Rate this post Viêm da cơ địa ở tay là một bệnh lý da ...
Khi bị côn trùng cắn, nếu chúng ta không xử lý kịp thời và đúng cách có thể sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, mỗi loại côn trùng lại có cách xử lý khác nhau. Chính vì thế, trong bài viết này Dr.thaiha sẽ chia sẻ và hướng dẫn bạn cách xử trí thích hợp khi có dấu hiệu bị côn trùng cắn để có thể bảo vệ chính mình và những người thân yêu.
Khi bị các loại côn trùng đốt (muỗi, bọ chét, ve, kiến ba khoang…) nơi bị đốt thường xảy ra những phản ứng ngoài da như: sưng nề đỏ, ngứa, đau thậm chí là sốc phản vệ. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể gây nguy hiểm đặc biệt khi người bị đốt là trẻ nhỏ hoặc người già, người có sức đề kháng kém.
Một trong những sai lầm thường gặp khi bị côn trùng cắn và bị ngứa chính là dùng tay gãi. Điều này được xem là có thể khiến cho da bị tổn thương gây ra tình trạng đau rát. Nguy hiểm hơn là khi đó các vi khuẩn có cơ hội phát triển và gây viêm nhiễm, nhiễm trùng làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạnh của bạn.
Vậy bạn đã biết cách xử lý côn trùng cắn hay chưa? Nếu chưa hãy cùng xem bác sĩ chuyên khoa da liễu hướng dẫn và làm tốt nhé!
Contents
Khi phát hiện kiến ba khoang bám trên da bạn cần nhanh chóng xua đuổi nó. Nhưng tuyệt đối không giết kiến bằng cách dùng tay miết khi chúng còn ở trên da của bạn mà hãy thổi nhẹ nhàng để kiến bay đi chỗ khác. Trên thực tế loại côn trùng này không đốt mà tổn thương gây ra khi kiến ba khoang bị giết, tiết ra nọc độc làm bỏng da.
Sau đó bạn sẽ cần nhanh chóng rửa sạch bằng nước rửa tay, xà phòng, nếu có cồn có thể rửa sạch và sát trùng bằng cồn. Rửa càng sạch sẽ càng hạn chế được tác hại của độc tố kiến ba khoang để lại. Nếu tổn thương rộng và đau nhức bạn không được tự xử lý tại nhà mà cần đến gặp bác sĩ da liễu để được hỗ trợ.
Lưu ý: Không tự ý bôi thuốc hay gãi vì sẽ khiến vết thương lan rộng, gặp biến chứng nguy hiểm như bội nhiễm hoặc hoại tử da.
Khi bị ong đốt, bạn cần làm ngay các bước sau:
Lấy vòi chích của ong ra bằng cách dùng móng tay hoặc dùng nhíp lấy ra. Sau đó bạn sẽ rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước ấm. Tiếp theo bạn có thể sử dụng dung dịch sát trùng như Povidine 10% hoặc cồn 70 độ lên vết đốt mỗi ngày 2 lần.
Chú ý, ong đốt sẽ khiến cho vùng da đó bạn sưng phù và có dấu hiệu đau nhức khó chịu. Bạn có thể giảm đau bằng cách chườm với đá lạnh nhưng cần tránh chườm trực tiếp đá trong thời gian quá lâu nhằm bởi nếu không sẽ xảy ra bỏng lạnh. Không nặn ép để tránh nọc độc của ong lan rộng hơn.
Sau một vài ngày các tổn thương sẽ tự lành. Nếu trong trường hợp bạn bị đốt ở những chỗ hiểm, không thể bôi thuốc như mắt cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có hướng chăm sóc phù hợp và an toàn nhất.
Sâu róm là loại côn trùng có khả năng khiến cho da bị ngứa và mẩn đỏ khó chịu. Chúng sống trú ngụ ở cây cối và các bụi rậm và thường phát triển theo mùa. Các tổn thương do sâu róm gây ra thường xuất hiện khi chúng ta tiếp xúc với lông và gai trên người côn trùng bởi loại động vật này cũng không cắn, tương tự như kiến ba khoang.
Trước tiên cần lấy que gạt sâu róm ra khỏi da và rửa sạch da bằng xà phòng. Sau đó, hãy dùng đá lạnh chườm lên vùng da bị tổn thương để giảm sưng ngứa và giảm đau. Tránh gãi nhiều lên vết ngứa vì điều này có thể làm lông và gai đâm sâu vào trong da và gây tổn thương da làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Các loại côn trùng ruồi, muỗi, kiến thường gây sẩn ngứa, nổi phồng trên da rất khó chịu. Vì vậy khi bị cắn bạn cần xử trí nhanh bằng cách sát trùng vết đốt bằng cách rửa kỹ vết đốt bằng xà phòng. Sau đó có thể giảm nốt sần ngứa bằng cách lấy một cục đá chườm lên da khoảng 5 phút.
Chú ý, có rất nhiều cha mẹ đang tự xử lý vết côn trùng cắn cho trẻ tại nhà bằng cách dùng nước bọt để chấm trên trên da hoặc xoa dầu gió. Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo đây là việc làm phản khoa học và nó có thể khiến cho trẻ phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe trong đó có các bệnh truyền nhiễm xã hội.
Các loại côn trùng này khi cắn chúng bám rất chắc vào da do đó bạn bắt chúng kéo từ từ ra khỏi da để răng chúng không sót lại ở chỗ cắn. Sau đó rửa sạch vết cắn bằng xà phòng để ngăn vết cắn sưng to. Tiếp tục đến gặp các bác sĩ da liễu để được tư vấn cách tiêu diệt các loại côn trùng có hại này.
Trên thực tế, chấy rận hay bọ chét thường sống ký sinh trên cơ thể các loại động vật có lông. Do đó, để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh bạn cần tránh xa các loại động vật như chó, mèo, chim… nếu là thú cưng cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày để tránh lây lan bệnh tật…
Tất cả các trường hợp bị công trùng cắn đặc biệt là trẻ nhỏ cần được khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán kịp thời. Bệnh thường khỏi sau 5 – 7 ngày điều trị ngoại trú, không cần nằm viện. Tuy nhiên, bạn vẫn phải cho trẻ thăm khám để được tư vấn thuốc bôi, và các giải pháp phòng tránh tái phát.
Chúc bạn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!
Địa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.
Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHa
Facebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha
Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166
Bình luận