Hotline: 0967571166

  • PHÒNG KHÁM DA LIỄU – PHẪU THUẬT THẨM MỸ – BÁC SỸ THÁI HÀ

    Cơ sở 1: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Thứ Hai - Chủ nhật

    08h30 AM - 08h00 PM
Rate this post

Viêm da dị ứng là một bệnh xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau. Điều khiến không ít người băn khoăn là liệu viêm da dị ứng có lây không và các dấu hiệu nhận biết bệnh là gì? Dưới đây là những thông tin tổng hợp chi tiết giải thích cho vấn đề này.

Viêm da dị ứng có lây không?

Viêm da dị ứng là một tình trạng da bị viêm mãn tính do cơ thể phản ứng quá mẫn với các tác nhân bên ngoài hoặc bên trong. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em và những người có cơ địa dị ứng.

Về vấn đề viêm da dị ứng có lây không thì câu trả lời là không. Viêm da dị ứng không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó không lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc da, khí hậu hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân. 

Nguyên nhân chính của bệnh thường liên quan đến cơ địa nhạy cảm, di truyền và các yếu tố môi trường. Mặc dù không lây, nhưng viêm da dị ứng có thể khiến người mắc gặp nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nếu không được điều trị đúng cách. Một người dễ gặp tình trạng viêm da dị ứng khi tiếp xúc với:

  • Các tác nhân môi trường: Phấn hoa, bã nhờn, mạt bụi.
  • Hóa chất: Xà phòng, chất tẩy rửa, mỹ phẩm.
  • Thực phẩm: Sữa, đậu phộng, hải sản.
  • Yếu tố di truyền: Người có tiền sử gia đình mắc các bệnh dị ứng như hen suyễn, viêm mũi dị ứng.

Các yếu tố khác nhau có thể khiến bệnh dễ bề bùng phát hoặc trầm trọng hơn, chẳng hạn:

  • Da khô hoặc nhạy cảm.
  • Môi trường âm u, nhiễu độ ẩm.
  • Tiếp xúc với các chất gây kích ứng.

 

Dấu hiệu nhận biết viêm da dị ứng

Các triệu chứng viêm da dị ứng thường khá đa dạng, thay đổi tựa vào cơ địa dị ứng và yếu tố kích thích cụ thể. Tuy nhiên, những dấu hiệu phổ biến bao gồm:

Ngứa dữ dội, đặc biệt vào ban đêm

Ngứa là dấu hiệu đầu tiên và đặc trưng nhất của viêm da dị ứng. Cơn ngứa có thể nhẹ ở giai đoạn đầu nhưng dần trở nên dữ dội hơn, đặc biệt vào ban đêm hoặc khi tiếp xúc với tác nhân kích thích.

Trong trường hợp người bệnh thường không kiểm soát được hành động gãi, dẫn đến tình trạng tổn thương da nghiêm trọng hơn và có nguy cơ nhiễm trùng.

Da đỏ, viêm và sưng tấy

Vùng da bị viêm da dị ứng thường có màu đỏ hoặc hồng, kèm theo cảm giác nóng rát. Đôi khi, da sưng nhẹ và trở nên nhạy cảm hơn khi chạm vào. Triệu chứng này rõ rệt nhất trong giai đoạn cấp tính và thường tập trung ở các vùng nếp gấp như khuỷu tay, đầu gối, cổ, hoặc cổ tay.

Da khô, bong tróc và nứt nẻ

Tình trạng khô da xảy ra do lớp bảo vệ tự nhiên trên bề mặt da bị suy giảm, khiến da mất nước và trở nên thô ráp. Các vùng da khô dễ bong tróc, nứt nẻ, đôi khi chảy máu, đặc biệt khi thời tiết hanh khô hoặc không được dưỡng ẩm đầy đủ. Đây là một đặc điểm phổ biến ở giai đoạn mạn tính của bệnh.

Xuất hiện mụn nước nhỏ và chảy dịch

Trong giai đoạn cấp tính, vùng da tổn thương có thể nổi các mụn nước nhỏ li ti, chứa dịch lỏng. Khi mụn nước vỡ ra, dịch có thể chảy ra ngoài, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và khiến vùng da bị tổn thương trở nên ẩm ướt, khó chịu.

Da dày sừng và đổi màu

Nếu tình trạng viêm da kéo dài hoặc tái phát nhiều lần, vùng da tổn thương sẽ trở nên dày hơn, sần sùi (gọi là hiện tượng lichen hóa). Da cũng có thể đổi màu, thường là sẫm hơn (tăng sắc tố) hoặc nhạt hơn (giảm sắc tố) so với vùng da xung quanh. Đây là kết quả của việc gãi thường xuyên hoặc do viêm mạn tính.

Vị trí tổn thương đặc trưng

Viêm da dị ứng thường tập trung ở các khu vực dễ bị gập, cọ xát hoặc vùng da tiếp xúc với tác nhân kích thích:

  • Ở trẻ nhỏ: Vùng má, trán, và da đầu thường bị tổn thương đầu tiên.
  • Ở trẻ lớn và người trưởng thành: Bệnh thường xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối, cổ, cổ tay, hoặc mắt cá chân.

Các giai đoạn phát triển của bệnh:

  • Cấp tính: Da đỏ, ngứa, nổi mụn nước, có thể chảy dịch.
  • Mạn tính: Da khô, dày sừng, nứt nẻ, ngứa kéo dài.

Các yếu tố làm nặng hơn tình trạng viêm da dị ứng

Vấn đề viêm da dị ứng có lây không là không tuy nhiên tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích hoặc dị nguyên từ môi trường. Dưới đây là những yếu tố phổ biến làm nặng hơn viêm da dị ứng:

Yếu tố môi trường

  • Không khí khô hoặc lạnh: Thời tiết hanh khô hoặc mùa đông làm da mất nước, khiến tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Ô nhiễm môi trường: Khói bụi, hóa chất, khí thải công nghiệp có thể gây kích ứng và làm bùng phát triệu chứng.
  • Thay đổi đột ngột về thời tiết: Sự thay đổi độ ẩm hoặc nhiệt độ đột ngột cũng làm da khó thích nghi, dễ kích ứng.

Tiếp xúc với chất kích ứng

  • Xà phòng và chất tẩy rửa mạnh: Các sản phẩm chứa hóa chất mạnh như xà phòng, nước rửa bát, hoặc bột giặt có thể gây kích ứng da.
  • Hóa chất hoặc mỹ phẩm: Các sản phẩm không phù hợp, chứa hương liệu hoặc chất bảo quản dễ gây dị ứng.
  • Quần áo chất liệu không phù hợp: Len, sợi tổng hợp hoặc vải thô ráp có thể gây ma sát và kích ứng da.
  • Dị nguyên trong không khí: Bụi nhà, lông thú cưng, phấn hoa, hoặc nấm mốc thường là các yếu tố kích hoạt bệnh.
  • Dị ứng thức ăn: Một số thực phẩm như sữa, trứng, đậu phộng, hải sản, hoặc đồ ăn cay, nóng có thể làm bệnh nặng hơn.

Thói quen không lành mạnh

  • Gãi hoặc chà xát da mạnh: Hành động này làm tổn thương da, gây nhiễm trùng hoặc làm da dày sừng.
  • Không dưỡng ẩm da: Thiếu độ ẩm làm da khô, dễ tổn thương hơn trước các yếu tố môi trường.
  • Tắm nước quá nóng hoặc tắm quá lâu: Làm mất đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ da, khiến da khô và kích ứng hơn.

Yếu tố tâm lý và sức khỏe

Nếu bạn có thể điều chỉnh tâm lý của bản thân thì các dấu hiệu viêm da dị ứng cũng có thể sẽ được cải thiện. Những gợi ý được bác sĩ chuyên khoa đưa ra gồm:

  • Căng thẳng, lo âu: Stress có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của viêm da dị ứng do ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.
  • Mất ngủ hoặc thiếu ngủ: Làm giảm khả năng tự phục hồi của da, khiến triệu chứng kéo dài hơn.
  • Suy giảm hệ miễn dịch: Các bệnh lý mãn tính hoặc hệ miễn dịch yếu có thể làm da dễ bị kích ứng hơn.

Viêm da dị ứng có lây không? Các dấu hiệu nhận biết là gì?

Lời khuyên để kiểm soát viêm da dị ứng

Ngoài quan tâm đến vấn đề viêm da dị ứng có lây không, người bệnh nên chú ý về cách kiểm soát bệnh:

  • Tránh tác nhân kích thích: Sử dụng xà phòng và mỹ phẩm dịu nhẹ, mặc quần áo thoáng mát, tránh chất liệu gây ma sát.
  • Duy trì độ ẩm cho da: Dưỡng ẩm thường xuyên bằng các sản phẩm dành riêng cho da nhạy cảm.
  • Giảm stress: Áp dụng các phương pháp thư giãn như thiền, yoga, hoặc tập thở sâu.
  • Ăn uống lành mạnh: Hạn chế các thực phẩm gây dị ứng và bổ sung thực phẩm giàu omega-3 để hỗ trợ phục hồi da.
  • Điều trị sớm và đúng cách: Nếu triệu chứng không cải thiện, cần đến bác sĩ để được tư vấn và kê đơn thuốc phù hợp.

Bài viết đã giải đáp chi tiết về viêm da dị ứng có lây không. Thực tế, viêm da dị ứng là một bệnh không lây nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bị mắc. Việc nhận biết sớm và áp dụng biện pháp chăm sóc, điều trị phù hợp sẽ giúp hạn chế được những biến chứng không mong muốn.

Mọi thông tin về cách phòng tránh và điều trị viêm da dị ứng hay các bệnh da liễu khác, bạn hãy gọi cho Dr.thaiha hoặc tới trực tiếp phòng khám để nhận được hỗ trợ khám chữa bệnh chuẩn y khoa. Trân trọng!

Đừng quên theo dõi chúng tôi để có thể cập nhật các kiến thức da liễu, thẩm mỹ nội khoa và nhận hỗ trợ khi cần thiết nhé.

PHÒNG KHÁM DA LIỄU THẨM MỸ BÁC SĨ VŨ THÁI HÀ

Địa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.

Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHa

Facebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha

Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166

Administrator

Administrator

Bình luận

Bài viết liên quan

Dr Thái Hà
+3
Dr Thái Hà
+5
Tư vấn
Tư vấn trực tuyến 24/70968221166
Đặt hẹn