụn nước và chảy dịch Các thương tổn thương này thường xuất hiện ở vùng 2 má và cằm (gọi là hình móng ngựa) đôi khi có thể bị toàn thân, ở mặt duỗi các chi hoặc nếp gấp tùy theo lứa tuổi, nhưng đa phần liên quan đến vùng da hở. Các tổn thương này thường gây ngứa khó chịu cho trẻ biểu hiện là trẻ hay dụi, ngọ nguậy thậm chí là quấy khóc.

Chàm da là bệnh cơ địa, liên quan đến các cơ địa dị ứng như viêm da cơ địa, hen phế quản, viêm mũi dị ứng … Bệnh có thể tự thuyên giảm theo thời gian, nhưng rất dễ tái phát. Hiện nay, có một số bà mẹ trẻ đang mắc sai lầm khi dùng sữa mẹ để bôi lên vùng da của trẻ bị tổn thương. Điều này được giới chuyên gia cảnh báo là nguy hiểm bởi nó có thể thu hút các loại côn trùng có hại như kiến và làm gia tăng tình trạng viêm da, nhiễm trùng da của bé nhé…

Với bệnh này, việc quan trọng nhất là dưỡng ẩm và tránh các yếu tố nặng bệnh, như các hóa chất, đồ len, nước nóng, quản lý bệnh đúng và tốt nhất….

phan-biet-viem-da-tiet-ba-va-cham-o-tre-nho-1

Khi nào mẹ cần cho trẻ thăm khám bác sĩ?

Cả viêm da tiết bã và chàm da ở trẻ đều là dạng bệnh lành tính và có khả năng tự khỏi. Tuy nhiên, nếu chúng ta không có giải pháp điều trị tích cực thì các biểu hiện của bệnh gây ra có thể ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống của trẻ. Trẻ có thể khó chịu, quấy khóc nhiều hơn và từ đó chán ăn, giảm cân nhanh chóng.

Do đó, các bác sĩ khuyến cáo khi da của trẻ có các triệu chứng nổi ban đỏ bất thường các bậc phụ huynh cần nghĩ ngay đến việc thăm khám chuyên khoa để nhận được những tư vấn điều trị từ người có kinh nghiệm. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc bôi, các loại nước tắm chữa bệnh tại nhà để đề phòng biến chứng.

Trong trường hợp trẻ có kèm theo các triệu chứng bất thường sau thì cần cho trẻ thăm khám gấp:

– Bé có kèm các triệu chứng khác như sốt, bỏ bú, lừ đừ, viêm da, chảy dich…

– Da có các mụn mủ to, hay bóng nước, hay vết loét trên nền da đỏ…

Trong trường hợp của con bạn, trước hết hãy cho bé đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và kiểm tra cụ thể. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến việc giữ vệ sinh da cho trẻ, không lạm dụng quá nhiều dầu gội sữa tắm cho bé và đặc biệt là cần phải chú ý đến việc dưỡng ẩm thường xuyên cho da để có thể cải thiện tình trạng ban đỏ do viêm da tiết bã và chàm da gây ra.

Cuối cùng, Dr.thaiha xin chúc em bé mau khỏe mạnh và ngoan ngoãn.

Đừng quên theo dõi chúng tôi để có thể cập nhật các kiến thức da liễu, thẩm mỹ nội khoa và nhận hỗ trợ khi cần thiết nhé.

PHÒNG KHÁM DA LIỄU THẨM MỸ BÁC SĨ VŨ THÁI HÀ

Địa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.

Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHa

Facebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha

Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166

nguyễn hoàng sen

nguyễn hoàng sen

Bình luận

Bài viết liên quan

Dr Thái Hà
+3
Dr Thái Hà
+5
Tư vấn
Tư vấn trực tuyến 24/70968221166
Đặt hẹn