Hotline: 0967571166

  • PHÒNG KHÁM DA LIỄU – PHẪU THUẬT THẨM MỸ – BÁC SỸ THÁI HÀ

    Cơ sở 1: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Thứ Hai - Chủ nhật

    08h30 AM - 08h00 PM
Rate this post

Bệnh bạch biến không phải là bệnh bẩm sinh. Bệnh có thể khởi phát ở bất kỳ tuổi nào, nhưng thường gặp ở người trẻ, và có một số thống kê gặp ở nữ nhiều hơn ở nam. Có đến 80% trường hợp các dát mất sắc tố khu trú ở vùng hở (các chi, mặt và cổ) và bệnh được thể hiện với nhiều dạng khác nhau. Ngay sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cùng bạn một vài kiến thức chuyên khoa về bệnh bạch biến, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Điều trị và phòng tránh bệnh bạch biến

Chẩn đoán phân biệt bạch biến

Hiện nay có rất nhiều người không thể tự phân biệt chẩn đoán bệnh bạch biến. Chính sự nhầm lẫn về bệnh này đã khiến cho việc điều trị bạch biến không có hiệu quả hoặc kém hiệu quả. Vậy nên, bạn cần biết phân biệt bạch biến để có thể phòng tránh và điều trị an toàn.

Bạch biến được thể hiện là dát mất sắc tố hình tròn hay bầu dục, giới hạn rõ. Tổn thương có khuynh hướng phát triển ra ngoại vi và liên kết với nhau, xung quanh có một vùng da đậm sắc hơn màu da bình thường. Bệnh bạch biến không phải là bệnh bẩm sinh. Bệnh có thể khởi phát ở bất kỳ tuổi nào, nhưng thường gặp ở người trẻ.

Bạch biến thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh sau:

+ Bớt giảm sắc tố bẩm sinh thường bị bệnh từ khi sinh ra, tổn thương không tăng lên, không giảm đi theo thời gian.

+ Dát trắng trong phong bất định thường kèm theo rối loạn cảm giác, có thể giảm hay mất cảm giác.

+ Dát trắng trong lang ben có dấu hiệu vỏ bào, ngứa, xét nghiệm soi tươi thấy sợi nấm.

+ Chàm khô có thể điều trị thử bằng mỡ corticoid thấy mất tổn thương; trong trường hợp khó có thể làm giải phẫu bệnh.

+ Giảm sắc tố sau viêm là hiện tượng viêm đỏ trước đó, sau để lại dát giảm sắc tố.

+ Giảm sắc tố do hoá chất hay bỏng gặp ở người có tiền sử tiếp xúc với hóa chất, sau đó mất sắc tố từ từ. Ranh giới vùng giảm sắc tố tương xứng với vùng da tiếp xúc hóa chất.

+ Hội chứng Vogt-Koyanagi-Harada: biểu hiện của bệnh gồm bạch biến, viêm màng bồ đào, viêm màng não, bại liệt, rụng tóc, rối loạn thính giác, ù tai.

+ U sùi dạng nấm giống bạch biến: giảm sắc tố không đồng đều, bề mặt có ít vảy mỏng.

+ Bớt thiếu máu (nevus anemicus): do bất thường mạch máu mà không phải do rối loạn sắc tố. Ấn kính sẽ làm mất ranh giới giữa vùng da bệnh và vùng da lành.

+ Bạch tạng: bệnh bẩm sinh, mất sắc tố lan tỏa toàn thân. Mất sắc tố cả ở đồng tử. Toàn bộ lông, tóc màu trắng…

Điều trị và phòng tránh bạch biến

Bạch biến có tự khỏi không, điều trị như thế nào?

Bạch biến là dạng rối loạn sắc tố da không thể tự khỏi. Càng để lâu các dát trắng trên da sẽ càng lan rộng và có xu hướng đậm màu hơn. Chính vì thế, chúng ta cần có các giải pháp điều trị hiệu quả ngay từ khi da xuất hiện các dấu hiệu bạch biến đầu tiên, khi bệnh còn nhẹ.

Tuy nhiên, các đơn trị liệu hầu như không có hiệu quả trong bệnh bạch biến. Do đó, điều trị phải phối hợp nhiều phương pháp khác nhau. Sự đáp ứng với điều trị cũng rất khác nhau. Bạn có thể tham khảo phác đồ điều trị bạch biến sau:

Trị liệu bằng ánh sáng 

Phương pháp này lấy lại sắc tố da ở 70% bệnh nhân bạch biến ở giai đoạn sớm và thể khu trú. Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng UVB dải hẹp (bước sóng 311nm) cho kết quả tốt nhất. UVB dải hẹp còn là lựa chọn đầu tiên cho điều trị bạch biến lan tỏa ở người lớn và trẻ em. 

Chiếu UVB dải hẹp 2-3 lần/tuần. Phương pháp này an toàn đối với trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú. Tác dụng phụ chủ yếu là ngứa và khô da và bạn nên bổ sung độ ẩm cho da khi điều trị bằng cách này.

PUVA 2-3 lần/tuần cũng là một phương pháp được lựa chọn nhiều trong lâm sàng, đặc biệt là đối với những bệnh nhân có tuýp da 4-6 và bị bạch biến lan rộng. Tuy nhiên, bạch biến ở lưng, tay và chân thường không đáp ứng với phương pháp điều trị này. Kết quả tốt nhất đạt được khi điều trị ở mặt, thân mình và đầu gần của các chi.

Ưu điểm của ánh sáng trị liệu là thời gian điều trị ngắn, không phải dùng thuốc, không có tác dụng phụ ở đường tiêu hóa …

Laser điều trị bạch biến

Laser cắt (Excimer laser) là một phương pháp điều trị mới, an toàn và hiệu quả, đặc biệt đối với những trường hợp có diện tích thương tổn dưới 30%. Tuy nhiên, giá thành của phương pháp này đắt. Một nghiên cứu từ 2004 – 2007 cho thấy việc phối hợp bôi mỡ tacrolimus 0,1% và laser cắt 308nm có hiệu quả tốt hơn so với sử dụng laser cắt đơn thuần.

Sử dụng corticoid

+ Đường toàn thân là corticoid dạng uống cần cân nhắc giữa hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc khi dùng kéo dài.

+ Tại chỗ là dùng thuốc bôi được lựa chọn đầu tiên cho bạch biến khu trú, bởi vì nó dễ dàng và tiện lợi cho cả bệnh nhân và thầy thuốc trong việc điều trị duy trì.

+ Tránh sử dụng corticoid tiêm tại tổn thương vì có thể gây nhiễm khuẩn tại chỗ tiêm và teo da.

Điều trị bạch biến tại chỗ

+ Tacrolimus (0,03% và 0,1%): là một lựa chọn điều trị có hiệu quả cho những trường hợp bạch biến ở mặt và cổ. Kết hợp tacrolimus và laser cắt cho hiệu quả tốt hơn so với đơn trị liệu. 

+ Calcipotriol và tacalcitol cũng là một chất điều trị tại chỗ bệnh bạch biến có hiệu quả. Phối hợp calcipotriol và UVB dải hẹp hoặc PUVA cho kết quả tốt hơn so với điều trị riêng rẽ.

+ Khellin 4% phối hợp laser cắt cho kết quả tốt trong điều trị bạch biến…

Phẫu thuật cấy ghép da

Chỉ định với các trường hợp bị bạch biến nặng và cơ thể không đáp ứng được các phương pháp điều trị nêu trên. Đây là loại điều trị khó cần được tiến hành với chỉ định và sự kiểm soát của bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân cần đến bệnh viện da liễu để thăm khám và được thực hiện thủ thuật một cách an toàn.

Điều trị, phòng tránh bệnh bạch biến

Hướng dẫn phòng tránh bệnh bạch biến

Cần nhắc lại bạch biến không phải là bệnh bẩm sinh mà nó là dạng bệnh tự phát. Bệnh có thể khởi phát ở bất kỳ tuổi nào, nhưng thường gặp ở người trẻ, và có một số thống kê gặp ở nữ nhiều hơn ở nam. Do đó, chúng ta cần chủ động phòng tránh các dấu hiệu bạch biến với những  gợi ý sau:

– Tránh dùng chất kích thích như café, bia rượu và cũng không nên thức khuya.

– Giảm stress bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn, tích cực tham gia các hoạt động xã hội.

– Nên bôi kem chống nắng trước khi ra nắng 30 phút kể cả ngày trời râm.

– Khi ra ngoài trời đội mũ rộng vành, đeo kính, mặc quần áo dài.

– Làm xét nghiệm định kỳ phát hiện một số bệnh liên quan như hormon tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến yên và định lượng insulin máu.

Nếu bạn cần được tư vấn về bạch biến, hãy liên hệ với Dr.thaiha để được chia sẻ trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa nổi tiếng!

Đừng quên theo dõi chúng tôi để có thể cập nhật các kiến thức da liễu, thẩm mỹ nội khoa và nhận hỗ trợ khi cần thiết nhé.

PHÒNG KHÁM DA LIỄU THẨM MỸ BÁC SĨ VŨ THÁI HÀ

Địa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.

Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHa

Facebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha

Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166

Administrator

Administrator

Bình luận

Bài viết liên quan

Dr Thái Hà
+3
Dr Thái Hà
+5
Tư vấn
Tư vấn trực tuyến 24/70968221166
Đặt hẹn