Hotline: 0967571166

  • PHÒNG KHÁM DA LIỄU – PHẪU THUẬT THẨM MỸ – BÁC SỸ THÁI HÀ

    Cơ sở 1: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Thứ Hai - Chủ nhật

    08h30 AM - 08h00 PM
5/5 - (1 bình chọn)

Chân tay miệng ở trẻ nhỏ là một bệnh da liễu có thể phát triển thành dịch do khả năng lây lan cao. Bệnh phát triển qua nhiều cấp độ khác nhau và nặng nhất là khi bệnh khiến trẻ bị sốc làm nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Ngay sau đây, các bác sĩ đến từ Phòng khám da liễu Thái Hà sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu đúng về bệnh chân tay miệng để có thể phòng trị bệnh cho con mình một cách hiệu quả nhất.

bac-si-da-lieu-chia-se-ve-benh-tay-chan-mieng-o-tre-nho

Chân tay miệng là bệnh gì?

Bệnh tay, chân và miệng là một hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột của họ Picornaviridae gây ra. Giống vi rút gây bệnh TCM phổ biến nhất là Coxsackie A và virus Enterovirus 71 (EV-71). Bệnh chân tay miệng thường gặp ở trẻ nhỏ và ít gặp ở người lớn, có khả năng lây lan và bùng phát thành dịch nếu nó tiếp xúc trực tiếp và tiếp xúc nhiều với người mắc bệnh.

Triệu chứng đầu tiên khi mắc chân tay miệng thường là sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi và đau họng. Một đến hai ngày sau khi xuất hiện sốt trẻ bắt đầu đau miệng. Trong họng trẻ có thể phát hiện các chấm đỏ nhỏ sau đó biến thành các bọng nước và thường tiến triển đến loét. Các tổn thương này có thể thấy ở lưỡi, nướu và bên trong má.

Các vết ban điển hình thường xuất hiện ở các vị trí tay, chân và miệng nên giới y khoa đặt tên bệnh là  Tay – Chân – Miệng. Tuy nhiên, các dấu hiệu chân tay miệng thường bị bỏ qua nếu ở mức độ nhẹ. Và bệnh cũng phát triển theo từng cấp độ khác nhau. Do đó, việc phát hiện các triệu chứng Tay – Chân – Miệng sẽ giúp cha mẹ bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho trẻ nhỏ.

Các cấp độ phát triển của bệnh Tay – Chân – Miệng ở trẻ nhỏ

Theo các tài liệu y khó, Tay – Chân – Miệng ở trẻ thường có thời gian ủ bệnh từ 3-7 ngày. Triệu chứng ban đầu của bệnh có thể là sốt thường kèm theo một cơn đau họng. Trẻ có thể sẽ chán ăn, bỏ ăn, quấy khóc nhiều hơn đồng thời sẽ bị sốt cao. Chứng phát ban hình thành rõ nét ở lòng bàn tay, bàn chân và cổ họng của bé. Các giai đoạn phát triển của bệnh được chia như sau:

Tay – Chân – Miệng độ 1 là thể nhẹ nhất của bệnh, xuất hiện sau thời kỳ ủ bệnh và kéo dài chỉ từ 1-2 ngày. Bệnh chỉ gây loét miệng và/ hoặc tổn thương da và cha mẹ thường không qua tâm nhiều đến các dấu hiệu này, cho rằng đó là các biểu hiện da liễu bình thường ở trẻ.

Tay – Chân – Miệng độ 2 bắt đầu có biến chứng trên thần kinh và biến chứng tim mạch nhẹ. Các dấu hiệu nhận biết bệnh khi này sẽ nhiều hơn bao gồm: trẻ bị giật mình dưới 2 lần/ 30 phút, sốt trên 2 ngày với nhiệt độ trên 39 độ C kèm theo nôn, lừ đừ, trẻ nhỏ bị khó ngủ, quấy khóc vô cớ, nhịp tim ở trẻ nhanh và trẻ bị sặc khi nuốt thức ăn hoặc uống nước.

Tay – Chân – Miệng độ 3 là giai đoạn nặng hơn của bệnh với các dấu hiệu biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp nặng. Khi này bệnh nhân sẽ có tim đập nhanh trên > 170 lần/ phút khi khi trẻ nằm yên và có thân nhiệt bình thường. Trẻ bị vã mồ hôi, lạnh toàn thân huyết áp tăng nhiều hơn,có cơn ngưng thở, thở nông, xuất hiện rút lõm ngực, khò khè và tăng trương lực cơ.

Tay – Chân – Miệng độ 4 là giai đoạn nặng nhất của bệnh Tay – Chân – Miệng với các dấu hiệ đặc biệt nguy hiểm gồm: Trẻ có biểu hiện sốc, phù phổi cấp, da trở lên tím tái, dấu hiệu ngưng thở, thở nấc. Biến chứng nguy hiểm đến tính mạng nếu không được kiểm soát và cấp cứu kịp thời.

bac-si-da-lieu-chia-se-ve-benh-tay-chan-mieng-o-tre-nho-1

Khi nào cha mẹ cần cho trẻ nhập viên

Thông thường bạn sẽ cần cho trẻ đến cơ sở y tế để các bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh cho trẻ. Tuy nhiên, với các trẻ bị Tay – Chân – Miệng có thể tự theo dõi tại nhà và thực hiện các biện pháp phòng trị theo ý kiến của các bác sĩ. Và trong thời gian theo dõi sức khỏe cho bé, nếu trẻ có những dấu hiệu sau bạn cần cho trẻ nhập viện càng sớm càng tốt:

– Sốt cao > 39 độ C và khó giảm nhiệt dù đã dùng thuốc hạ sốt

– Sốt kèo dài trên 3 ngày mà không có dấu hiệu ngừng sốt.

– Trẻ nôn ói nhiều và thường xuyên ngủ gà, không muốn nói chuyện.

– Bạch cầu máu > 17.000/mm3 có thể nhận biết bằng xét nghiệm máu…

Bạn nên kết hợp điều trị tại nhà và cho trẻ thăm khám bác sĩ để biết nguyên nhân gây bệnh là gì đồng thời có giải pháp điều trị bệnh phù hợp nhất. Chú ý là mọi sự tự ý dùng thuốc mà chưa qua thăm khám sẽ đều làm gia tăng mức độ nguy hiểm và các biến chứng của bệnh. Do đó, cha mẹ cần thật cẩn thận để chăm sóc tốt cho mình.

Biến chứng của bệnh Tay – Chân – Miệng có thể xảy ra

Thường thì bạn sẽ gặp biến chứng Tay – Chân – Miệng khi bệnh phát triển ở mức độ 2 trở lên. Và các biến chứng thường gặp nhất của bệnh sẽ là:

– Tay – Chân – Miệng có thể xảy ra cùng với bệnh viêm màng não do virus hoặc vô khuẩn hiếm

– Các bệnh nghiêm trọng hơn có thể xảy ra gồm viêm nãohoặc tê liệt như một bệnh bại liệt thậm chí còn hiếm gặp hơn.

– Viêm não mực độ nặng có thể khiến cho bệnh nhân bị Tay – Chân – Miệng tử vong nếu không được kiểm soát sớm.

– Các hiện tượng khác nhau  mất móng tay và mất móng chân hầu hết xảy ra ở trẻ bị bệnh tay chân miệng trong 4 tuần.

– Bệnh có thể gây ra tổn thương ngoài da đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống của trẻ và gia đình bạn sau này…

bac-si-da-lieu-chia-se-ve-benh-tay-chan-mieng-o-tre-nho-2

Điều trị bệnh Tay – Chân – Miệng an toàn cho trẻ

Tại Phòng khám da liễu Thái Hà, các bác sĩ sẽ giúp cha mẹ kiểm soát sự phát triển của bệnh Tay – Chân – Miệng và loại bỏ bệnh một cách nhanh nhất. Bệnh thườn được điều trị bằng thuốc tại nhà. Thuốc được kê theo đơn và uống theo tình trạng bệnh. Bạn sẽ cần giữ liên hệ với bác sĩ và cho trẻ tái khám sau 48h điều trị tại nhà hoặc thăm khám ngay khi thấy bệnh phát triển nặng hơn, theo chiều xấu hơn.

Ngoài ra, khi trẻ bị Tay – Chân – Miệng bạn sẽ cần chú ý đến việc giữ vệ sinh cơ thể cho trẻ đúng cách và sạch sẽ. Nên cho trẻ uống thêm nhiều nước, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức khỏe và sức đề kháng cho trẻ nhỏ. nhằm chống lại những tác động tiêu cực do bệnh gây ra như vết loét, sốt cao, đồng thời phòng ngừa và hạn chế biến chứng nguy hiểm của bệnh..

Ngoài ra, các bác sĩ cho biết Tay – Chân – Miệng là dạng bệnh có khả năng lây lan cao và có thể phát triển thành dịch nguy hiểm nên bạn sẽ cần cho trẻ tránh xa những nơi công cộng để không làm lây bệnh cho người khác hoặc lây nhiễm bệnh trở lại. Nếu có thể bạn sẽ cần cho trẻ tiêm phòng bệnh Tay – Chân – Miệng từ khi còn sớm để giảm nguy cơ mắc bệnh.

Nếu bạn cần tư vấn thêm về bệnh Tay – Chân – Miệng hãy liên hệ với Phòng khám da liễu Thái Hà để nhận được tư vấn, hỗ trợ điều trị hiệu quả từ các chuyên gia, bác sĩ nổi tiếng nhé. Thân ái!

Đừng quên theo dõi chúng tôi để có thể cập nhật các kiến thức da liễu, thẩm mỹ nội khoa và nhận hỗ trợ khi cần thiết nhé.

PHÒNG KHÁM DA LIỄU THẨM MỸ BÁC SĨ VŨ THÁI HÀ

Địa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.

Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHa

Facebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha

Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166

Administrator

Administrator

Bình luận

Bài viết liên quan

Dr Thái Hà
+3
Dr Thái Hà
+5
Tư vấn
Tư vấn trực tuyến 24/70968221166
Đặt hẹn