Hotline: 0967571166

  • PHÒNG KHÁM DA LIỄU – PHẪU THUẬT THẨM MỸ – BÁC SỸ THÁI HÀ

    Cơ sở 1: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Thứ Hai - Chủ nhật

    08h30 AM - 08h00 PM
Rate this post

Mụn trứng cá là một bệnh da rất phổ biến hiện nay. Bệnh có thể gặp ở nhiều độ tuori khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là giai đoạn dậy thì. Trứng cá không quá nguy hiểm nhưng có thể gây ra các vấn đề da liễu kèm theo như thâm và sẹo. Điều này ảnh hưởng đến thẩm mỹ của da và khiến cho chúng ta thiếu tự tin hơn.

Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, trứng cá có thể được kiểm soát và điều trị bằng nhiều cách khác nhau. Việc nhận biết chính xác mức độ mụn sẽ giúp người bệnh có phương pháp điều trị hiệu quả và tránh được những biến chứng ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Vậy có những cách phân loại mụn trứng cá nào?

Giúp bạn phân loại mụn trứng cá một cách dễ dàng nhất

Dr.thaiha sẽ giúp bạn phân loại mụn trứng cá một cách dễ dàng. Hãy cùng đọc, nắm bắt để chăm sóc làn da một cách tốt hơn bạn nhé!

Phân loại mụn trứng cá theo triệu chứng

Bệnh trứng cá xuất hiện ở những vị trí có nhiều tuyến bã như mặt, cổ, ngực, lưng, vai, cánh tay và mông. Thương tổn mụn trứng cá có thể là: mụn không viêm (mụn đầu trắng, mụn đầu đen) và mụn viêm (sẩn, mụn mủ, nang, nốt)… mỗi loại trứng cá khác nhau sẽ có các triệu chứng nhận dạng khác nhau.

Chúng ta có thể phân loại mụn trứng cá theo triệu chứng như sau:

Mụn đầu đen: Mụn đầu đen được hình thành khi chất bã nhờn và tế bào chết làm tắc lỗ chân lông, bề mặt da hở làm nhân mụn bị oxy hóa tạo màu đen. Nên gọi nhiều người còn gọi mụn đầu đen hay “nhân mở”.

Mụn đầu trắng: Các mụn đầu trắng hình thành khi có quá nhiều chất dầu và tế bào chết gây bít tắc lỗ chân lông. Đầu mụn không hở ra da, nên còn gọi là “nhân đóng”.

Mụn viêm: Vi khuẩn Propionibacteria acnes thường trú trên da, khi gặp điều kiện thuận lợi có nhiều chất bã nhờn sẽ tăng lên rõ rệt. Vi khuẩn nhân lên trong nang lông bị bít tắc làm cho nang lông viêm nhiều với biểu hiện là mụn mủ, sẩn mủ. Khi các tổn thương này lan rộng xuống sẽ hình thành nên các nang, nốt.

Phân loại mụn trứng cá theo các thể lâm sàng

Thể trứng cá thông thường: Là thể thường gặp nhất, xuất hiện ở tuổi dậy thì và những người có hiện tượng tăng tiết bã nhờn như da mỡ, nhờn, trơn bóng, tóc nhờn, lỗ chân lông giãn rộng. Trên nền da nhờn xuất hiện các tổn thương nhân trứng cá (mụn đầu đen, đầu trắng), mụn mủ, sẩn mủ,…

Trứng cá do thuốc: Trứng cá do thuốc được hiểu là những mụn nổi trên da và có mối liên quan đến sử dụng thuốc. Theo chuyên gia, các thuốc dùng toàn thân có thể gây nổi mụn như: glucocorticoid, steroid tăng đồng hóa (anabolic steroid như Durabolin), các vitamin nhóm B, thuốc chống động kinh,…

Trứng cá mạch lươn: Trứng cá mạch lươn là một trong những thể nặng nhất của trứng cá. Triệu chứng kèm theo rỉ mủ như những hang ngoằn ngoèo nằm dưới da, khi một trong những lỗ đó bị tắc thì chúng sẽ hình thành thêm đường tiếp theo ở bên cạnh.

Trứng cá nghề nghiệp: Có thể gặp ở người tiếp xúc lâu dài với các chất như dầu mỡ, bụi than, môi trường làm việc nóng, ẩm thấp,…

Trứng cá bọc: Là một thể nặng của trứng cá. Lúc này, các tổn thương là các nang, áp xe, đau. Ngoài ra có các sẩn mủ, mụn mủ, sẹo,…

Thể trứng cá tối cấp: Tổn thương xuất hiện cấp tín, vớ, loét, đau, sốt cao. Bệnh hay gặp ở trẻ em nam.

Trứng cá do mỹ phẩm: Gặp ở những người hay lạm dụng mỹ phẩm không phù hợp và không quá nguy hiểm…

Phân loại mụn trứng cá theo mức độ bệnh

Dựa vào số lượng các mụn hay thương tổn trên da mà chúng ta có thể phân loại bệnh theo 3 mức:

Trứng cá mức độ nhẹ: Trên da có ít hơn 20 mụn không viêm, hoặc ít hơn 15 sẩn viêm, hoặc tổng ít hơn 30 mụn.

Trứng cá mức độ trung bình: Trên da có 20-100 mụn không viêm, hoặc 15-50 sẩn viêm, hoặc tổng 30-125 mụn.

Trứng cá mức độ nặng: Trên da có 5 nốt/cục/nang, hoặc trến 100 mụn không viêm, hoặc trên 50 sẩn viêm, hoặc trên 125 mụn.

Giúp bạn phân loại mụn trứng cá một cách dễ dàng nhất

Cần làm gì khi bị trứng cá

Tuỳ theo mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả, hạn chế tối đa các di chứng sau mụn như sẹo lõm hoặc thâm mụn. Do đó, khi bị mụn trứng cá dù mức độ nhẹ hay nặng thì việc đầu tiên bạn cần làm là hay thăm khám với bác sĩ da liễu để được tư vấn phác đồ phù hợp nhất nhé.

– Rửa mặt bằng sữa rửa mặt nhẹ nhàng để hạn chế kích ứng và khô da, các sữa rửa mặt nhẹ nhàng không chứa xà phòng có pH khoảng 5.5-7 gần với pH bình thường của da.

– Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da, kem chống nắng không gây nhân mụn. Ưu tiên sử dụng các sản phẩm dưới dạng gel và dung dịch để hạn chế bít tắc lỗ chân lông, tránh dùng các sản phẩm dạng cream.

– Không tự ý cạy nặn mụn vì nguy cơ để lại sẹo lõm, sẹo lồi. Không chà xát mạnh da mặt khi rửa, chỉ massage nhẹ nhàng bằng các ngón tay. Tránh các vi chấn thương lặp đi lặp lại làm kích thích hình thành nhân mụn.

– Hạn chế đường, sữa nguyên kem. Tăng cường chế độ ăn giàu kẽm, acid béo omega-3, chất chống oxi hóa và chất xơ. Hạn chế căng thẳng, stress, thức khuya…

Hãy nhớ, trứng cá không khó kiểm soát nhưng khả năng tái phát sẽ rất cao. Việc điều trị bao gồm kiểm soát sự phát triển của mụn và phục hồi da sau mụn. Bạn cũng sẽ cần duy trì điều trị để có làn da sạch đẹp nhất. Ngay lúc này, bạn có thể đặt hẹn thăm khám mụn trứng cá tại Dr.thaiha để được giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến phân loại mụn trứng cá và sớm có làn da khỏe đẹp.

Đừng quên theo dõi chúng tôi để có thể cập nhật các kiến thức da liễu, thẩm mỹ nội khoa và nhận hỗ trợ khi cần thiết nhé.

PHÒNG KHÁM DA LIỄU THẨM MỸ BÁC SĨ VŨ THÁI HÀ

Địa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.

Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHa

Facebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha

Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166

Administrator

Administrator

Bình luận

Bài viết liên quan

Dr Thái Hà
+3
Dr Thái Hà
+5
Tư vấn
Tư vấn trực tuyến 24/70968221166
Đặt hẹn