Hotline: 0967571166

  • PHÒNG KHÁM DA LIỄU – PHẪU THUẬT THẨM MỸ – BÁC SỸ THÁI HÀ

    Cơ sở 1: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Thứ Hai - Chủ nhật

    08h30 AM - 08h00 PM
5/5 - (1 bình chọn)

Dày sừng nang lông – keratosis pilaris là một tình trạng da khá thường gặp với biểu hiện đặc trưng là các nút sừng ở vị trí nang lông, tạo thành các sẩn nhô lên khỏi mặt da, làm cho da thô ráp, sần sùi. Bệnh cần được phát hiện và điều trị để đảm bảo tính thẩm mỹ của da và ngăn cản nguy cơ tái phát.

Dày sừng nang lông là gì?

Dày sừng nang lông là một bệnh da lành tính, thường gặp ở cả nam và nữ giới. Bệnh có đặc điểm là dày sừng ở phễu và miệng nang lông, hình thành các sẩn nhô lên khỏi mặt da tạo cảm giác thô ráp, xù xì khi sờ. Vị trí thương tổn hay gặp ở mặt ngoài cánh tay và đùi. 

Bệnh có thể do di truyền hoặc không liên quan đến di truyền. Dày sưng nang lông có thể là đơn thuần hoặc là dấu hiệu của các bệnh về da khác. Trong đó đáng chú ý là bệnh vảy cá thông thường, bệnh vảy phấn hồng, viêm da cơ địa.

Dày sưng nang lông có thể thay đổi theo mùa. Về mùa hè bệnh thường được cải thiện hơn. Khi mùa đông đến bệnh có xu hướng xuất hiện nhiều hơn. Bệnh cũng cải thiện theo độ tuổi nhưng cũng có khi tồn tại kéo dài với những đợt thuyên giảm và vượng bệnh xen kẽ. Nhiều trường hợp thương tổn lan rộng mất thẩm mỹ ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh.

Bệnh gặp ở tất cả các lứa tuổi, chủng tộc, nữ chiếm tỷ lệ cao hơn so với nam giới. Tuổi khởi phát của bệnh thường trong 10 năm đầu của cuộc sống. Triệu chứng dày sừng nang lông có thể nặng lên ở tuổi dậy thì. Tỷ lệ bệnh gặp 50-80% thanh thiếu niên và khoảng 40% ở người lớn.

Tìm hiểu về bệnh dày sừng nang lông

Nguyên nhân dày sừng nang lông

Nguyên nhân của dày sừng nang lông hiện chưa được xác định một cách chuẩn xác và đầy đủ nhất. Tuy nhiên, có khoảng 30-50% bệnh nhân dày sừng nang lông có yếu tố di truyền. Kiểu di truyền trội nhiễm sắc thể thường. 50% con của bố hoặc mẹ mắc dày sừng nang lông có thể sẽ có biểu hiện này.

Dày sừng nang lông cũng xảy ra ở trên các bệnh nhân bị vảy cá và viêm da cơ địa. Hoặc một nguyên nhân khác là dày sừng nang lông thứ phát sau khi sử dụng một số liệu pháp điều trị ung thư nhắm trúng đích.

Cơ chế bệnh sinh do sự hình thành quá mức và/ hoặc sự tích tụ của keratin ở cổ nang lông tạo nên các sẩn sừng gờ cao lên mặt da trông như da gà. Các nút sừng này có thể làm cho sợi lông không nhô lên khỏi bề mặt da cuộn lại ở phần dưới với các mảnh sừng, có thể gây ra phản ứng viêm nhẹ. Và đây là bệnh da liễu lành tính hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Biểu hiện lâm sàng của dày sừng nang lông

Dày sừng nang lông đơn thuần

Dày sừng nang lông biểu hiện điển hình trong thời kỳ trẻ em và thanh thiếu niên và ít gặp hơn ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi những điều sau:

– Các sẩn sừng màu da hoặc đỏ đôi khi tăng sắc tố ở trung tâm nang lông với kích thước 1-2 mm tạo nên hình ảnh da sần sùi, thô ráp giống như da gà.

– Khi sờ thấy giống như sờ vào giấy nhám, xung quanh tổn thương có thể thấy quầng đỏ do viêm nang lông dạng nhẹ.

– Quan sát kỹ hoặc khi cậy sẩn sừng có thể thấy cuộn lông nhỏ phía dưới bên trong do sợi lông không mọc được qua các sẩn sừng. Tổn thương riêng rẽ hoặc tập trung thành đám. 

– Vị trí thương tổn điển hình ở mặt ngoài cánh tay, đùi, mông, thân mình, mặt, trường hợp nặng có thể lan tỏa toàn thân.

Bệnh dày sừng nang lông đơn thuần thường gặp vào màu đông do tình trạng khô da kèm các chà xát quanh quần áo. Một số trường hợp thấy bệnh nặng hơn trong thai kỳ. Bệnh lý có khả năng cải thiện dần theo tuổi, một số có thể tự giới hạn. Nhưng cũng có một số trường hợp tồn tại dai dẳng gây những phiền toái về thẩm mỹ.

Một vài biến thể của dày sừng nang lông

Dày sừng nang lông đỏ (Keratosis pilaris rubra): biểu hiện đặc trưng là các sẩn sừng nang lông với dát đỏ quanh nang lông chiếm ưu thế. Vị trí điển hình ở má, trán và cổ.

Dày sừng tăng sắc tố nang lông ở mặt và cổ (Erythromelanosis follicularis facieiet colli) gặp ở thanh thiếu niên và người trẻ. Lâm sàng là các sẩn sừng nang lông, dát đỏ và tăng sắc tố tại tổn thương. Vị trí hay gặp là ở má, thái dương, có thể lan rộng ra vùng trước tai và cổ. 

Ngoài ra, vẫn có các tổn thương dày sừng nang lông điển hình ở mặt duỗi cánh tay.

Tìm hiểu về bệnh dày sừng nang lông

Điều trị dày sừng nang lông

Không có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn chứng dày sừng nang lông. Một số phương pháp điều trị sau đây có thể giúp ổn định và cải thiện bệnh. Điều trị bệnh cần phối hợp nhiều phương pháp trong đó giữ ẩm cho da là rất quan trọng

Người bệnh cần thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm, làm mềm da, tránh tắm lâu bằng nước nóng, xà phòng có tính tẩy rửa mạnh. Lựa chọn ưu tiên loại dưỡng ẩm chứa ure. Nên dùng kem dưỡng ẩm ít nhất 2 lần mỗi ngày, bao gồm 1 lần ngay sau khi tắm xong vài phút.

Đối với trẻ lớn hơn và người trưởng thành, kem tẩy da chết loại nhẹ có thể được sử dụng, chứa các thành phần: axit lactic, axit alpha-hydroxy, axit salicylic sẽ hỗ trợ điều trị dày sừng nang lông an toàn và hiệu quả.

Thuốc bôi tại chỗ có thành phần axit salicylic,vitamin A acid tùy từng trường hợp cụ thể. Bệnh nhân nên tới khám bác sĩ da liễu để được kê đơn thuốc bôi phù hợp bởi một số loại thuốc bôi chứa vitamin A acid có thể gây kích ứng da ở trẻ nhỏ.

Đừng quên theo dõi chúng tôi để có thể cập nhật các kiến thức da liễu, thẩm mỹ nội khoa và nhận hỗ trợ khi cần thiết nhé.

PHÒNG KHÁM DA LIỄU THẨM MỸ BÁC SĨ VŨ THÁI HÀ

Địa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.

Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHa

Facebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha

Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166

Administrator

Administrator

Bình luận

Bài viết liên quan

Dr Thái Hà
+3
Dr Thái Hà
+5
Tư vấn
Tư vấn trực tuyến 24/70968221166
Đặt hẹn