Hotline: 0967571166

  • PHÒNG KHÁM DA LIỄU – PHẪU THUẬT THẨM MỸ – BÁC SỸ THÁI HÀ

    Cơ sở 1: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Thứ Hai - Chủ nhật

    08h30 AM - 08h00 PM
Rate this post

Việc chẩn đoán chính xác các bệnh về da do nấm Candida gây ra sẽ  giúp chúng ta điều trị bệnh một cách an toàn và hiệu quả. Ngay sau đây sẽ là chia sẻ của các chuyên gia da liễu về vấn đề này, hãy cùng tham khảo và thăm khám ngay khi bạn đang có dấu hiệu nhiễm nấm Candida.

chan-doan-va-dieu-tri-benh-da-do-nam-candida-gay-ra

Chẩn đoán bệnh liên quan đến nấm Candida

Hình ảnh lâm sàng gây ra do Candida khác nhau sẽ biểu hiện khác nhau trên mô bệnh học. Tuy nhiên, trong trường hợp nấm Candida ở nông thì chỉ thấy nấm Candida ở biểu mô bề mặt. Nấm hầu như bị giới hạn ở lớp ngoài của biểu mô, bao gồm cả lớp sừng. Trên da, đặc biệt là trong các bệnh nhiễm trùng cấp tính, dạng giả sợi có thể là rất thưa thớt và thực sự nấm men có thể có mặt chỉ trong số lượng nhỏ.

Chúng ta có thể chẩn đoán nhiễm nấm Candida với các gợi ý sau:

Chẩn đoán xác định

– Biểu hiện lâm sàng đặc trưng cho từng thể lâm sàng khác nhau.

– Soi tươi phát hiện nấm men nảy chồi và giả sợi.

– Nuôi cấy, phân lập nấm Candida.

Chẩn đoán phân biệt

Nhiễm Candida da: viêm da tiếp xúc kích ứng, viêm da tiếp xúc dị ứng, phản ứng chàm, nhiễm nấm da khác không phải Candida.

Nhiễm Candida niêm mạc bao gồm:

Viêm âm hộ/âm đạo: viêm âm đạo do trùng roi, viêm âm đạo do vi khuẩn, viêm da tã lót.

Viêm quy đầu: viêm quy đầu do nhiễm khuẩn, do herpes, vảy nến, hồng sản Queyrat.

Viêm miệng (tưa miệng): bạch sản, phì đại gai lưỡi (suburral tongue), viêm lưỡi bản đồ, loét áp tơ, viêm lưỡi do nhiễm khuẩn.

Nhiễm Candida quanh móng và móng: viêm quanh móng do vi khuẩn, bệnh trắng móng (leukonychia), sang chấn móng, vảy nến, ung thư hắc tố.

Nhiễm Candida da và niêm mạc mạn tính và u hạt: vảy nến, dày sừng nang lông, bệnh lý đỏ da toàn thân.

Tư vấn điều trị bệnh nấm Candida

Xác định và loại bỏ các yếu tố nguy cơ là rất quan trọng trong việc điều trị nấm Candida da/niêm mạc.

Điều trị nhiễm Candida da

Tổn thương khu trú: thuốc bôi gồm imidazol (bifonazol, clotrimazol, fenticonazol, isoconazol, ketoconazol, miconazol, omoconazol, oxiconazol, terconazol), allylamines (terbinafin) bôi 2 lần/ngày đến khi tổn thương khỏi.

Tổn thương kéo dài:

+ Ketoconazol 200 mg/ngày, trong 7 ngày.

+ Fluconazol 150 mg/tuần, trong 4 tuần.

+ Itraconazol 200 mg x 2 lần/ngày, trong 4 tuần.

+ Posaconazol 800 mg/ngày, trong 3 tuần.

+ Voriconazol tiêm tĩnh mạch 4 mg/kg/12 giờ hoặc uống 100-200 mg/12 giờ.

Trong trường hợp Candida kháng thuốc: sử dụng thuốc chống nấm Echinocandin (Caspofungin, Micafungin).

chan-doan-va-dieu-tri-benh-da-do-nam-candida-gay-ra

Điều trị nhiễm Candida niêm mạc

Viêm quy đầu: các thuốc bôi và uống tương tự như nấm Candida da.

Viêm miệng (tưa miệng): nystatin dạng dung dịch, xúc miệng 2-3 lần/ngày (khuyến cáo sau khi xúc miệng nên nuốt thuốc). Trong trường hợp nặng có thể dùng thuốc đường uống như trên.

Viêm âm hộ/âm đạo: thuốc chống nấm nhóm azole dạng đặt hoặc dạng kem gồm butoconazol, clotrimazol, econazol, fenticonazol, ketoconazol, miconazol, omoconazol, oxiconazol và terconazol. Thuốc đặt tại chỗ: miconazol hoặc clotrima 200 mg, đặt âm đạo 1 lần/tối trong 3 ngày; clotrimazol 500 mg, đặt âm đạo liều duy nhất; econazol 150 mg, đặt âm đạo 1 lần/tối trong 2 ngày. Có thể sử dụng thuốc uống: fluconazol 150 mg, uống liều duy nhất; itraconazol 100 mg, uống 2 lần/ngày trong 3 ngày.

Nhiễm Candida quanh móng và móng

Thuốc bôi dùng cho phụ nữ cho con bú và trẻ nhỏ: dung dịch amorolfin bôi 1 lần/tuần trong 6 tháng. Hydroxypyridines (ciclopiroxolamin dạng xịt) xịt 1 lần/ngày trong 1 tháng, tiếp đến 2 lần/tuần trong 1 tháng và 1 lần/tuần trong 1 tháng.

Thuốc đường toàn thân: Itraconazol 200 mg/ngày trong 3 tháng, hoặc 200 mg/12 giờ trong 1 tuần của 1 tháng và lặp lại 2 tháng kế tiếp, hoặc fluconazol 150-300 mg/tuần trong 4-6 tuần.

Nhiễm Candida da/niêm mạc mạn tính và u hạt: có thể sử dụng thuốc chống nấm toàn thân như nhiễm Candida quanh móng và móng. Trong trường hợp đáp ứng kém hoặc kháng lại thuốc chống nấm, điều trị amphotericin B tiêm tĩnh mạch 1 lần, cách nhau 3 ngày; liều ban đầu 0,1 mg (với tổn thương khu trú) và 0,7 mg/kg (tổn thương lan rộng và tiến triển).

Khi tổn thương đáp ứng thì chuyển sang sử dụng các thuốc itraconazol 200 mg/12 giờ trong 4 tuần. Hoặc dùng fluconazol 150–300 mg/tuần trong 4 tuần. Hoặc voriconazol tiêm tĩnh mạch 4 mg/kg/12 giờ, posaconazol 800 mg/ngày. Nấm Candida kháng thuốc có thể sử dụng với liều đầu tiên là 70 mg/ngày đầu tiên, tiếp đến 50 mg/ngày trong 30 ngày.

Chú ý, nhiễm Candida có thể tái phát sau mỗi đợt điều trị. Vậy nên, bạn có thể hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa da liễu nhằm tìm cho mình cách phòng trị bệnh hữu hiệu, giảm nguy cơ tái phát bệnh và tránh lây lan sang cho người thân trong gia đình.

Đừng quên theo dõi chúng tôi để có thể cập nhật các kiến thức da liễu, thẩm mỹ nội khoa và nhận hỗ trợ khi cần thiết nhé.

PHÒNG KHÁM DA LIỄU THẨM MỸ BÁC SĨ VŨ THÁI HÀ

Địa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.

Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHa

Facebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha

Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166

Administrator

Administrator

Bình luận

Bài viết liên quan

Dr Thái Hà
+3
Dr Thái Hà
+5
Tư vấn
Tư vấn trực tuyến 24/70968221166
Đặt hẹn