5/5 - (1 bình chọn) Viêm da cơ địa là một bệnh lý mạn ...
Vảy nến là bệnh da mạn tính, tồn tại suốt đời. Bệnh tiến triển từng đợt, thường không làm giảm tuổi thọ nhưng lại ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy nên, khi có các dấu hiệu vảy nến bạn cần có một chiến lược điều trị phù hợp và lâu dài. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn làm tốt điều này nên bạn hãy chủ động thăm khám càng sớm càng tốt nhé.
Theo phòng khám da liễu Thái Hà, điều trị vảy nến gồm hai giai đoạn:
– Giai đoạn tấn công có thể lựa chọn các phương pháp điều trị tại chỗ, toàn thân hoặc phối hợp cả hai nhằm xoá sạch tổn thương.
– Giai đoạn duy trì sự ổn định, giữ cho bệnh không bùng phát. Điều quan trọng là phải tư vấn cho bệnh nhân hiểu rõ về bệnh vảy nến để phối hợp với bác sĩ khi điều trị cũng như dự phòng bệnh bùng phát.
Hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh vảy nến. Nhưng nếu vận dụng và phối hợp các phương pháp điều trị một cách hợp lý cùng với việc bệnh nhân tuân thủ các chỉ định điều trị và có một chế độ sinh hoạt điều độ thì có thể duy trì được sự ổn định của bệnh, hạn chế được các đợt bùng phát, cải thiện được chất lượng cuộc sống.
Contents
Các thuốc bạt sừng bong vảy, khử oxy và chống viêm bao gồm:
– Các chế phẩm goudron (polytar bar 1%, polytar liquid 1%).
– Dithranol, anthralin, (Anaxeryl của Pháp có chứa dithranol).
– Mỡ salicylic 3-5%.
– Calcipotriol (dẫn chất của vitamin D3): Daivonex, Dovonex.
– Calcipotriol kết hợp với corticoid: Daivobet, Xamiol.
– Kem, mỡ hoặc gel vitamin A acid.
– Kem kẽm oxyd
– Mỡ, kem corticoid.
– Quang trị liệu (phototherapy)
– UVB (290-320 nm), UVA (320-400 nm), tuần 3 lần hoặc cách ngày.
– UVB- NB (311 Narrow Band): UVB dải hẹp rất có hiệu quả.
– PUVA (Psoralen + Ultraviolet A): Meladinine 0,75mg/kg uống trước 3 giờ khi chiếu UVA.
Vitamin A acid (Soriatane): liều thông thường từ 25- 30 mg/ngày. Tuy nhiên, liều phụ thuộc vào từng bệnh nhân và từng giai đoạn bệnh.
Methotrexat: Liều mỗi tuần 7,5 – 10mg dùng theo đường uống hay tiêm bắp.
Cyclosporin A: Tác dụng ức chế miễn dịch, liều khởi đầu 1,5- 2,5 mg/kg/ngày.
Lưu ý: Các thuốc trên có nhiều tác dụng không mong muốn như gây quái thai, rối loạn chức năng gan, thận, giảm bạch cầu… Vì vậy, phải thận trọng khi chỉ định và phải theo dõi nghiêm ngặt trong quá trình điều trị.
Corticoid không nên sử dụng trong điều trị vảy nến.Trong trường hợp vảy nến thể mủ trên phụ nữ có thai, có thể cân nhắc sử dụng corticoid đường toàn thân nhưng cần theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Ngoài ra, còn có một số chất sinh học được nghiên cứu điều trị bệnh vảy nến hiệu quả như: secukinumab, ustekinumab… và các loại thuốc, sản phẩm hỗ trợ nâng cao thể trạng sức khỏe như vitamin B12, C… cũng sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng trong kiểm soát tốt các dấu hiệu bệnh vảy nến.
Các thuốc sinh học trong điều trị vảy nến được chỉ định trong các trường hợp vảy nến thể mảng mức độ trung bình tới nặng, đỏ da toàn thân vảy nến, vảy nến thể mủ, viêm khớp vảy nến. Trước khi điều trị, cần làm các xét nghiệm phát hiện các bệnh nhiễm trùng và/ hoặc suy giảm miễn dịch. Có rất nhiều loại thuốc sinh học khác nhau, dựa trên cơ chế tác dụng.
Thuốc được chia thành 3 nhóm lớn như sau.
Các thuốc ức chế interleukin (IL)
Cơ chế tác dụng: Gắn vào p40 (protein chung của IL-12 và IL-23 ở người), ức chế sự biệt hóa và tăng sinh của Th1 và Th17.
Liều dùng: Tiêm dưới da theo cân nặng: 45mg nếu trọng lượng dưới 100kg; 90mg nếu trọng lượng trên 100kg. Tiêm tại tuần thứ 0, thứ 4 và sau đó cứ mỗi 12 tuần.
Tác dụng không mong muốn: Nhiễm khuẩn nặng, tăng nguy cơ bệnh ác tính.
Cơ chế tác dụng: Bản chất của secukinumab là kháng thể đơn dòng có nguồn gốc từ người, tác dụng của thuốc là interleukin-17A. IL-17A là một thành viên trong gia đình cytokin IL-17, có tác dụng kiểm soát các tế bào và hoạt hóa quá trình viêm. Ở bệnh nhân vảy nến nồng độ IL-17 cao gấp nhiều lần so với người bình thường (có thể hơn 30 lần).
Liều dùng: Có thể tiêm dưới da 150mg hàng tháng hoặc ở các tuần 1, 2, 4.
Tác dụng không mong muốn: Viêm mũi họng, đau đầu, có thể làm bệnh vảy nến nặng thêm, nhiễm khuẩn, hạ bạch cầu, dị ứng.
Cơ chế tác dụng: Brodalumab là một kháng thể đơn dòng có nguồn gốc từ người. Thuốc gắn vào receptor của IL-17A (IL-17RA) làm cho cytokin này bị bất hoạt. Thuốc được sản xuất bởi hãng Amgen và đã hoàn thành thử nghiệm lâm sàng pha III.
Liều dùng: Thử nghiệm lâm sàng pha II sử dụng các liều 70, 140, 210, 280 tiêm hàng tháng, trong thời gian 3 tháng.
Tác dụng không mong muốn: Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, đau khớp, phản ứng tại chỗ tiêm, giảm bạch cầu, mày đay.
Cơ chế tác dụng: Bản chất là kháng thể đơn dòng có nguồn gốc từ người. Đích tác dụng của thuốc là interleukin -17A (IL-17A). Thuốc được sản xuất bởi hãng Eli Lilly và đã hoàn thành thử nghiệm lâm sàng pha II.
Tác dụng không mong muốn: Giống với brodalumab, bao gồm nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, đau khớp, phản ứng tại chỗ tiêm, giảm bạch cầu, mày đay.
Cơ chế tác dụng: Gắn vào CD2 trên lympho T, ngăn chặn mối tương tác CD2-LFA3 làm các lympho T bị bất hoạt hoặc chết theo chương trình.
Liều dùng: 15mg tiêm bắp hằng tuần trong 12 tuần.
Tác dụng không mong muốn: Giảm số lượng tế bào lympho, bệnh ác tính, nhiễm khuẩn nặng. Chống chỉ định cho những người dương tính với HIV.
Cơ chế tác dụng: Bản chất của etanercept là thụ thể hòa tan của TNF-α, thuốc gắn vào TNF-α làm trung hòa tác dụng của TNF-α.
Liều dùng: Tiêm dưới da, 25-50 mg x 2 lần/tuần. Thường cho 50 mg x 2 lần/tuần trong 12 tuần, sau đó cho 50 mg hằng tuần.
Tác dụng không mong muốn: Nhiễm khuẩn nặng, xơ cứng tủy rải rác, bệnh ác tính, làm nặng suy tim sung huyết, hội chứng giống lupus ban đỏ (kháng thể kháng ds- DNA dương tính). Không nên dùng vaccin sống.
Cơ chế tác dụng: Kháng thể đơn dòng khảm có tính đặc hiệu và ái lực cao với TNF-α.
Liều dùng: Truyền tĩnh mạch trên 2 giờ, 5-10mg/kg tại các tuần 0, 2 và 6, sau đó cứ 08 tuần một lần.
Tác dụng không mong muốn: Nhiễm khuẩn nặng, xơ cứng tủy rải rác, bệnh ác tính, làm nặng suy tim sung huyết, hội chứng giống lupus ban đỏ (kháng thể kháng ds-DNA dương tính). Không nên dùng vaccin sống.
Cơ chế tác dụng: Đây là kháng thể đơn dòng tái tổ hợp hoàn toàn từ người, có đích tác dụng đặc hiệu là TNF-α kể cả TNF-α hòa tan, do đó trung hòa tác dụng của TNF-α. Thuốc được dùng để điều trị vảy nến và vảy nến thể khớp mức độ từ trung bình tới nặng.
Liều dùng: Liều ban đầu là 80mg trong tuần đầu, nghỉ 1 tuần, sau đó dùng với liều 40mg hàng tuần. Chế phẩm của thuốc dưới dạng tiêm.
Tác dụng không mong muốn: Phản ứng tại chỗ tiêm, nhiễm khuẩn, hội chứng giống lupus ban đỏ, làm nặng tình trạng suy tim, các biểu hiện thần kinh. Không sử dụng vaccin sống khi dùng thuốc. Cần sàng lọc bệnh lao và viêm gan B trước khi chỉ định thuốc…
Chú ý, thuốc trị bệnh vảy nến dùng theo chỉ dẫn chuyên khoa. Đơn thuốc được dưa đưa ra sau khi người bệnh thăm khám. Vậy nên, đừng tùy tiện áp dụng điều trị vảy nến tại nhà để tránh bệnh nặng hơn, khó kiểm soát hơn nhé!
Địa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.
Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHa
Facebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha
Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166
Bình luận