Rate this post Khô da sắc tố là một bệnh lý di truyền hiếm ...
Rụng tóc từng mảng hay rụng tóc từng vùng (alopecia areata) là một dạng rụng tóc không sẹo tái diễn, ảnh hưởng tới bất kỳ vùng da nào có lông, tóc. Các dạng lâm sàng của bệnh rất khác nhau. Về mặt y học, rụng tóc bệnh lý này lành tính, không nguy hiểm. Nhưng bệnh có ảnh hưởng lớn tới cảm xúc, tâm lý của người bệnh và gia đình họ. Do đó, các dấu hiệu rụng tóc cần được phát hiện và điều trị kiểm soát sớm.
Contents
Bệnh sinh chính xác của rụng tóc từng mảng chưa được nghiên cứu và giải thích rõ ràng. Giả thiết được chấp nhận rộng rãi nhất là tình trạng tự miễn dịch qua trung gian tế bào T xảy ra ở những cơ thể dễ cảm nhiễm về mặt di truyền.
Về mặt mô bệnh học, rụng tóc từng mảng có xâm nhập viêm chủ yếu là lympho T xung quanh nang tóc đang phát triển (anagen hair follicle), phần phình to của nang tóc (bulb). Các đặc điểm mô học đặc trưng phụ thuộc vào giai đoạn rụng tóc. Nang tóc không bị phá vỡ
Các nang tóc giai đoạn phát triển bị tấn công bởi quá trình viêm sẽ sớm chuyển sang giai đoạn ngừng phát triển (catagen), sau đó là giai đoạn thoái triển (telogen). Các sợi tóc vẫn tiếp tục chu kỳ của nó, nhưng một khi bệnh đang hoạt động thì giai đoạn tăng sinh sớm kết thúc, không thể tạo ra các thân tóc bình thường.
Rụng tóc từng mảng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó có những trường hợp rụng tóc bẩm sinh. Độ tuổi gặp nhiều nhất là 15-29, nam và nữ bị bệnh tương đương nhau. Có nhiều hình thái rụng tóc từng mảng khác nhau. Các thể nặng liên quan tới tuổi trẻ, có bệnh viêm da cơ địa kèm theo, bất thường nhiễm sắc thể.
Hầu hết bệnh nhân không có triệu chứng, đột ngột xuất hiện các đám rụng tóc với mật độ tóc lưa thưa hoặc rụng hết. Một số bệnh nhân có cảm giác rát, châm chích ở vùng rụng tóc.
Rụng tóc từng mảng thành dát có thể ảnh hưởng tới tất cả các vùng da có lông tóc, hay gặp là da đầu, lông mày, mí mắt và râu, tiến triển qua 3 giai đoạn:
Vùng rụng tóc có bề mặt nhẵn, mất tóc hoàn toàn hoặc có các sợi tóc hình dấu chấm than. Những sợi này có chiều dài 2-3mm, bị đứt đoạn.
Khi tóc mọc lại thường có màu trắng hoặc màu xám, có thể xoăn mặc dù trước đó tóc thẳng.
Bệnh diễn biến trong vài tháng hoặc vài năm cho tới khi tóc mọc lại hoàn toàn. Đôi khi vẫn còn những vùng chưa mọc tóc bên cạnh những vùng đã mọc.
Chiếm khoảng 5% bệnh nhân rụng tóc tự miễn, toàn bộ hoặc gần như toàn bộ tóc ở da đầu bị rụng.
Chiếm dưới 1% các trường hợp rụng tóc tự miễn, toàn bộ hoặc gần như toàn bộ lông, tóc của cơ thể bị rụng.
Rụng tóc khu trú ở hai bên và vùng chẩm ở da đầu.
Tóc đột ngột bị thưa, xu hướng bạc màu, thậm chí bạc trắng sau một đêm. Thử nghiệm giật tóc dương tính, cần chẩn đoán phân biệt với rụng tóc telogen hoặc rụng tóc do thuốc.
Bệnh lý về móng gặp ở 10-50% bệnh nhân rụng tóc từng mảng, hay gặp là dấu hiệu rỗ móng, đường beau, tách móng, chấm đỏ ở vùng lunula của móng.
Biến chứng tâm lý thường gặp nhất (trầm cảm, lo lắng). Rụng tóc từng mảng ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Chẩn đoán rụng tóc từng mảng chủ yếu dựa vào lâm sàng. Ngoài ra có thể sử dụng dermatoscope để thăm khám tóc và da đầu; sinh thiết làm mô bệnh học.
Điều trị bao gồm tại chỗ và toàn thân:
Tiêm corticosteroid nội thương tổn được chỉ định trong rụng tóc từng mảng khi diện tích thương tổn dưới 50% diện tích da đầu. Triamcinolone acetonide được sử dụng nhiều nhất với nồng độ từ 2,5-10mg/ml. Nồng độ thấp nhất được sử dụng cho vùng mặt. Nồng độ cho vùng da đầu là 5mg/ml. Khoảng cách giữa các vị trí tiêm là 1cm, tiêm 0,1ml cho mỗi vị trí. Tiêm nhắc lại sau mỗi 4-6 tuần.
Corticosteroid bôi tại chỗ thường được chỉ định cho trẻ em. Các thuốc hay dùng là kem fluocinolone acetonide 0,2% hai lần một ngày hoặc kem betamethasone dipropionate 0,05% (corticoid mức độ mạnh). Thời gian điều trị ít nhất là ba tháng trước khi tóc mọc lại, duy trì điều trị thường xuyên nếu cần thiết.
Corticosteroid toàn thân không phải là một lựa chọn tốt vì có nhiều tác dụng phụ, liều cao mới có tác dụng mọc tóc, hầu hết bệnh nhân tái phát sau khi ngừng thuốc. Nếu sử dụng, nên chọn liều xung, không dùng kéo dài. Ví dụ, prednisolon 200 mg mỗi tuần 01 lần trong 03 tháng hoặc dexamethason 5 mg mỗi ngày trong 02 ngày liên tiếp của mỗi tuần trong 03 tháng).
Các chất gây mẫn cảm như diphenylcyclopropenone (diphencyprone) và dinitrochlorobenzene được quét lên vùng rụng tóc, chúng sẽ gây viêm da tiếp xúc dị ứng ở vùng điều trị, có thể sử dụng 01 lần/tuần trên vùng rụng tóc trong 06 tháng. Các tác dụng phụ bao gồm viêm da tiếp xúc, mày đay, bất thường sắc tố (gồm cả bạch biến).
Anthralin được sử dụng trong thời gian tiếp xúc ngắn hoặc qua đêm, với nồng độ từ 0,2-1%.
Có tác dụng trong điều trị thể lan tỏa (50-99% tóc bị rụng) nhưng ít hiệu quả trong rụng tóc toàn thể. Nồng độ 5% cho hiệu quả tốt hơn nồng độ 2%. Tóc có thể mọc lại trong vòng 12 tuần nhưng cần duy trì thuốc kéo dài để đạt hiệu quả thẩm mỹ chấp nhận được.
PUVA toàn thân và tại chỗ đều được sử dụng. Cần 20-40 lần điều trị nhiều bệnh nhân tái phát sau khi ngừng điều trị.
Nhiều trường hợp rụng tóc từng mảng nặng đáp ứng với tofacitinib hoặc ruxolitinib đường uống, đó là các chất ức chế Janus kinase. Cơ chế tác dụng của chúng là ngăn cản tín hiệu của interleukin 5.
Khoảng 80% bệnh nhân chỉ có một dát rụng tóc đơn thuần, tóc sẽ tự mọc lại trong vòng một năm. Những trường hợp rụng tóc từng mảng nặng vẫn có khả năng mọc tóc. Và nếu bị rụng tóc từng mảng bạn có thể liên hệ với bác sĩ để được tư vấn chi tiết hơn.
Địa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.
Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHa
Facebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha
Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166
Bình luận