Rate this post Bệnh nấm da là một trong những bệnh lý phổ biến, ...
Hầu hết các loại côn trùng quanh chúng ta đều vô hại nếu như chúng ta không khiến cho chúng cảm thấy “sợ”. Côn trùng đốt thực chất là hành động phản vệ của động vật khi chúng cảm thấy không an toàn. Và các tổn thương do côn trùng đốt có thể gây ra nhiều vấn đề da liễu mà chúng ta không thể lường trước về hậu quả. Vậy nên, hãy cẩn thận hơn với các loại côn trùng quanh bạn.
Contents
Côn trùng cắn là các tổn thương ngoài da có liên quan đến các loại côn trùng. Hầu hết các loại côn trùng này đều vô hại nhưng cũng có số ít côn trùng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc làm nguy hiểm đến tính mạng. Ví dụ như:
Các vết đốt và chích của côn trùng có thể gây ra phản ứng da ngay lập tức và nó khiến cho chúng ta vô cùng khó chịu. Tuy nhiên, trên thực tế thì côn trùng khá là hiền lành. Việc côn trùng đốt gây tổn thương da chỉ là hành động tự vệ theo bản năng. Nếu như chúng ta không trêu chọc và không khiến cho chúng bị sợ hãi thì chúng dường như vô hại. Trừ các loại côn trùng hút máu để sinh sống như muỗi.
80% các trường hợp bị côn trùng đốt không cần thăm khám. Phổ biến nhất là tình trạng muỗi đốt, kiến cắn, ong mật chích… Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn xem thường các nốt côn trùng đốt. Tuy theo loại côn trùng gây tổn thương mà các phản ứng trên da sẽ khác nhau. Hậu quả cũng sẽ khác nhau.
Các trường hợp bị côn trùng đốt cần được cấp cứu gồm:
Thăm khám sẽ là giải pháp tốt nhất để chúng ta có thể kiểm soát các biến chứng liên quan đến vết côn trùng đốt. Đừng để các vấn đề da liễu đơn giản trở thành phức tạp. Đó cũng là cách để bạn bảo vệ chính mình và các thành viên trong gia đình.
Tổn thương da do côn trùng đốt được chia thành nhiều dạng, mức độ ảnh hưởng cũng có sự thay đổi. Hướng điều trị côn trùng đốt mà bạn có thể tham khảo gồm:
Nếu bạn bị viêm da tiếp xúc côn trùng gây ra tình trạng phồng rộp da thì cần chú ý không làm vỡ tổn thương vì chúng có thể bị nhiễm trùng. Trong thực tế, bóng nước gây đau đớn khi bị vỡ và làm lộ ra lớp da nhạy cảm bên dưới. Nếu có thể, bạn hãy sử dụng băng dính để bảo vệ khu vực phồng rộp này và đợi chú tự xẹp đi.
Trường hợp xuất hiện các sẩn ngứa nhỏ hoặc tổn thương trên hoặc gần chỗ đốt. Hãy thăm khám chuyên khoa để các sĩ có thể kê toa thuốc kháng histamin đường uống và corticosteroid đường uống, chẳng hạn như prednisolone, để điều trị các khu vực ảnh hưởng. Nếu triệu chứng xấu đi, hãy tìm đến sự trợ giúp y khoa khác có tính hiệu quả hơn.
Trong trường hợp các phản ứng tại vị trí côn trùng cắn lơn bạn có thể điều trị tình trạng này bằng thuốc kháng histamin đường uống và/hoặc thuốc giảm đau đường uống. Nếu sưng cục bộ nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê toa thuốc steroid đường uống ngắn ngày (1-3 ngày)
Với các trường hợp có phản ứng tại chỗ nằm trong các vùng vết cắn có thể được điều trị bằng gạc lạnh và/hoặc các thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như aspirin, paracetamol hoặcibuprofen. Kem bôi chứa steroid, kem gây tê hoặc thuốc kháng histamin cũng có thể giúp làm dịu cơn đau của vết đốt.
Một vấn đề cần chú ý là bạn không được sử dụng kem bôi hoặc thuốc mỡ lên vùng da có bóng nước bị vỡ và luôn luôn làm theo các hướng dẫn trên bao bì. Nếu cảm thấy da bị ngứa bạn cũng nên tránh gãi và làm trầy xước vì da có thể bị tổn thương và vi khuẩn có thể xâm nhập vào trong, dẫn đến nhiễm trùng.
Và để có tư vấn y khoa tốt nhất bạn nên liên hệ với một cơ sở y tế uy tín để các bác sĩ có thể chia sẻ và hướng dẫn xử lý, điều trị vết côn trùng đốt hiệu quả nhất!
Địa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.
Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHa
Facebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha
Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166
Bình luận