Hotline: 0967571166

  • PHÒNG KHÁM DA LIỄU – PHẪU THUẬT THẨM MỸ – BÁC SỸ THÁI HÀ

    Cơ sở 1: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Thứ Hai - Chủ nhật

    08h30 AM - 08h00 PM
Rate this post

Một trong những câu hỏi mà Dr.thaiha nhận được nhiều nhất từ khách hàng chính là vì sao đã thoa kem chống nắng đủ kiểu mà da vẫn bị cháy nắng. Vấn đề này đang dần một nóng hơn khi mà một mùa hè nữa lại sắp tới. Nếu bạn đang có cùng sự quan tâm, hãy cùng các bác sĩ chuyên gia đi tìm hiểu qua bài chia sẻ đầy thú vị sau đây nhé.

Hiểu đúng về tình trạng cháy nắng của da

Ai cũng biết rằng ánh nắng mặt trời là “thủ thù truyền kiếp” của làn da. Ánh nắng gây ra lão hoá và các vấn đề về tăng sắc tố như nám, tàn nhang hay các đốm nâu trên cơ thể. Nhưng nghiêm trọng hơn là ánh nắng mặt trời còn có thể gây ra tổn thương da, đó chính là tình trạng cháy nắng.

Cháy nắng là một phản ứng viêm ở lớp ngoài cùng của da đối với tổn thương do tia cực tím (UV) được tìm thấy trong ánh nắng mặt trời. Da con người có melanin – một sắc tố mang lại màu sắc cho làn da và bảo vệ da trước các tia nắng mặt trời. Melanin hoạt động bằng cách làm tối làn da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Lượng melanin được sản sinh nhiều hay ít sẽ quyết định khả năng tự bảo vệ của da.

Đối với những người có ít melanin, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời không được bảo vệ kéo dài có thể khiến các tế bào da bị đỏ, sưng và đau, hay còn gọi là cháy nắng. Còn đối với những người có nhiều melanin và có sự bảo vệ thì ánh nắng chỉ khiến da bị sạm đi hoặc nám da xuất hiện. 

Vì sao thoa kem chống nắng mà da vẫn cháy nắng như thường?

Có thể khẳng định bỏng da, cháy là là tổn thương nghiêm trọng nhất có liên quan đến ánh nắng. Tình trạng da bị phồng rộp và bong ra từng lớp không chỉ tác động đến thẩm mỹ mà còn gây ra cảm giác đau rát vô cùng khó chịu. Tai hại hơn khi nhiễm trùng da có thể xảy ra và khiến cho da bị chảy dịch, có xu hướng bị hoại tử hoặc hình thành các mảng sẹo lớn…

Chính vì thế, chống nắng cho da chính là yêu cầu quan trọng để chúng ta có thể giữ làn da của mình luôn trong trạng thái an toàn. Một trợ thủ đắc lực nhất chính là kem chống nắng. Thế nhưng vẫn có những tình huống “tai quái” xảy ra khiến cho không ít người hoài nghi về công dụng của kem chống nắng.

Bỏng, cháy da khi dùng kem chống nắng

Trong mùa hè năm ngoái, các bác sĩ tại Dr.thaiha đã tiếp nhận và thăm khám cho rất nhiều ca bị cháy nắng, bỏng da. Có một điều được bác sĩ lưu tâm là hầu hết nhưng người này đều có ý thức bảo vệ da trước ánh nắng nhưng không hiểu tại sao da vẫn bị cháy nắng.

Đa phần các ca bệnh đều xuất hiện tình trạng cháy nắng sau những chuyến du lịch dài ngày, đặc biệt là tắm biển. Ví dụ như trường hợp của chị Hoàng Hương (28 tuổi) bị cháy nắng ở toàn bộ vùng lưng sau khoảng 2 tiếng tắm biển và phơi nắng tại bãi cát. Chị cho biết trước đó đã thoa kem chống nắng đầy đủ, thoa trước khi ra ra ngoài 20 phút nhưng không hiểu sao da vẫn bị cháy.

Hay như trường hợp của bé Đức Phúc (10 tuổi) cũng bị cháy nắng ở toàn bộ vùng da hở sau khi đi tắm biển cùng gia đình. Đáng chú ý hơn khi ở phần bả vai của bé còn có những vết rộp do bị cháy nắng kết hợp bỏng da. Trường hợp này gia đình cho biết đã cho cháu dùng kem chống nắng nhưng chỉ với một lượng nhỏ, vừa đủ để thoa đều lên bề mặt da. Không hiểu sau da vẫn bị cháy trong khi các thành viên khác trong gia đình không bị…

Theo các bác sĩ, tình trạng cháy nắng khi dùng kem chống nắng không hề hiếm gặp. Xảy ra phổ biến ở mùa hè và sắp tới chính là thời điểm gia tăng số cá cháy nắng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và đa phần đều là do lỗi từ chính chúng ta.

Nguyên nhân dùng kem chống nắng da vẫn bị cháy nắng

Theo bác sĩ Vũ Thái Hà – giảng viên bộ môn da liễu trường đại học y Hà Nội, tình trạng cháy nắng khi dùng kem chống nắng thường xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Lựa chọn kem chống nắng phù hợp với da

Kem chống nắng có rất nhiều loại, nhiều dạng và đến từ nhiều thường hiệu khác nhau. Đa phần các hãng sản xuất sẽ phát triển các dòng sản phẩm chống nắng phù hợp với từng loại da như da dầu, da mụn, da khô hay da nhạy cảm. Chính vì thế, việc lựa chọn kem chống nắng phù hợp với tình trạng da sẽ giúp tăng khả năng bảo vệ của sản phẩm.

  • Với những người có làn da khô, nêu ưu tiên dòng sản phẩm chống nắng có khả năng giữ ẩm cho da để tránh da bị khô.
  • Với người có làn da dầu nhờn nên lựa chọn dòng sản phẩm chống nắng thấm nhanh, kết cấu mỏng nhẹ và có khả năng kiềm dầu để để không gây bết dính.
  • Với người có làn da nhạy cảm nên lựa chọn kem chống nắng vật lý thay cho kem chống nắng hoá học để tránh kích ứng da.
  • Với làn da mụn nên lựa chọn dòng dược mỹ phẩm lành tính, với các thành phần tự nhiên để vừa kết hợp bảo vệ da, vừa nâng cao hiệu quả điều trị mụn…

Việc chúng ta dùng kem chống nắng không phù hợp với da sẽ khiến cho da không được bảo vệ tốt. Khi này, da có thể bị khô hơn, nhờn hơn và mụn hơn. Và nguy cơ da bị cháy nắng do không được bảo vệ tuyệt đối cũng rất dễ xảy ra dù cho bạn đã dùng rất nhiều kem chống nắng trước đó.

Dùng kem chống nắng nhưng không đúng về thời gian

Một trong những lý do khiến cho bạn thoa kem chống nắng nhưng vẫn bị cháy nắng chính là do chúng ta không nắm rõ cách sử dụng. Việc dùng kem chống nắng nhưng không đúng về thời gian là một trong những sai lầm thường gặp nhất.

Bạn có biết tại sao các hãng mỹ phẩm thường lưu ý khách hàng là nên thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài trời ít nhất 20 phút đồng hồ không? Bởi đó là khoảng thời gian để kem chống nắng có thể thẩm thấu vào bên trong làn da và tạo ra hàng rào bảo vệ “vô hình” trước ánh nắng mặt trời. Do đó, nếu bạn vừa thoa kem chống nắng và đi ra ngoài phơi nắng ngay lập tức thì việc da bị cháy nắng là rất dễ hiểu.

Một sai lầm nữa khiến cho việc thoa kem chống nắng của bạn trở thành “vô dụng” chính là không thoa dặm kem chống nắng. Dù cho kem chống nắng của bạn có chỉ số chống nắng cao đến đâu thì hiệu quả cũng chỉ duy trì tối đa là 2-3h đồng hồ (hiệu quả bảo vệ sẽ giảm dần theo thời gian. 

Thời gian này có thể sẽ giảm chỉ còn 80 phút nếu như bạn hoạt động dưới nước như bơi lội hay tắm biển. Do đó, nếu như bạn đi tắm biển mà quên thoa dặm kem chống nắng ngay sau khi ở dưới nước lên thì việc da bị cháy nắng sẽ là điều đương nhiên. Hãy nhớ nước biển có khả năng bắt nắng cực cao đấy nhé.

Dùng kem chống nắng nhưng lại quá tiết kiệm

Kem chống nắng muốn phát huy hiệu quả phải dùng với một lượng đủ. Nếu dùng quá ít sẽ không có hiệu quả chống nắng. Nhưng nếu dùng quá nhiều sẽ gây ra sự lãng phí và khiến cho lỗ chân lông bít tắc, gây ra các vấn đề da liễu khác. Câu hỏi đặt ra là lượng kem chống nắng như thế nào mới là đủ?

Câu hỏi này dường như khó có câu trả lời chính xác. Tuy nhiên, bạn có thể cân đối lượng kem chống nắng theo gợi ý mặt là ¼ muỗng cà phê cho da mặt (tương đương với 1,25 gram) và vùng da toàn thân là 25 – 30 gram. Đừng vì sự tiết kiệm mà hạn chế dùng kem chống nắng bởi chính điều này sẽ khiến da bạn cháy nắng nhanh hơn và tăng tốc độ lão hoá da.

Riêng với trẻ nhỏ, cha mẹ có thể dùng sản phẩm chống nắng lành tính phù hợp với trẻ nếu sự ảnh hưởng đến làn da. Hãy nhớ, trẻ có thể dùng kem chống nắng từ 1 tuổi. Nếu không dùng kem chống nắng và các biện pháp che chắn khác thì khả năng cháy nắng sẽ rất cao bởi da của trẻ khá mỏng manh và nhạy cảm nhé.

Vì sao thoa kem chống nắng mà da vẫn cháy nắng như thường?

Da bị cháy nắng phải làm gì?

Trong trường hợp bị thoa kem chống nắng nhưng da vẫn bị cháy nắng thì cần kịp thời xử lý để tránh gây tổn thương nghiêm trọng đến da. Một số các biện pháp khắc phục nhanh gồm:

  • Làm mát da càng nhanh càng tốt: Nếu da bị cháy nắng, bỏng rát bạn cần làm mát bằng cách chườm lạnh hoặc tắm nước lạnh ngay lập tức. Nhưng cần làm mát thật nhanh sau đó mặc lại quần áo và di chuyển đến chỗ râm mát để tránh nắng.
  • Vệ sinh và giữ ẩm cho da: Làm sạch vùng da đang có dấu hiệu cháy nắng. Chú ý nhẹ tay nếu da xuất hiện tình trạng phỏng rộp. Tiếp theo bạn cần thoa kem dưỡng ẩm để duy trì độ ẩm cho da. Không dùng thuốc mỡ hoặc dầu để thoa trên vùng da bị cháy nắng.
  • Bổ sung nước cho cơ thể: Cháy nắng làm mất chất lỏng trên bề mặt da, do đó bạn có thể bị mất nước. Điều quan trọng là phải bù nước bằng cách uống nước và đồ uống giúp bổ sung chất điện giải nhưng không dùng bia rượu thay thế.
  • Giảm viêm cho da: Có thể dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID để giảm viêm và khó chịu khi cháy nắng. Bạn cũng có thể sử dụng kem cortisone 1% không cần kê đơn theo chỉ dẫn trong một vài ngày để giúp làm dịu vết đỏ và sưng tại vùng da cháy nắng.
  • Chăm sóc da tại nhà: Mặc quần áo rộng, thoáng khí để tránh kích ứng da. Tránh dùng hoá mỹ phẩm tại vùng da đang bị cháy nắng đặc biệt là đồ trang điểm có chứa các thành phần hoá học có hại và hương liệu.
  • Thận trọng hơn khi dùng thuốc: Nếu đang dùng thuốc làm cho da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời như tetracycline, thiazide, sulfonamides, phenothiazin, thuốc tránh thai, thuốc lợi tiểu, thuốc trị tiểu đường có thể tạm thời ngưng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ đang điều trị cho mình để giảm thiểu các ảnh hưởng đến làn da đang bị cháy nắng.
  • Thăm khám khám bác sĩ khi cần thiết: Trong trường hợp vùng tổn thương da quá rộng kèm theo dấu hiệu nổi mụn nước và đau nhức, các dấu hiệu mệt mỏi do mất nước và nhiễm trùng… mọi người cần tới ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và xử lý an toàn.

Cuối cùng Dr.thaiha muốn nhắc nhở bạn rằng thoa kem chống nắng vẫn có thể khiến cho da bị cháy nắng. Chính vì thế, chúng ta cần kết hợp đa dạng các giải pháp chống nắng gồm kem chống nắng, dụng cụ chống nắng và đặc biệt là hạn chế ra ngoài nắng khi trời đang có nhiệt độ cao để bảo vệ làn da một cách toàn diện nhất.

Phòng khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà sẽ giúp bạn tìm ra một loại kem chống nắng phù hợp và tư vấn các giải pháp chăm sóc làn da bị cháy nắng. Nếu bạn đã từng rơi vào tình trạng thoa kem chống nắng mà da vẫn bị cháy nắng… hãy liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa để hiểu hơn về nguyên nhân và tìm giải pháp để có thể bảo vệ da tốt hơn trong mùa hè này nhé.

Trân trọng!

Đừng quên theo dõi chúng tôi để có thể cập nhật các kiến thức da liễu, thẩm mỹ nội khoa và nhận hỗ trợ khi cần thiết nhé.

PHÒNG KHÁM DA LIỄU THẨM MỸ BÁC SĨ VŨ THÁI HÀ

Địa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.

Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHa

Facebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha

Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166

Administrator

Administrator

Bình luận

Bài viết liên quan

Dr Thái Hà
+3
Dr Thái Hà
+5
Tư vấn
Tư vấn trực tuyến 24/70968221166
Đặt hẹn