Mụn trứng cá ở mép môi đang khiến cho không ít người khó chịu. Bởi việc xử lý nhân mụn trứng cá mép môi gây ra cảm giác đau đớn. Trong khi đó, các tổn thương mụn viêm nếu không được điều trị sớm sẽ có thể để lại sẹo và thâm. Và nếu như bạn đang bị nổi mụn mép môi thì hãy cùng theo dõi bài chia sẻ sau của Dr.thaiha để chủ động trong thăm khám và điều trị.
Nhận biết mụn trứng cá mép môi
Mụn trứng cá xuất hiện ảnh hưởng đến thẩm mỹ của cơ thể. Trong đó, tình trạng nổi mụn trứng cá mép môi đang khiến cho nhiều bạn trẻ cảm thấy thiếu tự tin vào diện mạo của bản thân. Đáng quan tâm hơn khi mụn mép môi có thể phát triển từ mụn trứng cá không viêm sang trứng cá viêm gây tổn thương cấu trúc da.
Về lý thuyết, trứng cá mép môi hình thành do sự tắc nghẽn nang lông. Nguyên nhân của tắc nghẽn là do bã nhờn, tế bào chết và bụi bẩn gây ra… Và khi vi khuẩn gây mụn P.acnes hoạt động mạnh, gia tăng số lượng thì cũng là lúc mụn trứng cá ở mép môi trở nên nặng hơn.
Các đặc điểm của mụn trứng cá gồm:
- Xuất hiện mụn trứng cá ở vùng mép môi, tập trung ở viền môi.
- Đa dạng các loại mụn như mụn cám, mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn mủ…
- Mụn có thể bị sưng tấy, gây đỏ da và có cảm giác đau nhức, nhất là khi có tác động nặn mụn.
- Mụn trứng cá mép môi gây tổn thương da khi bị lở loét, dẫn đến nhiễm trùng.
- Mụn trứng cá có thể thuyên giảm theo thời gian nhưng nguy cơ tái phát sẽ rất cao…
Mụn trứng cá ở môi mép có nguy hiểm không?
Tình trạng da nổi mụn nói chung và trứng cá mép môi là bệnh da liễu lành tính. Bệnh không ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người. Tuy nhiên, mụn trứng cá sẽ gây ra những tác động tiêu cực sau:
- Ảnh hưởng đến tâm lý: Mụn trứng cá ở mép môi gây ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của người mắc. Trứng cá gây ra sự mất sự tin trong giao tiếp hàng ngày từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống.
- Ảnh hưởng đến thẩm mỹ da: Nổi mụn mép môi ảnh hưởng đến thẩm mỹ da nếu như xuất hiện tình trạng mụn viêm. Nguy cơ bị loét da dẫn tới tổn thương da sâu, rộng và hình thành sẹo, thâm da rất cao.
- Nguy cơ nhiễm trùng: Mụn trứng cá viêm sẽ có nguy cơ nhiễm trùng rất cao. Từ các tổn thương da này sẽ làm tăng nguy cơ lây lan các bệnh truyền nhiễm gây ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe con người.
- Khó khăn trong điều trị: Với mụn trứng cá mép môi thì việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn tình trạng trứng cá khác. Điều trị kéo dài gây lãng phí về thời gian và tiền bạc…
Nói tóm lại, mụn trứng cá mép môi là tình trạng da không nguy hiểm. Mụn có thể tự thuyên giảm, tự khỏi mà không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, bệnh nhân mắc trứng cá vẫn cần chủ động thăm khám và điều trị một cách tích cực để tránh được những ảnh hưởng tiêu cực mà mụn trứng cá gây ra.
Mụn trứng cá mép môi có nặn được không?
Với tình trạng mụn trứng cá ở mép môi, bệnh nhân cần thận trọng trong việc nặn mụn. Nặn mụn tuy có thể giúp loại bỏ nhân mụn, hỗ trợ loại bỏ trứng cá nhanh hơn nhưng cũng có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm.
Việc nặn trứng cá mép môi nếu không thực hiện theo chuẩn y khoa thì sẽ làm tăng những nguy cơ sau:
- Nguy cơ nhiễm trùng da cao hơn: Vùng mép môi là khu vực nhạy cảm và dễ bị nhiễm trùng do phải ăn uống hàng ngày. Khi nặn mụn không đúng cách sẽ khiến cho da bị tổn thương hở nặng hơn. Đây chính là điều kiện để vi khuẩn xâm nhập vào vết thương và gây viêm nhiễm nghiêm trọng.
- Vết thâm và sẹo: Nặn mụn mép môi không đúng cách có thể để lại sẹo vĩnh viễn hoặc vết thâm, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Và khu vực mép môi lại hở hoàn toàn, chịu tác động từ ánh nắng mặt trời nên nguy cơ bị sẹo và thâm rất cao.
- Kích ứng da khi nặn mụn: Khu vực quanh môi rất nhạy cảm, và việc nặn mụn có thể gây tổn thương cho da, dẫn đến đỏ, sưng. Chăm sóc da sau nặn mụn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, nguy cơ bị kích ứng với các sản phẩm chăm sóc sau nặn mụn sẽ cao hơn.
- Lây lan mụn rộng hơn: Khi nặn mụn, mủ và vi khuẩn có thể lây lan ra các vùng da xung quanh. Điều này làm cho mụn có thể mọc lại hoặc lan rộng hơn ra quanh miệng, cằm.
- Đau đớn khó chịu: Nếu nặn mụn ở mép môi bạn sẽ phải chịu những cơn đau do đâu là vùng da mỏng, có tính nhạy cảm cam. Do đó, thao tác nặn mụn sẽ cần phải thực hiện nhẹ nhàng và có sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa.
Các yếu tố nguy cơ gây ra mụn ở mép môi
Mụn ở mép môi có liên quan trực tiếp đến hoạt động của tuyến bã nhờn, sừng hóa nang lông và hoạt động của vi khuẩn. Ngoài cơ chế hình thành mụn đã nêu còn có những yếu tố nguy cơ gây ra mụn trứng cá khác. Bao gồm:
- Rối loạn nội tiết trong cơ thể ở các thời điểm nhất định như dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, tiền mãn kinh…
- Ảnh hưởng của hội chứng buồng trứng đa nang, cường giáp và hội chứng Cushing. Thường ảnh hưởng đến nữ giới.
- Thói quen chạm tay vào miệng và vùng da lân cận. Hay như thói quen liếm môi và không vệ sinh môi miệng sau ăn.
- Không thay khẩu trang, đeo khẩu trang bẩn, khẩu trang ẩm mốc khiến vùng mép môi, miệng nổi mụn trứng cá.
- Trang điểm nhiều nhưng không làm sạch da không kỹ lưỡng gây bít tắc nang lông dẫn đến mụn trứng cá.
- Ăn uống không khoa học, thường xuyên ăn đồ chiên rán, đồ cay nóng và uống sữa bò hay sử dụng các chế phẩm từ sữa…
Gợi ý điều trị mụn trứng cá mép môi an toàn và hiệu quả
Với tình trạng nổi mụn mép môi, bệnh nhân cần tránh tự nặn mụn và giữ vệ sinh tốt sẽ giúp tình trạng mụn trứng cá ở mép môi được cải thiện mà không gây thêm tổn thương cho da. Gặp các bác sĩ chuyên khoa da liễu để được hỗ trợ thăm khám và điều trị tích cực nhất. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ mụn viêm và tránh cho da bị thâm, sẹo mụn.
Một số các cách có thể giúp hỗ trợ kiểm soát và điều trị hiệu quả mụn trứng cá mép môi gồm:
- Giữ vệ sinh khu vực da: Rửa mặt nhẹ nhàng, tránh dùng tay bẩn chạm vào vùng da quanh môi. Sau khi ăn uống cần vệ sinh vùng môi miệng để đảm bảo da luôn được sạch. Thường xuyên tẩy trang và tẩy tế bào chết để phòng ngừa nguy cơ da nổi mụn trứng cá.
- Dùng sản phẩm trị mụn nhẹ nhàng: Bạn có thể sử dụng các loại kem trị mụn chứa benzoyl peroxide hoặc salicylic acid để làm khô mụn một cách an toàn. Điều trị tại chỗ sẽ có độ tiện lợi cao hơn nhưng lại cần kéo dài thời gian để có được kết quả tốt.
- Dưỡng ẩm cho da: Dùng kem dưỡng ẩm phù hợp cho da dễ bị mụn. Việc dưỡng ẩm giúp giữ cho da không bị khô, hạn chế việc tiết dầu thừa và giảm nguy cơ bít tắc lỗ chân lông. Nhất là khi bạn đang điều trị tại chỗ với các hoạt chất trị mụn có thể làm khô da thì sẽ càng cần dưỡng ẩm tích cực hơn.
- Tránh căng thẳng và stress: Căng thẳng có thể làm tăng sản xuất hormone cortisol, làm tình trạng mụn trở nên nặng nề hơn. Thực hiện các biện pháp thư giãn như tập yoga, thiền, hoặc các hoạt động thể dục nhẹ nhàng giúp giảm stress và cải thiện sức khỏe da.
- Nặn mụn: Có thể nặn mụn trứng cá khi đã “già”. Nếu bạn không thể xác định thời điểm nặn mụn trứng cá mép môi thì hãy tới các cơ sở thẩm mỹ để được các bác sĩ chuyên khoa da liễu hỗ trợ xử lý một cách an toàn và hiệu quả nhất…
Dr.thaiha xin nhấn mạnh, mụn trứng cá mép môi là tình trạng da liễu lành tính. Tuy nhiên, trong một số trường hợp mép môi có thể bị nổi mụn rộp, mụn nước, hoặc bị chốc lây. Do đó, cần có chuẩn đoán phân biệt rõ ràng để có được kế hoạch điều trị mụn một cách an toàn và hiệu quả nhất.
Phòng khám Dr.thaiha sẽ giúp bạn điều trị hiệu quả mụn trứng cá mép môi. Những ca bệnh trứng cá nhẹ sẽ được kiểm soát chỉ trong 1 – 2 tháng. Những ca mụn nặng thì sẽ ổn sau khoảng 3 tháng… Kết hợp với điều trị duy trì để mụn trứng cá không tái phát…
Tới với Dr.thaiha, bạn sẽ có phác đồ điều trị mụn chuẩn y khoa, rút ngắn thời gian điều trị mụn. Vừa chữa mụn trứng cá mép môi lại vừa có thể chữa sẹo, thâm mụn và trẻ hóa da một cách toàn diện nhờ những công nghệ y khoa hiện đại nhất.
Mọi thông tin chi tiết về dịch vụ thăm khám, điều trị mụn trứng cá, quý khách hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng, chính xác hơn!
PHÒNG KHÁM DA LIỄU THẨM MỸ BÁC SĨ VŨ THÁI HÀ
Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội
[F1] https://www.facebook.com/BSVuThaiHa
[F2] https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha
[H] 0967571166 hoặc 0968571166
Bình luận