Rate this post Viêm da cơ địa là một bệnh lý mạn tính của ...
Ghẻ là bệnh về da do ký sinh trùng có tên Sarcoptes scabiei var. hominis. phát triển và sinh sản duy nhất trên da người gây ra khi có các điều kiện thuận lợi. Ghẻ có thể lây từ người này sang người khác và gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, cuộc sống hàng ngày. Do đó, ngay khi nghi ngờ mình bị ghẻ mọi người cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và hướng dẫn điều trị an toàn.
Contents
Ghẻ là một bệnh về da do ký sinh trùng S.scabiei var. hominis gây ra. Loại ký sinh trùng này chỉ tồn tại trên cơ thể con người nhưng chúng ta lại khó có thể quan sát bằng mắt thường. Khi có các yếu tố thuận lợi, ký sinh trùng ghẻ bắt đầu phát triển mạnh và gây ra các triệu chứng bất thường ở da, lúc này sẽ xuất hiện bệnh ghẻ.
Ở tất cả các giai đoạn phát triển, ghẻ đào hang vào lớp thượng bì ngay sau khi tiếp xúc, không đào sâu hơn lớp gai; và để lại phân trong các đường hầm đó. Nếu quan sát bằng kính hiển vi chúng ta sẽ thấy sự xuất hiện của ghẻ cái ở trên da với các đặc điểm như sau:
– Hình bầu dục với kích thước khoảng 0,3 – 0,35 mm.
– Ghẻ cái có 8 chân, 2 đôi chân trước có ống giác, 2 đôi chân sau có lông tơ.
– Trên lưng có gai xiên về phía sau, đầu có vòi để hút thức ăn đồng thời để đào hầm.
Chu kỳ sống cái ghẻ kéo dài 30 ngày nếu cư trú ở thượng bì. Ghẻ cái sống từ 4-6 tuần; đẻ 40-50 trứng. Mỗi ngày chúng đẻ 1-5 quả trứng trong hang ghẻ; sau 3-7 ngày trứng nở thành ấu trùng, ấu trùng lột xác nhiều lần, di chuyển lên bề mặt da và phát triển trở thành ghẻ trưởng thành.
Ghẻ cái thường đào hang vào buổi tối, mỗi ngày đào 2 – 3 mm, đẻ trứng vào ban ngày. Đó cũng chính là lý do tại sao người mắc bệnh ghẻ thường bị ngứa nhiều hơn vào ban đêm bởi đây chính là thời điểm ghẻ hoạt động nhiều hơn để đào hang trên da.
Ghẻ là bệnh da liễu đã từng có thời điểm bùng phát thành dịch. Hiện nay, bệnh ghẻ đã được kiểm soát tốt hơn với ước tính 300 triệu ca/năm trên toàn thế giới và chỉ tập trung tại các khu vực kém phát triển. Nơi mà các điều kiện vệ sinh không đảm bảo sạch sẽ. Tại Việt Nam, số các ca bệnh ghẻ được ghi nhận là không nhiều nhưng chúng ta vẫn cần đề phòng bệnh một cách cẩn thận.
Ghẻ có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống khi chúng xuất hiện đồng thời với các triệu chứng sau:
– Ngứa dai dẳng trên diện rộng khiến cho bạn đứng ngồi không yên từ đó làm ảnh hưởng đến công việc hàng ngày và các giao tiếp xã hội.
– Tổn thương xảy ra ở những vùng bị nhiễm ghẻ trong đó có các tổn thương thứ phát do chà xát và gãi lâu ngày sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, loét trợt trên da.
– Thường thấy các mụn nước ở vùng da mỏng, các hang ghẻ dưới lớp sừng, các tổn thương sẩn ghẻ, viêm da dạng chàm hoá và có thể tìm thấy ký sinh trùng ghẻ.
– Ghẻ có thể làm suy giảm chất lượng cuộc sống nếu để lâu ngày, khiến bạn ngủ không ngon giấc từ đó làm suy giảm sức khỏe tổng thể…
Hơn thế nữa, các bác sĩ cũng cho biết ghẻ là bệnh có khả năng lây qua tiếp xúc với da bị bệnh hoặc qua tiếp xúc với vật mang ký sinh trùng như quần áo, đồ dùng. Nếu bệnh không được điều trị đúng cách sẽ làm tăng các biến chứng nguy hiểm như sau:
>> Chàm hóa: Bệnh nhân bị ngứa, gãi chàm hóa. Ngoài các thương tổn ghẻ còn có các mụn nước tập trung thành đám. Hay gặp ở người có cơ địa dị ứng, chàm xảy ra ở những khu vực bị trầy da, hay gặp nhất ở bàn tay, kẽ ngón tay, cổ tay, nách, quầng vú, thắt lưng, mông, dương vật và bìu. Ở người lớn, da đầu, mặt và lưng thường không bị; còn ở trẻ nhỏ thì hay gặp ở đường chỉ lòng bàn tay và lòng bàn chân, nếp gấp cổ tay.
>> Bội nhiễm: Các mụn nước do ghẻ gây ra có thể mọc xen kẽ các mụn mủ, có thể phù nề.. Tình trạng chốc loét, viêm nang lông, tạo thành áp xe; viêm mạch bạch huyết, viêm hạch; viêm mô bào; nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng huyết có thể xảy ra.
>> Lichen hoá: Là biến chứng của bệnh ghẻ thưởng đến do bệnh gây ngứa ngáy khiến cho bệnh nhân phải gãi nhiều từ đó khiến da dày lên và có màu thâm hơn bình thường.
>> Viêm cầu thận cấp: Biến chứng ghẻ có thể gặp ở những trẻ nhỏ bị ghẻ bội nhiễm và không được điều trị, hoặc điều trị không khỏi tái đi tái lại nhiều lần…
Ghẻ không khó để có thể điều trị triệt để nếu như chúng ta hiểu đúng về bệnh và có cho mình những giải pháp phòng trị an toàn. Trong đó, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo bạn nên điều trị ghẻ cho cả những người thân bên cạnh để tránh lây chéo bệnh từ người ngày sang người khác. Nguyên tắc điều trị bệnh ghẻ an toàn gồm:
– Giặt, phơi, nấu, là quần áo (là mặt trái), chăn đệm, màn, đồ dùng.
– Bôi thuốc có hiệu quả hơn sau khi làm sạch da, không bôi thuốc khi da chưa được làm sạch.
– Bôi, thoa thuốc vào tất cả các vị trí của da, đặc biệt là ở bẹn.
– Bạn tình và những người gần gũi nhau hoặc toàn bộ người trong gia đình có tiếp xúc trong vòng một tháng cũng cần được khám sàng lọc và điều trị dự phòng.
Bệnh ghẻ thường sẽ chỉ cần dùng thuốc để điều trị. Tuy nhiên, dùng thuốc gì và dùng như thế nào sẽ do các bác sĩ chuyên khoa đưa ra phác đồ phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân. Do đó, ngay khi cảm thấy mình bị ghẻ, bạn hãy đến các bệnh viện hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để nhận hỗ trợ thăm khám cũng như điều trị an toàn.
Địa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.
Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHa
Facebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha
Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166
Bình luận