Hotline: 0967571166

  • PHÒNG KHÁM DA LIỄU – PHẪU THUẬT THẨM MỸ – BÁC SỸ THÁI HÀ

    Cơ sở 1: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Thứ Hai - Chủ nhật

    08h30 AM - 08h00 PM
5/5 - (1 bình chọn)

Chào bác sĩ, em trai cháu thường xuyên bị nổi mề đay trên người. Cứ tầm 7-8h tối là chỗ mề đay lại bị ngứa không chịu nổi. Ban ngày thì hoàn toàn không ngứa. Gia đình có cho đi khám ở bệnh viện nhưng cứ uống hết thuốc bác sĩ cho bệnh lại ngứa trở lại. Vậy xin bác sĩ cho cháu hỏi đây là bị làm sao và có chữa được hay không?

Chào bạn! Rất cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc về chứng mề đay đến với Phòng khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà. Chúng tôi xin đưa ra một vài chia sẻ, tư vấn về bệnh như sau:

Mề đay là gì, có nguy hiểm hay không?

Mề đay là dạng bệnh da liễu thường gặp. Theo các số liệu thống kê chưa đầy đủ thì 15-25% dân số thế giới có biểu hiện mày đay ít nhất một lần trong đời, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng có có hai đỉnh cao từ sơ sinh tới 9 tuổi và từ 30-40 tuổi. Như vậy, ai trong số chúng ta cũng có thể bị mề đay.

Nhưng bạn đừng quá lo lắng bởi mề đay là bệnh da liễu lành tính có thể điều trị khỏi. Bệnh thường không ảnh hưởng gì đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống khi gây ra các triệu chứng phù nề trên da, da nổi mẩn nhiều đồng thời có xuất hiện tình trạng ngứa ngáy như em bạn đang mắc phải.

Do đó, ngay khi có dấu hiệu mề đay người bệnh cần thăm khám bác sĩ sớm để có hướng điều trị phù hợp nhằm tránh bệnh tái phát nhiều lần.

noi-me-day-va-ngua-la-bi-lam-sao

Đặc điểm lâm sàng của bệnh mề đay

Hiện nay, có khá nhiều người bị nổi mề đay nhưng lại không nhận biết bệnh từ sớm khiến cho mề đay tái phát nhiều lần và khó điều trị hơn. Theo các bác sĩ, mề đay thường có các biểu hiện chung như sau:

Thương tổn cơ bản: sẩn phù ranh giới rõ, kích thước 1-8 cm màu đỏ hoặc màu trắng với vành đỏ xung quanh, hình tròn, ovan hoặc đa cung, ngứa nhiều. Các sẩn phù thường lan rộng thành những mảng lớn.

Thời gian nổi mề đay: Thời gian tồn tại ngắn, thường dưới 24 giờ đồng hồ nhưng có khả năng tái phát nhanh. Bệnh cấp tính thường kéo dài dưới 6 tuần còn bệnh mãn tính thường kéo dài trên 6 tuần.

Phù mạch: Các dấu hiệu phù mạch thường gặp khi nổi mề đay gồm sưng nề mí mắt, môi, lưỡi, đầu chi và các vị trí khác do phù nề dưới da. Nếu sưng nề thanh quản có thể gây khó thở, phù mạch đường tiêu hóa có thể gây đi ngoài, đau bụng, .

Phân bố: Các tổn thương cơ bản và phù mạch có thể khu trú hoặc lan rộng, có thể mày đay hoặc phù mạch đơn thuần hoặc kết hợp với nhau. Mề đay có thể nổi ở bất kỳ vùng da nào nhưng thường gặp vẫn là ở chân, tay, lưng, bụng và mặt…

Một vài nguyên nhân gây mề đay mà bạn không ngờ đến

Mày đay có nhiều nguyên nhân nhưng đôi khi cũng không tìm thấy nguyên nhân nào nên gọi là mày đay vô căn. Trong số những nguyên nhân của mề đay thì có nhiều nguyên nhân gây mề đay mà bình thường chúng ta không nghĩ tớinhư sau:

– Mề đay xuất hiện sau khi da bị 1 dụng cụ cùn vẽ  hoặc cào xước, rất ngứa, mất đi sau 30 phút còn được gọi là Chứng vẽ nổi (dermographism).

– Mày đay do lạnh (cold urticaria) thường xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi thường xuất hiện khi chúng ta tiếp xúc với lạnh và mất đi sau khi cơ thể ấm trở lại.

– Mề đay ánh nắng (solar urticaria) xảy ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có bước sóng 290-500 nm. Các sẩn phù tồn tại dưới 1 giờ, có thể kết hợp với ngất lịm.

– Mề đay cholinergic xuất hiện sau khi tập luyện thể lực nhiều, gắng sức, tiết nhiều mồ hôi. Thương tổn rất ngứa, có thể kèm theo khò khè, chảy nước mắt.

– Mày đay do nước (aquagenic urticaria) thường hiếm gặp hơn và xuất hiện khi tiếp xúc với nước ở bất kỳ nhiệt độ nào gây nên các thương tổn mày đay giống mày đay cholinergic.

– Phù mạch do áp lực thường xuất hiện ở các vùng da bị đè nén như mông, bẹn do ngồi nhiều, ở bàn tay sau khi quay búa, ở bàn chân sau khi đi bộ… gây đau vài ngày, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống người bệnh.

– Phù mạch rung động là dạng mề đay có liên quan đến di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường. Những người bị bệnh thường có hiện tượng giải phóng histamin từ tế bào mast như khi cọ xát khăn trên lưng gây ra các thương tổn mày đay trong khi đè nén trực tiếp thì không…

noi-me-day-va-ngua-la-bi-lam-sao-1

Chẩn đoán và điều trị mề đay an toàn

Với trường hợp của em trai bạn, chúng tôi chưa thể đưa ra kết luận đang bị dạng mề đay nào. Do đó, để có thể khắc phục tình trạng mề đay trước hết người bệnh cần ghi chép nhật ký bệnh và các yếu tố liên quan như thức ăn, đồ uống, thuốc dùng, sự thay đổi của môi trường, các bệnh kèm theo. Việc thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày, có chế độ ăn uống lành mạnh tránh các tác nhân gây dị ứng đồng thời điều trị sớm và hiệu quả các bệnh nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn giúp giải quyết bệnh trong một số trường hợp bệnh.

Mề đay thường được điều trị bằng thuốc kháng histamin H1, histamin H2 (như cimetidine), Corticoid, có thể bằng cả thuốc sinh học… Nhưng cần chú ý là phác đồ điều trị và đơn thuốc sẽ là khác nhau cho mỗi trường hợp. Do đó, thăm khám sẽ là giải pháp tốt nhất để chúng ta có thể điều trị bệnh một cách hiệu quả.

Một chú ý nữa đó chính là bạn hãy nhắc nhở em mình không nên gãi vùng da bị nổi mề đay và ngứa. Thay vào đó, có thể chườm nóng để giảm ngứa nhằm tránh tổn thương da gây ra các vấn đề viêm da khác nhé. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn về tình trạng nổi mề đay mà có phương án điều trị an toàn nhất.

Đừng quên theo dõi chúng tôi để có thể cập nhật các kiến thức da liễu, thẩm mỹ nội khoa và nhận hỗ trợ khi cần thiết nhé.

PHÒNG KHÁM DA LIỄU THẨM MỸ BÁC SĨ VŨ THÁI HÀ

Địa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.

Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHa

Facebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha

Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166

Administrator

Administrator

Bình luận

Bài viết liên quan

Dr Thái Hà
+3
Dr Thái Hà
+5
Tư vấn
Tư vấn trực tuyến 24/70968221166
Đặt hẹn