Hotline: 0967571166

  • PHÒNG KHÁM DA LIỄU – PHẪU THUẬT THẨM MỸ – BÁC SỸ THÁI HÀ

    Cơ sở 1: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Thứ Hai - Chủ nhật

    08h30 AM - 08h00 PM
5/5 - (1 bình chọn)

Trong quá trình điều trị mụn bạn có thể sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng các thành phần đặc trị mụn. Đây là giải pháp điều trị nội khoa cho hiệu quả cao nếu như áp dụng đúng hướng dẫn điều trị. Tuy nhiên, thành phần đặc trị mụn vẫn có thể gây ra các tác dụng phụ nhất định và bạn sẽ cần học cách để kiểm soát hay làm giảm các tác dụng phụ này.

Dưới đây là tác dụng phụ có thể gặp và cách giảm nhẹ đối với một số thành phần trị mụn mà bác sĩ da liễu hay kê đơn, hãy cùng tham khảo nhé!

Thành phần trị mụn có thể gây tác dụng phụ gì, dùng sao cho đúng

💊 RETINOID BÔI

Tác dụng phụ của Retinoid đường bôi trong điều trị mụn chính là việc gây kích ứng cho da, khiến cho da bị khô nhiều hơn, tăng nhạy cảm ánh sáng và khiến da bị bắt nứng dễ dàng.

Cách giảm nhẹ: Chúng ta sẽ cần dùng một lượng nhỏ để da thích ứng sau đó sẽ dùng thường xuyên. Chỉ nên sử dụng Retinoid đường bôi 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ và không nên phối hợp với Benzoyl Peroxide tại chỗ nếu da bị kích ứng.

Nếu da của bạn có dấu hiệu khô khi dùng Retinoid đường bôi có thể sử dụng thêm các loại kem dưỡng ẩm cho da. Và nhất định phải chống nắng tốt cho da trong thời gian sử dụng Retinoid.

💊 BENZOYL PEROXIDE

Tác dụng phụ của benzoyl peroxide trong điều trị mụn  và các vấn đề do mụn là khiến cho da dễ bị kích ứng, làm phai màu quần áo nếu nó để thuốc dính phải và có thể khiến cho tóc bị bạc.

Cách giảm nhẹ: Để giảm nhẹ tác dụng của thuốc trị mụn chứa benzoyl peroxide bạn không nên bôi cùng lúc với retinoid (có thể sử dụng cách nhau 30 phút). Tránh bôi thành phần trị mụn vào tóc và quần áo vì có thể gây bạc màu.

💊 KHÁNG SINH BÔI

Tác dụng phụ không mong muốn của kháng sinh đường bôi trong điều trị trứng cá chính là tình trạng kháng thuốc khiến cho việc điều trị mụn khó kiểm soát hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng và viêm nhiễm ảnh hưởng đến da.

Cách giảm nhẹ: Chỉ bôi kháng sinh trị mụn trong giai đoạn tấn công, không nên dùng trong giai đoạn duy trì. Không điều trị kháng sinh đơn độc và nhất định phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để có đơn thuốc phù hợp.

💊 SALICYLIC ACID BÔI

Tác dụng phụ: salicylic acid bôi trong điều trị mụn có thể gây kích ứng

Cách giảm nhẹ: Thường dùng ở nồng độ thấp, kết hợp với các sản phẩm khác theo chỉ dẫn của bác sĩ sau khi đã thăm khám chi tiết.

💊 AZALEIC ACID

Tác dụng phụ: Thuốc cũng có khả năng tăng kích ứng trên bề mặt da.

Cách giảm nhẹ: Bôi lúc mặt khô và sử dụng thêm kem dưỡng ẩm cho da dầu mụn.

💊 ISOTRETINOIN UỐNG

Tác dụng phụ: Tăng nhạy cảm ánh sáng, khiến cho da bị khô nhiều hơn, tăng mỡ máu, men gan. Nguy cơ quái thai, bất thường phát triển xương ở trẻ nhỏ nếu như thai phụ sử dụng trong thời gian dài.

Cách giảm nhẹ: Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú, cân nhắc ở trẻ em < 13 tuổi. Xét nghiệm công thức máu, men gan, mỡ máu trước điều trị và sau điều trị 4-8 tuần. Nếu các xét nghiệm bình thường liều không thay đổi thì không cần theo dõi nữa.

Dừng điều trị khi triglycerid > 9mmol/l, men gan tăng gấp 3 chỉ số bình thường. Không dùng thêm vitamin A, dầu cá, kháng sinh nhóm cyclin. Không đi hiến máu trong thời gian uống thuốc và 1 tháng sau dừng thuốc. Uống nhiều nước, sử dụng kem dưỡng ẩm cho môi và da…

Thành phần trị mụn có thể gây tác dụng phụ gì, dùng sao cho đúng

Làm thế nào để có thể điều trị mụn an toàn

Điều trị mụn là một loại điều trị khó, phác đồ điều trị có thể kéo dài từ 1-3 tháng tùy theo từng trường hợp. Do đó, để có thể chữa mụn thành công bạn sẽ cần thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ lên phương án điều trị và tiến hành theo đúng liệu trình, từ đó giúp tiết kiệm thời gian, chi phí tài chính.

Nhằm nâng cao hiệu quả điều trị mụn tại nhà bằng các thành phần đặc trị, kiểm soát tác dụng phụ không mong muốn bạn nên làm tốt các yêu cầu sau:

✔️ Luôn tuân thủ yêu cầu sử dụng thuốc trị mụn của bác sĩ đưa ra. Chú ý về liều lượng và thời gian sử dụng đúng chuẩn để thuốc phát huy hiệu quả.

✔️ Thông báo với bác sĩ về các vấn đề sức khỏe trong đó đáng chú ý là tình trạng mang thai hoặc ý định mang thai của bạn để được kê đơn phù hợp.

✔️ Luôn giữ sạch da của bạn để có thể giúp cho lỗ chân lông thông thoáng nhờ đó mà sẽ hỗ trợ kiểm soát và loại bỏ mụn một cách toàn diện.

✔️ Bạn cũng sẽ cần chống nắng thật tốt cho da bởi có rất nhiều các thành phần trị mụn được sử dụng sẽ khiến da bị nhạy cảm với ánh nắng.

✔️ Dưỡng ẩm cho da để cải thiện tình trạng khô da, giúp da đủ ẩm từ đó tránh các dấu hiệu lão hóa hay các vấn đề sau mụn như thâm hay sẹo.

✔️ Luôn chú ý đến việc nặn mụn chuẩn y khoa bởi điều này sẽ giúp lấy nhân mụn một cách nhanh chóng và tăng hiệu quả trị mụn.

✔️ Chú ý về sinh chăn gối của bạn sạch sẽ hàng tuần bởi chính chúng sẽ là tác nhân gây mụn hoặc khiến cho mụn bùng phát, khó kiểm soát…

Nếu bạn cần được tư vấn, hãy liên hệ với Dr.thaiha để được hỗ trợ chi tiết hơn!

❤️ Facebook https://www.facebook.com/BSVuThaiHa/

❤️ Website: https://drthaiha.vn/

❤️ Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166

Đừng quên theo dõi chúng tôi để có thể cập nhật các kiến thức da liễu, thẩm mỹ nội khoa và nhận hỗ trợ khi cần thiết nhé.

PHÒNG KHÁM DA LIỄU THẨM MỸ BÁC SĨ VŨ THÁI HÀ

Địa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.

Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHa

Facebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha

Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166

Administrator

Administrator

Bình luận

Bài viết liên quan

Dr Thái Hà
+3
Dr Thái Hà
+5
Tư vấn
Tư vấn trực tuyến 24/70968221166
Đặt hẹn