5/5 - (1 bình chọn) Cồi mụn là một khái niệm quen thuộc trong ...
Viêm nang lông là bệnh da liễu phổ biến. Bệnh do vi khuẩn, virus hoặc nấm gây ra tại vị trí các nang lông trên nhiều vùng da như nách, chân, mông, lưng, mặt, vị trí mọc râu, vùng kín, da đầu… Viêm nang lông là bệnh lành tính có thể điều trị triệt để. Tuy nhiên, nếu bạn không có phác đồ khoa học thì tình trạng viêm sẽ phát triển mạnh hơn hoặc tái phát và kèm theo đó là hàng loạt các biến chứng nguy hiểm.
Contents
Viêm nang lông hay còn gọi là viêm lỗ chân lông và bệnh ngoài da thường gặp. Biểu hiện của bệnh là các sẩn, mụn mủ, vết trầy và vảy ở cổ nang lông. Ngoài ra, tình trạng mụn nhỏ, mụn đầu trắng ở một hoặc nhiều nang lông cũng là biểu hiện của viêm nang lông.
Một số các triệu chứng bệnh thường gặp khác của viêm nang lông gồm:
Viêm nang lông là bệnh lành tính và có thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu chúng ta hiểu sai về bệnh và điều trị không đúng cách tình trạng viêm nang lông sẽ trở nên nặng hơn, tái phát khó kiểm soát. Khi đó, nang lông bị áp xe sẽ biến chứng thành nhọt, nặng hơn là nhọt cụm, ổ gà hoặc viêm mô dưới da… gây mất thẩm mỹ của da và ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.
Cứ ở đâu có lông thì ở đó đều có nguy cơ bị viêm nang lông. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, các vùng da dễ bị viêm nang lông nhất gồm:
Bệnh thường do tụ cầu trùng, trứng cá bội nhiễm, vi trùng gram âm, u mềm lây và nhiễm Demodex folliculorum ở nang lông gây ra. Biểu hiện của bệnh là mụn đỏ, mụn đầu trắng, mụn đầu đen, ngứa da và mẩn đỏ, da sần sùi…
bệnh có thể được biết đến với các tên gọi khác như viêm chân tóc, viêm nang tóc. bệnh phổ biến ở người da đầu nhiều dầu, làm việc trong môi trường nóng, ẩm và ô nhiễm. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn do tụ cầu vàng, vi khuẩn gram âm hay nấm Trichophyton.
Tình trạng viêm da, viêm nang lông ở lưng xuất hiện nhiều ở nam giới trong độ tuổi trường thành. Mà nguyên nhân thường do vệ sinh cá nhân kém, dị ứng hoặc nhiễm khuẩn, thói quen cao lông hoặc bị viêm do bẩm sinh. Các vấn đề thường liên quan đến nhiễm trùng do vi khuẩn, tụ cầu…
Cả nam và nữ giới đều có tỷ lệ mắc viêm nang lông vùng kín là ngang nhau. Bệnh thường xảy ra do vùng sinh dục không sạch sẽ, tẩy lông vùng kín, lớp sừng trên da quá dày hoặc do cơ địa của từng người. Tình trạng viêm sẽ khiến cho vùng kín nổi mẩn, ngứa ngáy khó chịu vô cùng…
Ngoài ra, viêm lỗ chân lông còn có thể xuất hiện ở các vùng da khác như bắp chân, đùi, tay mông. Triệu chứng dễ thấy là lỗ chân lông đen và có lông mọc ngược bên trong, da sần sùi kém thẩm mỹ…
Nếu tình trạng viêm nặng diễn ra sẽ khiến cho da xuất hiện các chấm đen li ti. Khi dùng tay sờ vào cảm giác không được trơn láng mà thay vào đó bạn sẽ thấy hơi rợn tay. Tình trạng viêm càng nặng thì mức độ sần của da sẽ càng cao.
Mặc dù là bệnh ngoài da lành tính như viêm nang lông vẫn có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng. Đó là khi chúng ta không thể tự kiểm soát tình trạng viêm nang lông, để bệnh phát triển mạnh hơn hoặc điều trị nhưng không hiệu quả, viêm nang lông tái phát nhiều lần. Biến chứng nhẹ có thể là tình trạng ngứa và sẹo, gây mất thẩm mỹ.
Các biến chứng nặng cần được kiểm soát kịp thời gồm:
Tuy nhiên, các bác sĩ cũng cho biết trên thực tế tình trạng viêm nang lông rất phổ biến và nó lành tính nêu như chúng ta có thể phát hiện và điều trị sớm. Bạn hoàn toàn có thể điều trị hoặc kiểm soát tốt viêm chân lông với sự hỗ trợ của các bác sĩ chuyên khoa.
Do đó, ngay khi bị viêm nang lông bệnh nhân cần thăm khám để nhận tư vấn chi tiết về vấn đề da liễu mà bạn đang gặp phải và có hướng dẫn chăm sóc da, điều trị viêm lỗ chân lông phù hợp nhất với mình.
Viêm nang lông cần được phát hiện và điều trị sớm. Tuỳ theo tình trạng viêm lỗ chân lông và các vấn đề liên quan đến thể trạng mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị khác nhau. Việc cá nhân hoá phác đồ điều trị viêm nang lông sẽ giúp cho bệnh nhân tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao hiệu quả.
Một số phương pháp điều trị viêm nang lông mà bạn có thể tham khảo gồm:
Các dụng dịch diệt khuẩn sẽ có tác dụng cuốn trôi các tác nhân gây bệnh, làm sạch các tổn thương da, hạn chế sự tiến triển của bệnh. Các dung dịch thông dụng như: Chlorhexidine 4%, Hexamidine 0,1%, Povidon – iod 0.1% được sử dụng 2 – 4 lần/ ngày để mang lại kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, cần dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khao và tránh để dunh dịch này dính vào niêm mạc như mắt, mũi, miệng.
Chỉ định sử dụng kháng sinh tại chô được bác sĩ đưa ra nhằm tiêu diệt các vi khuẩn còn bám sâu ở nang lông sau khi dùng các dung dịch sát khuẩn. Thuốc này sẽ giúp cho quá trình điều trị nhanh hơn, hạn chế nguy cơ tái phát viêm lỗ chân lông sau các đợt điều trị.
Một số loại thuốc có thể sử dụng như: thuốc mỡ Neomycin, thuốc mỡ Mupirocin, dung dịch Clindamycin, dung dịch Erythromycin… Sử dụng theo đơn kê và liệu trình kéo dài từ 7 ngày liên tiếp.
Một số loại thường dùng cho các trường hợp bị viêm nang lông như: Ciprofloxacin, Metronidazol, B – lactam, Cephalosporin, Amoxicillin,… Chỉ định với trường hợp bị viêm da nặng và cần cân đối về liều lượng. Với kháng sinh đường uống bạn không nên lạm dụng để tránh nguy cơ bị kháng kháng sinh, ảnh hưởng đến việc điều trị lâu dài.
Được chỉ định trong trường hợp viêm nang lông ở mặt do sử dụng kháng sinh đường uống trong thời gian dài. Benzoyl peroxide và thuốc có thể giúp sát khuẩn, bong lớp sừng và tróc vảy da từ đó cải thiện tình trạng viêm lỗ chân lông và cả tình trạng dày sừng nang lông. Thuốc cũng cần có kê đơn của bác sĩ chuyên khoa da liễu.
Dưới sự kết hợp giữa hai nguồn ánh sáng sinh học là ánh sáng quang phổ và sóng siêu âm cường độ cao sẽ giúp bạn điều trị hiệu quả hơn các dấu hiệu viêm nang lông. Đối với phương pháp này ta có thể áp dụng chữa viêm nang lông toàn thân mà không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như cuộc sống của bệnh nhân. IPL có thể điều trị ở các vùng vùng da nhạy cảm trên cơ thể như vùng kín hoặc mặt.
Dưới ánh sáng xung cường độ cao, vùng da có những lỗ chân lông to, xù xì sẽ được cải thiện rõ rệt. Không chỉ có khả năng điều trị, sử dụng tia laser còn tăng sức khoẻ của da từ đó tránh tình trạng viêm nang lông tái phát. Giúp da sáng mịn hơn, kích thích collagen phát triển, giúp da săn chắc, đàn hồi và khỏe mạnh hơn.
Thông thường, phác đồ điều trị viêm nang lông thường là dùng thuốc bôi tại chỗ kết hợp với chăm sóc, bảo vệ da một cách toàn diện. Tuy nhiên, viêm nang lông là bệnh có khả năng tái phát rất cao chính vì thế bác sĩ sẽ thường yêu cầu bệnh nhân thực hiện tốt các giải pháp điều trị dự phòng sau:
Chú ý, chúng ta chỉ có thể kiểm soát triệu chứng viêm lỗ chân lông tại nhà mà không thể loại bỏ hoàn toàn. Đây chính là lý do tại sao số ca tái phát viêm nang lông đang ngày một gia tăng. Và để tránh tình trạng này, các bác sĩ khuyến cáo mọi người đang có dấu hiệu viêm nang lông cần dành thời gian thăm khám để có chẩn đoán phân biệt bệnh và phác đồ điều trị chuẩn nhất.
Trong quá trình điều trị viêm nang lông, bạn nên thực hiện tốt những yêu cầu mà bác sĩ chuyên khoa đưa ra trong đó đáng chú ý là việc dùng thuốc đúng chỉ dẫn. Đừng nên tự ý mua thuốc chữa viêm nang lông bởi điều này khá nguy hiểm và có thể để lại biến chứng cho sức khỏe. Hãy liên hệ với Dr.thaiha để được tư vấn kỹ hơn về các bệnh da liễu thường gặp và có cho mình các phác đồ điều trị viêm nang lông phù hợp nhất.
Địa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.
Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHa
Facebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha
Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166
Bình luận