Hotline: 0967571166

  • PHÒNG KHÁM DA LIỄU – PHẪU THUẬT THẨM MỸ – BÁC SỸ THÁI HÀ

    Cơ sở 1: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Thứ Hai - Chủ nhật

    08h30 AM - 08h00 PM
Rate this post

Hiện nay đang gia tăng các ca bệnh da liễu có liên quan đến nấm Candida. Trong đó đáng chú ý là C. albicans và C. tropicalis. Bệnh có các triệu chứng đặc trưng và đều gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cuộc sống cũng như là tính thẩm mỹ của cơ thể. Dưới đây, Dr.thaiha sẽ chia sẻ cùng bạn các bệnh lý về da do nấm Candida để có thể phòng tránh và điều trị một cách hữu hiệu.

Nhiễm nấm Candida da

Vị trí hay gặp là kẽ ngón tay, ngón chân, nếp lằn dưới vú, mông, nách, bẹn, khoeo. Bệnh dễ bị nhầm lẫn với các bệnh da liễu đơn thuần như viêm da tiếp xúc kích ứng, viêm da tiếp xúc dị ứng, phản ứng chàm… do đó chúng ta cần có sự chuẩn đoán phân biệt với các dạng bệnh này.

Các yếu tố thuận lợi mắc bệnh là ngâm da nhiều nước nhiều, thời tiết nóng ẩm và béo phì. Nhiễm Candida da biểu hiện mảng ban đỏ rõ rệt, thường đi kèm với mụn mủ vệ tinh. Candida có thể phát triển trên tổn thương kẽ do viêm da dầu hoặc bệnh vảy nến…

Tổng hợp các bệnh lý về da do nấm Candida gây ra

Nhiễm nấm Candida niêm mạc

Bệnh nấm Candida niêm mạc được biểu hiện với nhiều dạng khác nhau gồm:

+ Viêm miệng (tưa miệng): là biểu hiện lâm sàng hay gặp nhất, xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng bệnh biểu hiện nặng ở trẻ nhỏ, phụ nữ nuôi con bú và người già. Yếu tố thuận lợi để nấm phát triển là khi bạn sử dụng kháng sinh, corticoid, sử dụng răng giả, ung thư, điều trị tia xạ, HIV/AIDS.

+ Viêm lưỡi giả mạc: biểu hiện có thể cấp và mạn tính. Cấp tính hay gặp ở phụ nữ cho con bú và người già với biểu hiện đốm giả mạc màu hơi trắng, trên nền niêm mạc đỏ, phù nề ở  lưỡi, vòm miệng, má, vùng hầu. Triệu chứng cơ năng dát và bỏng nhẹ. Thể mạn tính tổn thương ít đỏ và phù nề hơn, nhưng lan rộng có thể xuống thực quản. Giả mạc dễ lấy bỏ để lại nền niêm mạc đỏ hoặc trợt.

+ Viêm âm hộ/âm đạo: có thể xuất hiện ở bất kỳ tuổi nào. Tiến triển mạn tính. Vị trí ở âm hộ, âm đạo. Tổn thương là mảng đỏ có giả mạc trắng, ngứa, có thể kèm mụn mủ ở vùng xung quanh tổn thương, có thể lan xuống vùng đáy chậu. Hay gặp hơn ở phụ nữ có thai, đặt dụng cụ tử cung, sử dụng thuốc tránh thai. Yếu tố thuận lợi khác như đái đường, béo phì hoặc điều trị corticoid.

+ Viêm góc miệng: tổn thương là vết nứt ở da góc miệng, vảy da trắng, cảm giác đau khi nhai và tổn thương có thể lan ra xung quanh miệng. Yếu tố thuận lợi là suy dinh dưỡng, tăng tiết nước bọt, tật lấy lưỡi chà xát.

+ Viêm teo: thượng bì miệng mỏng, cảm giác dát bỏng, bóng, phù. Có thể teo, đỏ và loét ở niêm mạc lưỡi. Thể này hay gặp ở người sử dụng răng giả.

+ Viêm quy đầu: thường gặp hơn ở người chưa cắt bao quy đầu. Vị trí ở quy đầu và bao da quy đầu. Tổn thương là sẩn đỏ, mụn mủ, tăng tiết, cảm giác kích ứng, đau.

Nhiễm nấm Candida quanh móng và móng

Hay gặp ở ngón tay và xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp hơn ở người đái đường. Triệu chứng khởi đầu thường là sưng ở da bờ gần móng tay, da có màu hơi trắng, nhợt, vàng nhạt hoặc hơi vàng xanh. Sự liên kết da với móng bị mất ở bờ gần. Nấm có gây tổn thương bề mặt của móng. 

Nhiễm nấm Candida quanh móng và móng khiến móng của bạn trở nên mất bóng, màu trắng, có thể lõm, có nhiều đường lõm. Viêm quanh móng có thể kèm theo với triệu chứng sưng đỏ, cảm giác đau, đặc biệt khi ấn vào. Yếu tố thuận lợi như ẩm, cắt tỉa móng tay hay bạn đang mắc phải các bệnh lý mạch máu.

Tổng hợp các bệnh lý về da do nấm Candida

Nhiễm nấm Candida da/ niêm mạc mạn tính và u hạt

Bệnh là biểu hiện lâm sàng của một số rối loạn, bao gồm cả suy giảm miễn dịch nguyên phát. Bệnh nhân có rối loạn trong miễn dịch tế bào dẫn đến không ngăn chặn phát triển của nấm Candida. Bệnh tiến triển mạn tính, đôi khi kháng điều trị. Một số bệnh nhân có liên quan đến bệnh lý nội tiết, tự miễn dịch như rụng tóc thể mảng và bạch biến… 

Ngoài ra, trong bệnh cảnh của nhiễm candida da và niêm mạc mạn tính có thể xuất hiện kèm các khối u ác tính. Vị trí gặp ở mặt, da đầu, tay, thân mình. Tổn thương nấm Candida da/ niêm mạc mạn tính và u hạt là mảng đỏ, dày sừng, dày ở da, niêm mạc và có thể tổn thương cả móng…

Xét nghiệm PCR được chỉ định nhằm giúp chúng ta phân loại các loại nấm Candida khác nhau. Tuy nhiên có thể gặp khó khăn khi trong bệnh phẩm có nhiều hơn 1 loại Candida. Và để có kết quả thăm khám khách quan bạn sẽ cần thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín và chất lượng.

Nếu bạn đang nghi ngờ mình mắc nấm Candida, hãy liên hệ với Dr.thaiha để được tư vấn giải pháp phòng tránh và điều trị nấm Candida hiệu, giảm nguy cơ tái phát các dấu hiệu nấm Candida. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc!

Đừng quên theo dõi chúng tôi để có thể cập nhật các kiến thức da liễu, thẩm mỹ nội khoa và nhận hỗ trợ khi cần thiết nhé.

PHÒNG KHÁM DA LIỄU THẨM MỸ BÁC SĨ VŨ THÁI HÀ

Địa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.

Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHa

Facebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha

Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166

Administrator

Administrator

Bình luận

Bài viết liên quan

Dr Thái Hà
+3
Dr Thái Hà
+5
Tư vấn
Tư vấn trực tuyến 24/70968221166
Đặt hẹn