Hotline: 0967571166

  • PHÒNG KHÁM DA LIỄU – PHẪU THUẬT THẨM MỸ – BÁC SỸ THÁI HÀ

    Cơ sở 1: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Thứ Hai - Chủ nhật

    08h30 AM - 08h00 PM
5/5 - (1 bình chọn)

Tiêm má baby có bị sưng không? Câu trả lời là có. Nhưng sẽ có những trường hợp sưng bình thường và có những người bị sưng bất bình thường. Do đó, bạn cần theo dõi tình trạng sưng sau tiêm filler để có giải pháp can thiệp kịp thời. Có như vậy thì ca làm đẹp của bạn mới thực sự an toàn.

Tiêm má baby có bị sưng không?

Có rất nhiều khách hàng hỏi Dr.thaiha rằng tiêm má baby có bị sưng không? Câu trả lời là có. Dù bạn tiêm filler ở bệnh viện, phòng khám chuyên khoa hay Spa thì vẫn có thể bị sưng mặt. Tình trạng sưng, phù nề da… nằm trong dự đoán của bác sĩ chuyên khoa. Do đó, bạn không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, mức độ sưng của mỗi khách hàng sẽ khác nhau. Có người bị sưng ít, có người bị sưng nhiều và cũng có người không bị sưng (thường ít gặp). Cũng có người bị sưng thời gian ngắn nhưng lại có người bị sưng kéo dài. Có trường hợp không chỉ bị sưng mặt mà còn kèm theo dấu hiệu đau đớn và các vết bầm trên da.

Tiêm má baby có bị sưng không? Cách xử lý như thế nào?

Dựa vào biểu hiện sưng sau tiêm filler mà chúng ta sẽ chia thành các dạng sưng da bình thường hoặc bất thường. Cụ thể như sau:

Sưng da bình thường: Da bị phù nề ở mức độ nhẹ nhàng. Tình trạng sưng thuyên giảm theo thời gian và không gây biến dạng mặt. Không kèm theo các dấu hiệu cơ năng.

Sưng da bất thường: Da bị phù nề nghiêm trọng. Sưng nhiều gây biến dạng gương mặt và kèm theo các dấu hiệu cơ năng như đau, ngứa. Tình trạng sưng không giảm theo thời gian mà ngày càng phức tạp. Gây ảnh hưởng đến cuộc sống.

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng sưng sau tiêm má baby

Tiêm má baby có bị sưng không? Với các dấu hiệu sưng da bình thường, bạn sẽ không cần lo lắng. Hãy theo dõi trong khoảng 24-48h đồng hồ. Tình trạng sưng da của bạn sẽ cải thiện và bạn sẽ đánh giá được hiệu quả thẩm mỹ.

Ngược lại, nếu bạn bị sưng da bất thường thì cần chú ý theo dõi và thực hiện thăm khám. Lúc này, các bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và có cách xử lý phù hợp nhất.

Tiêm má baby bị sưng do dùng quá nhiều filler

Như chúng ta đã biết, filler là chất giúp làm đầy da. Do đó, tiêm filler sẽ biến gương mặt lõm, hõm trở nên đầy đặn hơn. Tạo hình má baby đẹp tự nhiên mà không ảnh hưởng đến cấu trúc da.

Chính vì hiệu quả làm đầy nên nếu filler được sử dụng quá nhiều sẽ khiến cho má bị làm đầy quá mức. Lúc này, bạn sẽ thấy mặt bị sưng to hơn bình thường. Nếu tiêm không đều filler sẽ khiến cho mặt không cần đối, bên to bên nhỏ. 

Cách xử lý: Với tình trạng sưng má do tiêm quá nhiều filler. Các bác sĩ sẽ chủ động làm cho filler tan bớt cho đến khi mặt của bạn trở nên cân đối. Tiêm giải filler sẽ là lựa chọn tốt nhất. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng chườm lạnh và massage da mặt nhẹ nhàng tại nhà để cải thiện sưng tự nhiên.

Tiêm má baby có bị sưng không? Cách xử lý như thế nào?

Tiêm má baby bị sưng do sử dụng bia rượu

Nếu bạn sử dụng bia rượu trước, trong và ngay sau khi tiêm filler thì nguy cơ má bị sưng sẽ cao hơn. Đồng thời, các vết bầm tím cũng sẽ xuất hiện rõ hơn và vết thương sẽ lâu lành hơn. Đáng lo ngại nhất là filler khó ổn định từ đó làm ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ.

Bia rượu là chất kích thích có hại cho sức khỏe. Thức uống này thường được bác sĩ cấm sử dụng khi thực hiện các liệu trình thẩm mỹ. Bởi bia rượu sẽ làm cho máu loãng, nhịp tim và huyết áp tăng cao. Tất cả những điều này sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình lành thương của da.

Cách xử lý: Nếu lo lắng tiêm má baby bị sưng không bạn hãy kiêng dùng bia rượu. Thời gian kiêng là trước khi tiêm tối thiểu 3 ngày và cho đến khi tổn thương da lành hẳn. Filler được định hình hoàn toàn, thường sẽ mất từ 5-7 ngày sau tiêm.

Tiêm má baby bị sưng đau do viêm nhiễm

Tình trạng sưng má bất thường sau tiêm filler có thể là cảnh báo da đang bị nhiễm trùng. Sự tấn công của vi khuẩn đến vùng da tiêm filler sẽ gây ra tình trạng phù nề. Các vết thương nhỏ sẽ nhanh chóng bị loét. Má có thể xuất hiện các ổ áp xe chứa đầy dịch mủ.

Nhiễm trùng da sau tiêm filler liên quan đến nhiều yếu tố: Dụng cụ tiêm không được làm sạch, môi trường thẩm mỹ không đảm bảo vô khuẩn, filler kém chất lượng gây kích ứng da nghiêm trọng…

Cách xử lý: Khách hàng có thể được yêu cầu điều trị kháng sinh liều cao. Tuy nhiên, để tránh hoại tử da, bác sĩ thường sẽ chỉ định tiêm tan filler. Nếu filler không được làm tan bằng thuốc sẽ cần thực hiện nạo bỏ chất làm đầy càng nhanh càng tốt.

Tiêm má baby tắc mạch máu khiến da bị sưng

Tiêm má baby có bị sưng không? Nếu filler bị tiêm quá gần mạch máu hoặc đưa trực tiếp vào mạch máu thì chắc chắn da sẽ bị sưng. Đây là một biến chứng cực nguy hiểm. Bởi hiện tượng chèn mạch sẽ khiến mặt sưng phù với diện tích rộng. Làm cho bạn bị đau đớn, khó chịu. Và có thể ảnh hưởng đến khu vực lân cận như mắt, các dây thần kinh làm tê liệt mặt. Nguy hiểm nhất là dẫn đến đột quỵ…

Cách xử lý: Nếu bị sưng mặt do filler làm tắc mạch máu, bác sĩ sẽ cần lập tức loại bỏ filler. Nếu bỏ qua  “thời điểm vàng” thì hậu quả sẽ khôn lường. Do đó, nếu bạn tiêm filler má nhưng bị sưng đau nhiều, sốt và cảm thấy thị lực suy giảm thì hãy thăm khám ngay để phòng tránh biến chứng nhé.

Tiêm má baby có bị sưng không? Cách xử lý như thế nào?

Cần làm gì nếu như tiêm filler má baby bị sưng

Nếu bạn bị sưng sau khi tiêm filler, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau để giảm sưng tạm thời sau:

  • Đặt băng gạc lạnh lên khu vực bị sưng. Nhiệt độ thấp sẽ giúp giảm viêm và sưng bởi nó giúp hạ nhiệt cơ thể, làm co mạch máu. Cải thiện tình trạng sưng và các vết bầm tím da.
  • Nghỉ ngơi và tránh các hoạt động nặng, giảm bớt hoạt động thể chất sau khi tiêm má baby. Không tập luyện ngay sau khi tiêm, tránh cúi mặt hoặc tỳ đè má để giảm phù nề da tự nhiên nhất.
  • Kiểm tra áp lực máu, bảo đảm chế độ ăn uống và giấc ngủ hợp lý để giảm tình trạng sưng. Nếu huyết áp và nhịp tim của bạn ổn định, tình trạng sưng sẽ nhanh chóng biến mất.
  • Việc uống nước nhiều giúp cải thiện lưu thông máu và làm cho da mặt bớt phù nề. Uống nước nhiều còn giúp da đủ ẩm, tăng khả năng tái tạo và phục hồi của da sau tiêm má baby đấy nhé.
  • Sử dụng thuốc giảm đau và giảm sưng như ibuprofen để giảm sưng và đau nếu như mức độ sưng nhiều. Tuy nhiên, không được lạm dụng thuốc này để tránh tác dụng phụ…

Nếu tình trạng sưng không giảm sau vài ngày hoặc nặng hơn dự kiến thì bạn hãy cẩn trọng. Với tình huống sưng, đau bầm tím bất thường, bạn nên liên hệ với bác sĩ của mình để được tư vấn và điều trị kịp thời. Chú ý là địa chỉ thăm khám phải là các bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa nhé…

Hiện chính là thời điểm mà các dịch vụ làm đẹp bằng filler “lên ngôi”. Bởi lẽ nó mang lại hiệu quả nhanh và có thể giúp chị em đẹp hơn trong những chuyến du lịch khi hè đến.

Liên hệ ngay với Dr.thaiha để được tư vấn tiêm má baby có bị sưng không. Bác sẽ có câu trả lời chính xác và có chỉ định thẩm mỹ an toàn nhất. Trân trọng!

Đừng quên theo dõi chúng tôi để có thể cập nhật các kiến thức da liễu, thẩm mỹ nội khoa và nhận hỗ trợ khi cần thiết nhé.

PHÒNG KHÁM DA LIỄU THẨM MỸ BÁC SĨ VŨ THÁI HÀ

Địa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.

Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHa

Facebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha

Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166

Administrator

Administrator

Bình luận

Bài viết liên quan

Dr Thái Hà
+3
Dr Thái Hà
+5
Tư vấn
Tư vấn trực tuyến 24/70968221166
Đặt hẹn