Rate this post Viêm da cơ địa ở tay là một bệnh lý da ...
Lột da bằng hóa chất tuy an toàn nhưng vẫn có thể gây ra tác dụng phụ, biến chứng nhất định. Cho dù bạn dùng loại hóa chất chất lượng đến đâu nhưng lột da không đúng quy trình kỹ thuật thì nguy cơ cũng vẫn rất cao. Ngay sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cùng bạn một vài biến chứng cơ bản được tổng hợp và phân loại bởi bác sĩ da liễu thẩm mỹ.
Bao gồm các loại lột da rất nông, nông, trung bình và sâu có thể gặp các biến chứng sau:
* Sẹo: Có thể xảy ra với bất kỳ hình thức lột da nào nhất là lột da sâu. Cần cảnh báo trước với các bệnh nhân có sự lành sẹo kém, cơ địa sẹo lồi, lột ở vùng cổ, mặt mu tay, ngực. Cần để đủ thời gian để nhắc lại lột da. Xử trí: corticoid tại chỗ mạnh, băng mỡ kháng sinh hoặc băng sinh học, tiêm nội thương tổn corticoid, PDL.
* Herpes tái phát: Thường là vết trợt đau. Xử trí với bệnh nhân có tiền sử herpes cần điều trị dự phòng herpes acyclovir 200-400mgx3 lần/ngày, valacyclovir 500mg x 2 lần/ngày. Điều trị khi có thương tổn: acyclovir 400mgx5 lần/ngày, valacyclovir 500mg x 3 lần/ngày.
* Tăng sắc tố: Thường xảy ra ở loại da III-VI. Xử trí bôi hydroquinone 4%, tretinoin, kem chống nắng, corticoid tại chỗ. Để tránh tăng sắc tố ở bệnh nhân sẫm màu có thể lột da nông 2-4 tuần/lần trong 1 năm sau lột.
* Thay đổi cấu trúc da: Do đáp ứng của bệnh nhân hoặc lỗi kỹ thuật. Để phòng tránh bệnh nhân cần không sử dụng các mỹ phẩm, trang điểm ít nhất một ngày trước khi điều trị. Xử trí nhắc lại lột da sau 3 tháng.
* Viêm nang lông/trứng cá: Thường gặp bệnh nhân có trứng cá trước đó, nhất là khi sử dụng kem làm mềm sau lột. Xử trí uống minocyclin, doxyclin. Hết trong 1 tuần.
* Nhiễm trùng: Do quá trình lột không đảm bảo an tòa về vệ sinh và dùng sản phẩm sau lột chưa phù hợp. Xử trí bôi mỡ kháng sinh, kháng sinh chống nấm
* Bầm tím: Hiếm gặp có thể ở vùng mi mắt ở những bệnh nhân phù nhiều sau lột da. Giảm sắc tố: lột trung bình và sâu. Hay gặp ở người da sẫm màu.
* Giãn mạch: Thường sẽ tăng lên sau khi lột ở những bệnh nhân có giãn mạch trước đó, nên càn cảnh báo cho bệnh nhân trước. Xử trí: IPL, PDL
* Milium: Có thể thấy ở giai đoạn tái tạo thượng bì sau 2-3 tuần, khi sử dụng kem làm mềm. Phòng tránh bôi retinoin trước và sau lột. Xử trí lấy ra bằng kim.
* Đường ranh giới: Giữa vùng lột và không lột. Phòng tránh lột quá vùng cần lột 5mm, giảm dần nồng độ. Xử trí nhắc lại lột da.
Do resorcinol
Chất lột da có thể gây độc toàn thân như ỉa chảy, nôn, buồn nôn, chóng mặt, nhịp tim nhanh, toát mồ hôi, liệt. Phòng tránh biến chứng này bằng cách tránh không nên dùng ở diện rộng và giảm nồng độ lột theo chỉ dẫn của người có chuyên môn về lột da hóa học.
Do salicylic
Chất lột da được sử dụng phổ biến với độ an toàn cao nhưng vẫn có thể gây ra tình trạng ù tai, buồn nôn, nôn, thở nhanh, sâu, kích thích tiêu hóa, tai biến mạch não. Cần chú ý sự sử dụng aspirin ở bệnh nhân
Nhiễm độc phenol
Phenol gây ra phản ứng lột da rất mạnh và hậu quả hường gây rối loạn nhịp tim. Xử trí tăng thải có thể bằng truyền dịch trong nhiều giờ liên tiếp…
Do có thể gây ra biến chứng trong quá trình thực hiện nên các bác sĩ thường chống chỉ định lột da ở mọi cấp độ với những trường hợp sau:
* Nhiễm trùng da liên quan đến vi khuẩn, vi rút.
* Dùng vitamin A acid phải ngừng 6 tháng trước lột.
* Các can thiệp trên da khác như mặt nạ làm trắng, điều trị laser cần ngừng ít nhất 1 tuần trước lột.
* Dị ứng với các chất lột da đã từng bị trước đó.
* Có thai có thể vẫn lột bằng acid glycolic nhưng cần có sự chỉ định rõ ràng…
Nếu bạn muốn lột da bằng hóa chất an toàn, hãy liên hệ với Dr.thaiha để được tư vấn và hướng dẫn thực hiện một cách nhanh chóng. Chúc bạn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc!
Địa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.
Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHa
Facebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha
Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166
Bình luận