Hotline: 0967571166

  • PHÒNG KHÁM DA LIỄU – PHẪU THUẬT THẨM MỸ – BÁC SỸ THÁI HÀ

    Cơ sở 1: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Thứ Hai - Chủ nhật

    08h30 AM - 08h00 PM
5/5 - (1 bình chọn)

Nhọt hay mụn nhọt là bệnh da liễu phổ biến ở trẻ em. Chỉ tình trạng viêm cấp tính gây hoại tử nang lông và tổ chức xung quanh. Bệnh có liên quan đến  tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus). Nhọt có thể làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ da, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nên cần được thăm khám và điều trị đúng cách. Ngay sau đây sẽ là một vài thông tin chia sẻ về tình trạng nổi mụn nhọt trên da, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Nhọt là gì?

Nhọt là bệnh da liễu cấp tính, xuất hiện đột ngột và thường gây ra tình trạng sưng đau khó chịu. Hay nói cách khác, nhọt chính là hiện tượng viêm cấp tính gây hoại tử nang lông và tổ chức xung quanh. Nhọt thường mọc không nhiều như các mụn thông thường. Tuy nhiên kích thước nhọt thường lớn hơn nhiều lần và kèm theo đó là cảm giác khó chịu.

Nhọt thường bắt đầu như đỏ, thành khối. Vùng da nổi nhọt nhanh chóng bị sưng to và chứa đầy mủ, phát triển lớn hơn và đau đớn hơn cho đến khi bị vỡ và chảy nước. Nhọt có thể gây nhiễm trùng da nếu không được điều trị đúng cách. Đáng chú ý hơn khi nhọt thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là nhóm đối tượng chưa thể ý thức được việc phòng tránh bệnh và cần sự hỗ trợ từ người lớn.

Nhọt: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng trị an toàn

Nguyên nhân gây mụn nhọt là gì?

Nguyên nhân gây bệnh là tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus). Đây là loại vi khuẩn sống ký sinh trên da người. Vị trí ký sinh của vi khuẩn thường là các nang lông hay ở các vùng có nếp gấp như rãnh má, rãnh mũi, rãnh liền mông hay như các hốc tự nhiên như lỗ mũi.

Khi các nang lông bị tổn thương kết hợp các các điều kiện khác sẽ khiến cho vi khuẩn phát triển và gây ra tình trạng mụn nhọt. Trong đó, các yếu tố liên quan đến mụn nhọt sẽ phải kể đến gồm trạng miễn dịch kém, suy dinh dưỡng, mắc bệnh tiểu đường hoặc vệ sinh kém sạch sẽ…

Chuẩn đoán tình trạng mụn nhọt

Khi bị lên mụn nhọt, ban đầu da của bạn sẽ bị nổi sẩn nhỏ, màu đỏ, sưng nề, chắc, tấy đỏ ở nang lông. Sau 2 ngày đến 3 ngày, tổn thương sẽ có xu hướng lan rộng hóa mủ tạo thành ổ áp xe, ở giữa hình thành ngòi mủ. Triệu chứng nhọt này rất dễ quan sát bằng mắt thường mà không cần bất cứ dụng cụ y khoa hỗ trợ nào khác.

Đau nhức tại vùng da mọc nhọt là triệu chứng thường gặp nhất. Vị trí đau có thể lan tỏa ở quang các vùng khu trú của nhọt. Số lượng tổn thương nhọt có thể là ít hoặc nhiều nhưng trên thực tế sẽ không xuất hiện quá nhiều. Kích thước nhọt thường to hơn nhiều so với mụn viêm thông thường và thường mọc ở đầy, cổ, mặt, mông, chân tay…

Các triệu chứng toàn thân có thể gặp khi da nổi nhọt gồm sốt cáo, mệt mỏi và các dấu hiệu nhiễm trùng khác. Trong một số trường hợp nếu không xử lý tốt nhọt sẽ gây nhiễm trùng huyết. Nếu nhọt mọc trên môi má có thể dẫn đến viêm tĩnh mạch xoang hang và nhiễm khuẩn huyết.

Nhọt cụm còn gọi là nhọt bầy hay hậu bối gồm một số nhọt xếp thành đám. Bệnh thường gặp ở những người suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch hoặc mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, hen phế quản, lao phổi…

Tuy nhiên, trong giai đoạn sớm bệnh có thể bị nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác. Do đó nếu thấy da của mình bị nổi mụn lớn, sưng đau và có mủ bạn cần tới ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán phân biệt với viêm nang lông, herpes da lan tỏa, trứng cá và viêm tuyến mồ hôi mủ…

Ngoài các dấu hiệu lâm sàng, chúng ta có thể chẩn đoán mụn nhọt cận lâm sàng như sau: 

– Mô bệnh học: ổ áp xe ở nang lông, cấu trúc nang lông bị phá vỡ, giữa là tổ chức hoại tử, xung quanh thâm nhập nhiều các tế bào viêm, chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính.

– Nuôi cấy mủ có tụ cầu vàng phát triển.

– Tăng bạch cầu trong máu ngoại vi.

– Máu lắng tăng…

Nhọt: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng trị an toàn

Nguyên tắc phòng trị mụn nhọt an toàn

Mụn nhọt là dạng bệnh da liễu cấp tính có thể được điều trị khỏi nếu như chúng ta tiến hành đúng cách. Nguyên tắc điều trị chung là cần giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ kết hợp với chống nhiễm khuẩn toàn thân và tại chỗ. Ngoài ra, người mắc mụn nhọt cũng cần được nâng cao thể trạng với một chế độ dinh dưỡng khoa học nhất.

Trong mọi tình huống bệnh nhân không được tự ý xử lý nhọt tại nhà. Hành động nặn nhọt khi còn non sẽ khiến cho da bị tổn thương nghiêm trọng hơn và tăng nguy cơ nhiễm trùng rất nguy hiểm. Bệnh nhân cũng không nên tự ý dùng thuốc bôi, thuốc uống để tự chữa nhọt tại nhà nếu chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ để tránh biến chứng nguy hiểm.

Một số các giải pháp có thể giúp giảm các triệu chứng đau nhức liên quan đến mụn nhọt gồm:

– Áp một khăn ấm vùng bị ảnh hưởng trong khoảng 10 phút.

– Nhẹ nhàng rửa nhọt 2 – 3 lần một ngày. 

– Không bao giờ ép hoặc chích nhọt. 

– Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng nhẹ.

– Giặt quần áo, khăn tắm đã chạm vào vùng bị nhiễm bệnh…

Nhọt sẽ không nguy hiểm nếu như chúng ta hiểu đúng về nó và có cách xử lý an toàn. Và nếu bạn đang cảm thấy mình hay người thân có dấu hiệu nổi mụn nhọt, hãy liên hệ ngay với Dr.thaiha để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn, giải đáp và hỗ trợ điều trị an toàn, hiệu quả nhất nhé!

Đừng quên theo dõi chúng tôi để có thể cập nhật các kiến thức da liễu, thẩm mỹ nội khoa và nhận hỗ trợ khi cần thiết nhé.

PHÒNG KHÁM DA LIỄU THẨM MỸ BÁC SĨ VŨ THÁI HÀ

Địa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.

Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHa

Facebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha

Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166

Administrator

Administrator

Bình luận

Bài viết liên quan

Dr Thái Hà
+3
Dr Thái Hà
+5
Tư vấn
Tư vấn trực tuyến 24/70968221166
Đặt hẹn