Hotline: 0967571166

  • PHÒNG KHÁM DA LIỄU – PHẪU THUẬT THẨM MỸ – BÁC SỸ THÁI HÀ

    Cơ sở 1: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Thứ Hai - Chủ nhật

    08h30 AM - 08h00 PM
Rate this post

Dù được các chuyên gia đánh giá rất cao về độ an toàn nhưng đôi khi tiêm filler vẫn có thể xảy ra biến chứng. Một trong những vấn đề thường gặp nhất chính là tiêm filler bị vón cục làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân và giải pháp để khắc phục vấn đề này nhé!

Tiêm filler vón cục là do đâu?

Filler vón cục là một trong những nỗi lo lắng của chị em phụ nữ khi lựa chọn làm đẹp cùng với chất làm đầy. Tuy nhiên, tình trạng này đang xảy ra ngày một nhiều hơn với hàng loạt các ca biến chứng cần được bác sĩ chuyên khoa xử lý. Thậm chí, có nhiều ca tiêm filler má bị vón cục, tiêm filler mũi bị vón cục phá hủy gương mặt của khách hàng khi không thể khôi phục hoàn toàn.

Tiêm filler môi, má, mũi bị vón cục có sao không

Theo các bác sĩ tại Phòng khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà, tình trạng tiêm filler vón cục thường xuất phát từ những lý do sau:

Chất làm đầy kém chất lượng

Ai cũng biết filler được cấu tạo từ axit hyaluronic và nó khá an toàn với sức khỏe con người khi được tiêm đúng kỹ thuật. Tuy nhiên, hiện nay vì lợi nhuận mà nhiều cơ sở thẩm mỹ, spa đã sử dụng filler kém chất lượng hay sản phẩm khác không phải là filler khiến cho sản phẩm không tự đào thải ra bên ngoài.

Đáng chú ý nhất là sử dụng silicon lỏng để thay thế filler hay pha lẫn với filler nhằm giảm chi phí. Ngay sau khi tiêm vật lạ vào môi, cơ thể sẽ phản ứng lại và khiến nó vón cục tại một chỗ. Nguy hiểm hơn có thể là tình trạng hoại tử, phá hủy nhan sắc của bạn.

Sử dụng quá nhiều chất làm đầy

Filler không phải cứ tiêm là đẹp và cứ dùng nhiều là sẽ đẹp như ý muốn. Mỗi bộ phận khác nhau sẽ có lượng filler phù hợp khác nhau chính vì thế khi bạn tiêm filler với lượng quá nhiều sẽ gây ra tình trạng tiêm filler mũi/ má/ môi bị vón cục lớn nhỏ khác nhau.

Và hiện nay, chỉ có các bác sĩ chuyên khoa có tay nghề mới có thể xác định chính xác lượng filler bao nhiêu là đủ cho một vùng tiêm. Và cũng chỉ khi bạn sử dụng chất làm đầy với lượng vừa đủ mới tránh các biến chứng chèn ép vào mạch máu, cá tiêm filler sẽ an toàn và hiệu quả hơn.

Kỹ thuật tiêm không tốt

Tiêm filler má bị vón cục còn có thể là do kỹ thuật tiêm không đúng. Việc tiêm nhầm vào mạch máu khiến máu đông tích tụ làm toàn bộ vùng này bị căng cứng, vón cục lại. Nếu tiêm quá sâu hoặc tiêm nhầm vào dây thần kinh ở mô mềm trong miệng có thể phải gánh chịu hậu quả nặng nề, nguy hiểm đến tính mạng.

Do đó, để có thể loại trừ khả năng này lời khuyên dành cho bạn là hãy tìm đế các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được các bác sĩ thực hiện thẩm mỹ an toàn. Không để cho những người không có tay nghề, không nắm được kỹ thuật thực hiện tiêm filler cho bạn.

Nhiễm trùng sau tiêm filler

Các dụng cụ tiêm filler, phòng khám không sạch sẽ hoặc chăm sóc sau khi tiêm filler môi không đảm bảo có thể khiến vết thương hở bị nhiễm trùng, lở loét, sưng tím và vón cục. Vậy nên, yêu cầu khi tiêm filler là phải đảm bảo các yếu tố vô trùng về con người, dụng cụ, phòng thủ thuật để tránh tiêm filler mũi bị vón cục nhé…

Tiêm filler bị vón cục có sao không, cần làm gì?

Tiêm filler vón cục không những ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe. Dấu hiệu của phản ứng dị ứng đáng chú ý sau tiêm filler có thể bao gồm đỏ, ngứa hoặc sưng ở vùng tiêm. Tình trạng này gia tăng theo thời gian và nếu không được kiểm soát sẽ dẫn đến hoại tử, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Do đó, nếu bạn cảm thấy mình tiêm filler vón cục hãy massage nhẹ nhàng có thể giúp làm dịu các cục u và vết sưng sau khi tiêm. Tuy nhiên, bạn không nên massage quá mạnh bởi có thể khiến chất filler lan ra dẫn đến hậu quả không mong muốn. Ăn uống khoa học cũng có thể giảm thiểu biến chứng liên quan.

Tiêm filler môi, má, mũi bị vón cục có sao không

Tuy nhiên, hầu hết các ca vón cục filler sẽ đều không tự biến mất. Do đó, bạn hãy đến cơ sở y tế thẩm mỹ để được bác sĩ giải quyết vấn đề theo 3 gợi ý sau:

️🤹 Chỉ định cho khách hàng sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm nếu như tình trạng tiêm filler má bị vón cục nhẹ.

️🤹 Tiêm chất làm tan filler hyaluronidase – một loại enzyme có tác dụng hòa tan axit hyaluronic trong thuốc tiêm filler giúp môi/ má/ mũi trở lại hình dáng ban đầu.

️🤹 Trường hợp u cục có nguy hại đến sức khỏe, bệnh nhân sẽ được thực hiện một cuộc tiểu phẫu để nạo vét filler và đây là phương án cuối cùng được chỉ định…

Lựa chọn thông minh để bạn tránh tiêm filler bị vón cục và câu hỏi tiêm filler môi bị vón cục có sao không chính là sử dụng các dịch vụ thẩm mỹ chất lượng. Dr.thaiha sẽ giúp bạn làm đẹp an toàn với sự an tâm tuyệt đối. Cam kết mang đến cho quý khách hàng sự hài lòng ngay từ lần trải nghiệm đầu tiên.

Tại Dr.thaiha, kỹ thuật tiêm filler được thực hiện bởi TS.BS. Vũ Thái Hà với những cam kết sau:

️ Không sưng, ko đau, ko bầm, ko để lại biến chứng

️ Thẩm mỹ một cách tự nhiên như chưa hề chỉnh sửa

️ Căn chỉnh tỉ lệ vàng khuôn mặt của mỗi người

️ Làn da thay đổi mềm mại, căng mọng và tự nhiên

️ Chế độ bảo hành dài hạn và cam kết không cần nghỉ dưỡng…

Nếu bạn muốn làm đẹp an toàn, hãy lựa chọn team #Dr.thaiha, chắc chắn bạn sẽ hài lòng ngay từ lần trải nghiệm đầu tiên.

 Facebook https://www.facebook.com/BSVuThaiHa/
 Website: http://drthaiha.vn/
 Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166

Đừng quên theo dõi chúng tôi để có thể cập nhật các kiến thức da liễu, thẩm mỹ nội khoa và nhận hỗ trợ khi cần thiết nhé.

PHÒNG KHÁM DA LIỄU THẨM MỸ BÁC SĨ VŨ THÁI HÀ

Địa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.

Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHa

Facebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha

Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166

Administrator

Administrator

Bình luận

Bài viết liên quan

Dr Thái Hà
+3
Dr Thái Hà
+5
Tư vấn
Tư vấn trực tuyến 24/70968221166
Đặt hẹn