Rate this post Viêm da cơ địa ở tay là một bệnh lý da ...
Vảy nến là bệnh da liễu mạn tính, tồn tại suốt đời, tiến triển từng đợt. Bệnh thường không làm giảm tuổi thọ bệnh nhân, nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Muốn điều trị hiệu quả chúng ta cần phải có chiến lược điều trị lâu dài và phù hợp. Ngay sau đây sẽ là hướng điều trị vảy nến được Phòng khám Dr.thaiha chia sẻ.
Điều trị vảy nến gồm hai giai đoạn:
– Giai đoạn tấn công có thể lựa chọn các phương pháp điều trị tại chỗ, toàn thân hoặc phối hợp cả hai nhằm xoá sạch tổn thương.
– Giai đoạn duy trì sự ổn định, giữ cho bệnh không bùng phát. Điều quan trọng là phải tư vấn cho bệnh nhân hiểu rõ về bệnh vảy nến để phối hợp với thầy thuốc khi điều trị cũng như dự phòng bệnh bùng phát.
Hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh vảy nến. Nhưng nếu vận dụng và phối hợp các phương pháp điều trị một cách hợp lý cùng với việc bệnh nhân tuân thủ các chỉ định điều trị và có một chế độ sinh hoạt điều độ thì có thể duy trì được sự ổn định của bệnh…
Vitamin A acid (Soriatane): liều thông thường từ 25- 30 mg/ngày. Tuy nhiên, liều phụ thuộc vào từng bệnh nhân và từng giai đoạn bệnh.
Methotrexat: liều mỗi tuần 7,5 – 10mg, uống hay tiêm bắp.
Cyclosporin A: tác dụng ức chế miễn dịch, liều khởi đầu 1,5- 2,5 mg/kg/ngày.
Các thuốc trên có nhiều tác dụng không mong muốn như gây quái thai, rối loạn chức năng gan, thận, giảm bạch cầu… Vì vậy, phải thận trọng khi chỉ định và phải theo dõi nghiêm ngặt trong quá trình điều trị.
Corticoid: Không nên sử dụng. Trong trường hợp vảy nến thể mủ trên phụ nữ có thai, có thể cân nhắc sử dụng corticoid đường toàn thân. Một số chất sinh học được nghiên cứu điều trị bệnh vảy nến hiệu quả như: secukinumab, ustekinumab…
Ixekizumab (Eli Lilly)
Cơ chế tác dụng: bản chất là kháng thể đơn dòng có nguồn gốc từ người. Đích tác dụng của thuốc là interleukin -17A (IL-17A).
Tác dụng không mong muốn: giống với brodalumab, bao gồm nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, đau khớp, phản ứng tại chỗ tiêm, giảm bạch cầu, mày đay.
Brodalumab (Amgen)
Cơ chế tác dụng: brodalumab là một kháng thể đơn dòng có nguồn gốc từ người. Thuốc gắn vào receptor của IL-17A (IL-17RA) làm cho cytokin này bị bất hoạt.
Liều dùng: thử nghiệm lâm sàng pha II sử dụng các liều 70, 140, 210, 280 tiêm hàng tháng, trong thời gian 3 tháng.
Tác dụng không mong muốn: nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, đau khớp, phản ứng tại chỗ tiêm, giảm bạch cầu, mày đay.
Ustekinumab (Stelara)
Cơ chế tác dụng: gắn vào p40 (protein chung của IL-12 và IL-23 ở người), ức chế sự biệt hóa và tăng sinh của Th1 và Th17.
Liều dùng: tiêm dưới da theo cân nặng: 45mg nếu trọng lượng dưới 100kg; 90mg nếu trọng lượng trên 100kg. Tiêm tại tuần thứ 0, thứ 4 và sau đó cứ mỗi 12 tuần.
Tác dụng không mong muốn: nhiễm khuẩn nặng, tăng nguy cơ bệnh ác tính.
Secukinumab
Cơ chế tác dụng: bản chất của secukinumab là kháng thể đơn dòng có nguồn gốc từ người, tác dụng của thuốc là interleukin-17A. IL-17A là một thành viên trong gia đình cytokin IL-17, có tác dụng kiểm soát các tế bào và hoạt hóa quá trình viêm. Ở bệnh nhân vảy nến nồng độ IL-17 cao gấp nhiều lần so với người bình thường (có thể hơn 30 lần).
Liều dùng: có thể tiêm dưới da 150 mg hàng tháng hoặc ở các tuần 1, 2, 4.
Tác dụng không mong muốn: viêm mũi họng, đau đầu, có thể làm bệnh vảy nến nặng thêm, nhiễm khuẩn, hạ bạch cầu, dị ứng.
Etanercept (Enbrel)
Cơ chế tác dụng: bản chất của etanercept là thụ thể hòa tan của TNF-α, thuốc gắn vào TNF-α làm trung hòa tác dụng của TNF-α.
Liều dùng: tiêm dưới da, 25-50 mg x 2 lần/tuần. Thường cho 50 mg x 2 lần/tuần trong 12 tuần, sau đó cho 50 mg hằng tuần.
Tác dụng không mong muốn: nhiễm khuẩn nặng, xơ cứng tủy rải rác, bệnh ác tính, làm nặng suy tim sung huyết, hội chứng giống lupus ban đỏ (kháng thể kháng ds- DNA dương tính). Không nên dùng vaccin sống.
Adalimumad (Humira)
Cơ chế tác dụng: đây là kháng thể đơn dòng tái tổ hợp hoàn toàn từ người, có đích tác dụng đặc hiệu là TNF-α kể cả TNF-α hòa tan, do đó trung hòa tác dụng của TNF-α. Thuốc được dùng để điều trị vảy nến và vảy nến thể khớp mức độ từ trung bình tới nặng.
Liều dùng: liều ban đầu là 80mg trong tuần đầu, nghỉ 1 tuần, sau đó dùng với liều 40mg hàng tuần. Chế phẩm của thuốc dưới dạng tiêm.
Tác dụng không mong muốn: phản ứng tại chỗ tiêm, nhiễm khuẩn, hội chứng giống lupus ban đỏ, làm nặng tình trạng suy tim, các biểu hiện thần kinh.
Chú ý, vảy nến được điều trị chủ yếu bằng thuốc và cho hiệu quả cao trong giai đoạn sớm của bệnh. Tuy nhiên, đơn thuốc của mỗi bệnh nhân sẽ là khác nhau và đều được kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm. Vậy nên, nếu muốn điều trị triệt để bệnh vảy nến, bạn hãy đến ngay Phòng khám Dr.thaiha để được tư vấn và hỗ trợ điều trị bệnh an toàn hơn.
Địa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.
Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHa
Facebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha
Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166
Bình luận