Hotline: 0967571166

  • PHÒNG KHÁM DA LIỄU – PHẪU THUẬT THẨM MỸ – BÁC SỸ THÁI HÀ

    Cơ sở 1: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Thứ Hai - Chủ nhật

    08h30 AM - 08h00 PM
Rate this post

Nấm gây viêm da có đến 8 dạng khác nhau. Tương ứng với đó là cách điều trị nấm gây viêm cũng khác nhau. Vậy nên, khi có dấu hiệu da liễu bất thường bạn hãy thăm khám sớm để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân bệnh lý liên quan và điều trị một cách hiệu quả nhất.

Tổng hợp các dạng nấm gây viêm thường gặp

Ngay sau đây sẽ là tổng hợp các dạng nấm gây viêm thường gặp nhất trên cơ thể.

Nấm móng (Tinea unguium – onychomycosis)

Do nấm dermatophytes hoặc không phải dermatophytes gây nên. Triệu chứng cơ năng như khó hoặc đau khi lại, chạy. Nấm móng chân hay gặp hơn nấm móng tay và hiếm khi chỉ gặp nấm móng tay mà không gặp nấm móng chân. Tổn thương có thể gặp 1 móng hoặc nhiều móng, một bên hoặc cả hai bên.

Biểu hiện nấm móng chân do dermatophytes được chia thành 3 biểu hiện theo vị trí xâm nhập của nấm vào móng:

+ Nấm dưới móng ở bờ bên và bờ xa với sự xâm nhập của nấm từ vùng hyponychium (vị trí hay gặp nhất).

+ Nấm nông trắng do xâm nhập trực tiếp vào bề mặt của bản móng (thường do T.mentagrophytes).

+ Nấm bờ gần do xâm nhập trực tiếp nấm vào dưới của bờ gần móng (hay gặp ở người suy giảm miễn dịch).

Dưới 10% nấm móng là do nấm men hoặc nấm không phải dermatophytes. Thay đổi màu sắc móng thường do nấm không phải dermatophytes. Teo móng có thể do một số rối loạn khác (chấn thương, vảy nến và rối loạn bẩm sinh), nhưng 50% teo móng là do nấm móng gây nên.

Candida là chủng nấm hay gặp nhất gây viêm quanh móng và gây biến đổi móng. Móng tay thường bị ảnh hưởng với biểu hiện đường lằn, móng có màu vàng, tách móng. Trong bệnh candida da, niêm mạc, móng cũng có thể bị tổn thương.

Nấm thân (Tinea corporis)

Có nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau của nấm thân và có thể nhầm với một số biểu hiện da khác. Giống như với hầu hết các nhiễm nấm dermatophytes, mức độ của viêm phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh và đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, bởi vì nang lông là ổ cư trú của của nấm, các vùng cơ thể với nhiều nang lông hơn có thể biểu hiện phản ứng viêm rõ rệt hơn.

Tổn thương cơ bản: nhiễm nấm lan rộng ly tâm ra xung quanh điểm xâm nhập, phần trung tâm không có tổn thương nên tạo nên hình vòng cung với kích thước khác nhau. Tuy nhiên, tổn thương có thể gặp với các hình dạng khác nhau (hình cung, hình dương xỉ, hình oval).

Vảy da là tổn thương cơ bản hay gặp, nhưng có thể ít hoặc không có khi sử dụng corticosteroids (nấm ẩn danh – tinea incognito). Mụn mủ ở vùng rìa tổn thương. Mụn nước và u hạt, sùi có thể gặp trong tổn thương nấm.

Triệu chứng cơ năng: ngứa và cảm giác rát bỏng.

Thể lâm sàng:

+ Nấm bùng phát (tinea profunda): hậu quả của đáp ứng viêm quá mức đối với nấm dermatophytes (giống kerion trên đầu), hình thành dạng sùi hoặc u hạt.

+ U hạt Majocchi: mụn mủ hoặc u hạt quanh nang lông do T. rubrum gây nên. Thường gặp ở phụ nữ có tổn thương nấm bàn chân hoặc nấm móng, người hay cạo lông chân, người suy giảm miễn dịch. Tổn thương có thể lan rộng hoặc sùi.

+ Nấm đồng tâm (tinea imbricata): tổn thương là các vòng đông tâm tương tự như do T. concentricum gây nên.

Tổng hợp các dạng nấm gây viêm thường gặp

Nấm đầu (Tinea capitis)

Biểu hiện có thể nhẹ không viêm tương tự như viêm da dầu (nguyên nhân hay gặp là T.tonsurans) đến phản ứng mụn mủ nặng kèm rụng tóc, với tên hay gọi là kerion (tầng ong). Rụng tóc có kèm hoặc không kèm vảy da. Rụng tóc có thể là mảng rải rác hoặc chiếm toàn bộ da đầu. Nhiều bệnh nhân có biểu hiện sưng hạch sau tai hoặc trước tuyến mang tai.

Kerion là hậu quả phản ứng quá mức của cơ thể gây biểu hiện mảng mủ, ướt, kèm hình thành các ổ áp xe nhỏ và rụng tóc. Một số bệnh nhân có biểu hiện toàn thân, mệt mỏi, sưng hạch. Tóc ở vùng tổn thương có thể mọc lại, tuy nhiên khi tổn thương lâu, có thể để lại sẹo và gây rụng tóc vĩnh viễn. Nếu như chẩn đoán nhầm là áp xe do vi khuẩn, hoặc nguyên nhân khác và điều trị cắt, trích, dẫn lưu với kháng sinh, bệnh có thể nặng hơn và có nguy cơ gây rụng tóc sẹo.

Nấm dermatophytes khi xâm nhập và tồn tại ở tóc theo ba hình thức, endothrix (nội sợi), ectothrix (ngoại sợi) và favus.

+ Dạng Endothrix kết quả do nhiễm nấm anthropophilic trong họ Trichophyton gây nên. Đặc trưng bởi bào tử arthroconidia không có huỳnh quang bên trong thân sợi tóc. Biểu hiện lâm sàng đa dạng với vảy da, mảng rụng tóc với chấm đen, hình thành kerion. T. tonsurans và T. violaceum là nguyên nhân quan trọng của nhiễm nấm Endothrix.

+ Dạng Ectothrix xuất hiện khi arthroconidia được hình thành từ sợi nấm bên ngoài thân sợi tóc. Lớp biểu bì bên ngoài sợi tóc bị phá hủy. Nhiễm nấm Ectothrix có thể bắt màu huỳnh quang (Microsporum) hoặc không (Microsporum và Trichophyton) bằng ánh sáng đèn Wood. Biểu hiện lâm sàng đa dạng từ mảng bong vảy, hoặc mảng rụng tóc kèm viêm từ nhẹ đến nặng hình thành kerion.

+ Favus là dạng nặng nhất của nhiễm nấm dermatophyte ở tóc. Nguyên nhân chủ yếu là do T. schoenleinii. Sợi và khoảng khí được nhìn thấy trong sợi tóc. Sử dụng đèn Wood, thấy ánh sáng huỳnh quang màu trắng hơi xanh da trời. Favus biểu hiện mảng vảy tiết màu vàng, dày chứa sợi và mảng da chết. Khi nhiễm nấm mạn tính có thể gây nên rụng tóc sẹo.

Nấm bàn chân (Tinea pedis)

Biểu hiện kèm theo có thể gặp ở nấm bàn chân là bội nhiễm vi khuẩn, phản ứng nấm dermatophytid, viêm mô bào, viêm tủy xương…

Biểu hiện lâm sàng gồm 4 thể:

+ Loang lổ: dày sừng lan tỏa, ban đỏ, bong vảy da và nứt ở 1 hoặc 2 bàn chân; thường mạn tính, hoặc có đợt cấp; có thể gặp ở người suy giảm miễn dịch.

+ Kẽ ngón: thể hay gặp nhất; ban đỏ, bong vảy da, nứt và chảy nước ở vùng kẽ; kèm bội nhiễm vi khuẩn; ngứa; có thể lan lên vùng mu chân.

+ Viêm: mụn nước và bọng nước ở vùng giữa bàn chân; liên quan đến phản ứng dermatophytid.

+ Loét: bùng phát của nấm ở kẽ ngón chân; trợt và loét ở vùng kẽ; bội nhiễm vi khuẩn; gặp ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch hoặc đái đường.

Tổng hợp các dạng nấm gây viêm thường gặp

Nấm bàn tay (Tinea manuum)

Nấm bàn chân dạng loang lổ thường xuất hiện ở bệnh nhân nấm bàn tay. Có hai biểu hiện lâm sàng là mạn tính và dày sừng. Nấm bàn tay thường không viêm và một bên (hội chứng 2 chân và 1 tay).

Biểu hiện thường là tổn thương dày sừng lan tỏa ở bàn tay và ngón tay, không đáp ứng với các thuốc mềm da thông thường. Dấu hiện của nấm quanh móng có thể đi kèm và thường không bị toàn bộ các móng. Các biểu hiện khác như tróc vảy, mụn nước và mụn mủ.

Nấm râu (tinea barbae)

Khi số lượng lớn các nang lông bị tổn thương, triệu chứng viêm, phù nề, mụn mủ, áp xe, đường dò, bội nhiễm vi khuẩn, tổn thương giống kerion có thể phát triển. Một số trường hợp xuất hiện triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, sưng hạch hoặc rụng lông sẹo. Thể lâm sàng nhẹ hơn như tổn thương nông, ít viêm tương tự như nấm thân do nguyên nhân chủ yếu là T. rubrum gây nên. Rụng lông thường xuất hiện ở vùng trung tâm của tổn thương, nhưng có thể hồi phục.

Nấm bẹn (Tinea cruris)

Triệu chứng ban đầu thường là ban đỏ và sẩn ngứa ở vùng bẹn. Tổn thương điển hình là ban đỏ có bờ rõ nổi cao kèm vảy da, đôi khi có mụn mủ hoặc mụn nước. Bệnh xuất hiện 1 bên và không đối xứng hoặc lan rộng sang 2 bên và đối xứng. Da bìu thường ít gặp tổn thương. Nếu gặp tổn thương ở đây kèm tổn thương trợt hoặc mụn mủ dạng vệ tinh, nhiễm nấm candida cần xác định.

Nấm mặt (tinea facial)

Vảy da, hình vòng, mụn mủ ở vùng bờ, nhưng một số khó chẩn đoán hơn…

Nếu bạn muốn biết mình đang mắc loại nấm gây viêm nào, hãy đến Dr.thaiha để được tư vấn và hỗ trợ điều trị an toàn!

Đừng quên theo dõi chúng tôi để có thể cập nhật các kiến thức da liễu, thẩm mỹ nội khoa và nhận hỗ trợ khi cần thiết nhé.

PHÒNG KHÁM DA LIỄU THẨM MỸ BÁC SĨ VŨ THÁI HÀ

Địa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.

Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHa

Facebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha

Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166

Administrator

Administrator

Bình luận

Bài viết liên quan

Dr Thái Hà
+3
Dr Thái Hà
+5
Tư vấn
Tư vấn trực tuyến 24/70968221166
Đặt hẹn