Rate this post Khô da sắc tố là một bệnh lý di truyền hiếm ...
Trong phác đồ điều trị mụn trứng cá bọc các bác sĩ có thể sẽ phải chỉ định cho bạn dùng kháng sinh theo từng đợt để kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn gây mụn. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và độ an toàn việc dùng kháng sinh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Bạn tuyệt đối không được tự ý dùng kháng sinh bôi hoặc uống tại nhà để trị mụn trứng cá bọc để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và tình trạng kháng kháng sinh.
Kháng sinh còn được gọi là trụ sinh là những chất được chiết xuất từ các vi sinh vật, nấm, được tổng hợp hoặc bán tổng hợp. Tác dụng của thuốc kháng sinh là để giết vi khuẩn hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu nhất. Và thuốc kháng sinh không thể dùng một cách tùy tiện bởi sử dụng nhiều kháng sinh, vi sinh vật càng tăng thêm sức đề kháng (kháng kháng sinh) và đây thực sự là một hiểm họa với sức khỏe.
Như chúng ta đã biết, mụn trứng các bọc hình thành là do sự cộng hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như tuyến chất nhờn, nội tiết, môi trường. Và quan trọng nhất chính là sự hoạt động của vi khuẩn C. acnes (cutibacterium acnes). Loại vi khuẩn này thường được tìm thấy ở nang lông của chúng ta và khi chúng hoạt động quá mức sẽ khiến cho mụn trứng cá bị sưng viêm, có mủ. Ngoài ra các vi khuẩn luôn hiện hữu trên da của chúng ta gồm tụ cầu và liên cầu cũng sẽ góp phần vào hình thành mụn mủ và mụn bọc, một nhóm vi khuẩn nữa đôi khi cũng có mặt là vi khuẩn kỵ khí..
Đây chính là lý do tại sao trong các phác đồ điều trị mụn trứng các bọc các bác sĩ thường chỉ định sử dụng kháng sinh theo từng giai đoạn. Tác dụng của thuốc kháng sinh trong trường hợp này chính là để kiểm soát sự hoạt động của các loại vi khuẩn từ đó ngăn ngừa sự phát triển của mụn trứng cá và dần dần tiêu diệt các nốt mụn cứng đầu này, giảm nguy cơ hình thành sẹo và thâm mụn sau này.
Có hai dạng kháng sinh có thể giúp bạn điều trị mụn trứng cá. Đó là kháng sinh đường uống hay còn gọi là kháng sinh toàn thân gồm: nhóm dùng dài ngày có thể đến 3- 6 tháng nhằm chủ yếu vào vi khuẩn C.acne và các cơ chế gây bệnh trứng cá gồm nhóm kháng sinh cyclin (Tetracycline, doxycycline, Minocycline…), nhóm macrolide như clarithromycin, azithromycin…, và nhóm điều trị chống nhiễm khuẩn như nhóm cephalosporin, Clindamycin, metronidazone, nhóm sulfamid… Nhóm kháng sinh tại chỗ dùng để bôi ngoài da như: Clindamycin (bôi), Erythromycin, Dapsone. Ngoài ra còn có các thuốc không phải là kháng sinh cũng có thể được chỉ định dùng để điều trị mụn trứng cá như Benzoyl peroxide, Retinoids, Acid azelaic…
Việc sử dụng kháng sinh loại nào sẽ được các bác sĩ quyết định dựa theo tình trạng mụn trứng cá mà bạn đang mắc phải. Theo khuyến cáo được đưa ra thì với những trường hợp bị trứng cá từ trung bình đến nặng, bạn có thể cần dùng kháng sinh đường uống. Với những trường hợp bị trứng cá nhẹ với các dạng mụn đầu đen, đầu trắng và mụn ẩn bạn sẽ không cần thiết phải dùng đến kháng sinh.
Chú ý, việc sử dụng kháng sinh có thể khiến vi khuẩn phát triển khả năng kháng thuốc. Do đó, kháng sinh đường uống chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn nhất có thể thường là từ 5-7 ngày cho một liệu trình điều trị. Trong quá trình sử dụng kháng sinh trị mụn trứng cá bọc nếu xảy ra các tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, chóng mặt bạn hãy thông báo với bác sĩ để nhận được những hỗ trợ xử lý kịp thời.
NÊN XEM THÊM:
Phác đồ điều trị mụn trứng cá bọc, mụn viêm và mụn trứng cá mủ bằng kháng sinh luôn được quan tâm hàng đầu bởi nó khá tiết kiệm, chi hiệu quả cao đồng thời có thể tiến hành tại nhà. Tuy nhiên, bạn cần tuân thủ ý kiến của các bác sĩ đưa ra để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe. Cần chú ý đến các nguyên tắc sử dụng kháng sinh như sau:
1. Luôn phải dùng liều chính xác. Ưu tiên liều mà các bác sĩ khuyến cáo sau đó mới là liều lượng in trên nhãn mác sản phẩm.
2. Dùng thuốc kháng sinh trị mụn trứng cá theo đúng thời gian quy định. Ví dụ các bác sĩ yêu cầu bạn bôi buổi sáng bạn sẽ phải dùng thuốc vào buổi sáng, xa bữa ăn thì phải cách xa bữa ăn thường khoảng 2 tiếng đồng hồ…
3. Đảm bảo dùng hết thời gian được các bác sĩ quy định tùy theo độ tuổi và mức độ của bệnh, đảm bảo phải dùng hết thuốc ngay cả khi tình trạng mụn đã thuyên giảm.
4. Đừng bao giờ dùng kháng sinh mà không có toa từ bác sĩ. Điều này có nghĩa là bạn phải thăm khám để có tên các loại thuốc kháng sinh phù hợp với mình. Luôn nhớ chỉ được dùng kháng sinh theo đơn của bác sĩ, không được tự ý dùng hoặc theo tư vấn miệng không phải bác sĩ chuyên khoa kê đơn.
5. Sử dụng kết hợp tất cả các loại thuốc được kê toa để tránh việc vi khuẩn có thể nhanh chóng phát triển khả năng kháng thuốc.
6. Đừng quên lịch tái khám được các bác sĩ đưa ra bởi đây là cách tốt nhất để bạn có phương án điều trị mụn trứng cá tiếp theo, phù hợp hơn và hiệu quả nhất…
7. Không dùng đồng thời kháng sinh toàn thân và kháng sinh tại chỗ
Đồng thời, dù dùng bất cứ loại thuốc kháng sinh hay các loại thuốc trị mụn nào khác bạn cũng không được bỏ qua bước chăm sóc da mụn và giữ vệ sinh da sạch sẽ. Hãy nhớ rửa mặt quá nhiều sẽ khiến da kích ứng và làm mụn thêm trầm trọng do đó bạn chỉ nên rửa mặt 2 lần mỗi ngày bằng dòng sữa rửa mặt phù hợp với da và có tác dụng trị mụn nhé!
Trên đây là một vài chia sẻ của Phòng khám da liễu Thái Hà về thuốc kháng sinh điều trị mụn trứng cá bọc. Ngoài phác đồ điều trị bằng thuốc tại Phòng khám còn có nhiều phương án trị mụn hữu hiệu khác như điều trị ánh sáng đèn led, IPL, laser; điện chuyển ion hay siêu âm dẫn thuốc… Mỗi bệnh nhân sẽ có các phác đồ điều trị riêng và thông thường sẽ cho hiệu quả sau 2 tháng, những ca khó sẽ có hiệu quả sau khoảng 3-4 tháng.
Nếu bạn muốn được tư vấn các giải pháp điều trị và chăm sóc da mụn hay liên hệ với chúng tôi để nhận hỗ trợ chi tiết hơn!
Địa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.
Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHa
Facebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha
Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166
Bình luận