Giang mai là một bệnh nhiễm khuẩn, lây truyền chủ yếu qua đường tình dục nhưng có thể lây qua đường máu, đường mẹ sang con và đường tiếp xúc trực tiếp với các thương tổn giang mai có loét. Bệnh diễn biến nhiều năm (10, 20, 30) năm có khi cả đời, có lúc rầm rộ, có những thời kỳ ngấm ngầm không có triệu chứng gì làm cho người bệnh lầm tưởng là đã khỏi và thể lây truyền cho thế hệ sau.
Các thể giang mai thường gặp
Bệnh qua nhiều thời kì, các giai đoạn khác nhau với biểu hiện
– Đào ban là những vết màu hồng tươi như cánh đào, bằng phẳng với mặt da, hình bầu dục, không ngứa, không đau, không điều trị gì cũng mất đi để lại vết nhiễm sắc tố loang lổ.. Khu trú chủ yếu ở hai bên mạng sườn, mặt, lòng bàn tay/chân.
– Viêm hạch lan tỏa: Có thể thấy hạch ở bẹn, nách, cổ, dưới hàm. Hạch to nhỏ không đều, không đau, không dính vào nhau.
– Mảng niêm mạc: Là vết trợt rất nông của niêm mạc, không có bờ, bề mặt thường trợt ướt, thường gặp ở các niêm mạc mép, lỗ mũi, hậu môn, âm hộ, rãnh quy đầu.
– Đào ban tái phát với ít vết hơn, nhưng kích thước mỗi vết lại to hơn.
– Sẩn giang mai: Trên các vùng da khác nhau, xuất hiện những sẩn, nổi cao hơn mặt da, rắn chắc, màu đỏ hồng, hình bán cầu, xung quanh có viền vảy
– Ngoài ra còn viêm mống mắt, viêm gan, viêm họng khàn tiếng, viêm màng xương, đau nhức xương, đau nhức đầu.
– Đào ban giang mai
– Củ giang mai
– Gôm giang mai
– Xâm nhập vào phủ tạng, phá hủy tổ chức, tàn phế cho người bệnh.
Giang mai gây suy giảm miễn dịch, tạo điều kiện cho các loại bệnh khác xâm nhập dễ dàng hơn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh. Vì vậy khi thấy những dấu hiệu bất thường, bạn nên đến phòng khám chuyên khoa Da liễu để được tư vấn và thăm khám một cách hiệu quả nhất.
Bình luận