5/5 - (1 bình chọn) Khô da sắc tố là một bệnh lý di ...
Chốc lây ở trẻ em còn được gọi là bệnh chốc lở. Bệnh gây ra những tổn thương nghiêm trọng trên da và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, cuộc sống. Cha mẹ cần sớm phát triển ra bệnh chốc lây ở trẻ nhỏ để có thể điều trị sớm nhằm phòng các biến chứng liên quan đến bệnh.
Contents
Chốc lây (lở) là nhiễm trùng rất dễ lây, gây đau và làm xuất hiện những vết loét trên da. Những vết loét đỏ có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trên cơ thể. Trong một số trường hợp chúng thường đặc biệt xuất hiện xung quanh mũi, miệng, trên bàn tay và bàn chân. Một khi vỡ, chất lỏng sẽ chảy ra và sau đó hình thành một lớp vỏ màu vàng nâu.
Chốc lây ở trẻ nhỏ thường do tụ cầu vàng và liên cầu. Có trường hợp được xác định là phối hợp cả hai tác nhân trên. Trẻ nhỏ thường là đối tượng dễ bị chốc lở nhát. Thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, trẻ bị ốm, suy dinh dưỡng.
Các yếu tố nguy cơ khác kiến gia tăng tình trạng chốc lây ở trẻ em gồm: Thời tiết nóng ẩm mùa hè, điều kiện vệ sinh kém hoặc có bệnh da phối hợp như chấy, giận, ghẻ. Vi khuẩn là một trong những nguyên nhân của bệnh chốc lở.
Ngay cả người lớn cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn khi bạn tiếp xúc với các vết loét hoặc các chất lỏng bị ô nhiễm từ mụn nước của người nhiễm bệnh là con hoặc cháu của mình.
Người lớn có thể giúp trẻ nhỏ nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh chốc lây thông qua các dấu hiệu sau:
Chú ý, bệnh chốc lây ở trẻ nhỏ có thể lây từ người này sang người khác. Bệnh cũng có thể tự lây qua các vị trí khác trên cơ thể nếu tiếp xúc với dịch tiết từ vùng bị chốc lở.
Chú ý, chốc lây là bệnh ngoài ra có tính phức tạp và diễn biến rất nhanh. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì nguy cơ biến chứng sẽ rất cao. Ngược lại, nếu các bậc cha mẹ cho con em mình đi thăm khám ngay khi có các dấu hiệu đầu tiên thì việc kiểm soát bệnh sẽ tương đối dễ dàng.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng điều trị chốc lây phù hợp tùy theo thể trạng sức khỏe và độ tuổi của trẻ.
Một số hướng điều trị chốc lở đang được áp dụng gồm:
Bác sĩ có thể kê đơn cho các bệnh nhi một loại thuốc mỡ hoặc kem kháng sinh mà bạn có thể bôi trực tiếp lên các khu vực bị nhiễm bệnh. Trong một số trường hợp, bạn có thể cần phải loại bỏ vảy bằng cách ngâm vùng da bệnh trong nước ấm hoặc đắp gạc ướt. Một khi vảy được loại bỏ, các kháng sinh có thể xâm nhập vào da tốt hơn. Từ đó nâng cao hiệu quả điều trị chốc lây cho trẻ nhỏ.
Bác sĩ có thể kê đơn cho bệnh nhi sử dụng kháng sinh đường uống khi trên cơ thể có rất nhiều vết lở loét mà bạn không thể sử dụng thuốc mỡ kháng sinh hoặc kem trên tất cả các vết loét. Điều quan trọng là bạn phải dùng đủ liều thuốc điều trị ngay cả khi các vết loét đã lành. Nếu bạn ngừng sử dụng do thấy tất cả mọi thứ đã ổn, chốc lở sẽ tái phát và xảy ra tình trạng đề kháng sinh.
Trên đây là một vài chia sẻ về bệnh chốc lây ở trẻ nhỏ mà Dr.thaiha muốn gửi đến các quý phụ huynh và khách hàng. Nếu con em của bạn đang có dấu hiệu chốc lở, hãy liên hệ ngay với Dr.thaiha để đặt hẹn khám và có phác đồ điều trị an toàn nhất!
Địa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.
Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHa
Facebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha
Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166
Bình luận