Hotline: 0967571166

  • PHÒNG KHÁM DA LIỄU – PHẪU THUẬT THẨM MỸ – BÁC SỸ THÁI HÀ

    Cơ sở 1: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Thứ Hai - Chủ nhật

    08h30 AM - 08h00 PM
5/5 - (1 bình chọn)

Thói quen đóng tã bỉm cho trẻ có thể giúp cha mẹ nhàn hơn trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ nhưng cũng có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe. Đó là khi trẻ có dấu hiệu hăm tã. Lúc này, cha mẹ sẽ cần sớm tìm ra các cách điều trị hăm tã bởi nếu để lâu thì trẻ có thể bị đau đớn, khó chịu, quấy khóc và lười ăn nhé…Tuy nhiên, đừng áp dụng vội các công thức trị hăm tã tại nhà bởi nếu không nó sẽ mang lại hậu quả khôn lường đấy nhé.

top-5-cach-tri-ham-ta-sai-lam-cha-me-nhat-dinh-phai-tranh

Dấu hiệu nhận biết hăm tã ở trẻ

Hăm tã là bệnh da liễu thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhóm trẻ thường xuyên dùng tã bỉm. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hăm tã nhưng phổ biến nhất là do phân, nước tiểu của bé đọng lại quá lâu trong tã bỉm hoặc do cha mẹ lười thay tã cho con. Ngoài ra, còn có một vài nguyên nhân khác như việc da của bé bị dị ứng với tã bỉm đóng tã quá chặt hoặc các vấn đề liên quan đến tiêu hóa của trẻ như trẻ bị tiêu chảy kéo dài.

Khi trẻ bị hăm tã cha mẹ có thể quan sát thấy vùng da quấn tã, vùng da quanh bộ phận sinh dục bị tấy đỏ kéo dài từ hậu môn sau đó lan nhanh đến mông và đùi. Mùi khai khó chịu kèm theo đó là các dấu hiệu trẻ bị đau rát quấy nhiều, chán ăn, khó ngủ dẫn đến sút cân… Nếu bệnh nặng hơn sẽ gây ra các dấu hiệu viêm loét da, chảy nước, chảy máu, có mủ tại vùng bị hăm tã.

Hăm tã có thể xem là mối đe dọa với sức khỏe của trẻ nhỏ. Nó khiến cho các bậc cha mẹ không khỏi lo lắng bởi bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và cả cuộc sống của các bé. Tuy nhiên, theo các bác sĩ da liễu thì đây là dạng bệnh lành tính và cha mẹ hãy yên tâm bởi hăm tã có thể điều trị một cách triệt để nếu như có chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa nhé.

Những cách trị hăm tã sai lầm mà cha mẹ cần tránh

Tỷ lệ trẻ mắc hăm tã đang không ngừng một gia tăng. Nhất là khi trời nắng nóng hoặc khi mùa đông đến chính là lúc trẻ được bố mẹ cho đóng tã bỉm nhiều để tránh tè dầm. Khi trẻ bị hãm tã, cha mẹ thường ngay lập tức áp dụng các cách chữa bệnh tại nhà. Và đây là một sai lầm nghiêm trọng bởi chưa có một nghiên cứu y khoa nào chứng minh về hiệu quả của các cách điều trị hăm tã này.

Nếu muốn bảo vệ con mình, bạn hãy cần phải tránh xa các cách trị hăm tã được xem là phản khoa học sau:

Trị hăm tã bằng sữa mẹ

Nhiều người cho rằng trong sữa mẹ có chứa nhiều kháng sinh tự nhiên có khả năng diệt khuẩn, làm sạch da, từ đó giúp giảm các triệu chứng hăm tã. Mẹ chỉ cần dùng một vài giọt sữa để bôi lên trên vùng da bị hăm tã sau đó để khô sữa. Tuy nhiên, cách làm này không những khiến hăm tã nặng hơn mà còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nguy hiểm nhé.

Trị hăm tã bằng lô hội

Lô hội hay còn gọi là nha đam có thể tốt với làn da của các mẹ bởi nó chứa nhiều vitamin E giúp nuôi dưỡng da khỏe mạnh. Tuy nhiên, với các vùng da nhạy cảm của bé như vùng da đóng bỉm thì nhựa của nha đam có thể gây ra các dấu hiệu dị ứng ngoài ra. Chính vì thế, cha mẹ không nên dùng nha đam để trị hăm tã cho trẻ nhỏ nhé.

Trị hăm tã bằng tinh dầu tràm

Dầu tràm rất tốt cho trẻ nhỏ nhất là hệ hô hấp của các bé. Bên cạnh đó, dầu tràm còn có đặc tính khử trùng và kháng khuẩn nên có thể dùng thoa ngoài da nhằm kiểm soát tạm thời các tổn thương trên da.

Tuy nhiên, khi bạn dùng tinh dầu tràm nguyên chất để bôi trực tiếp vào vùng da của bé khi đang bị hăm tã và có dấu hiệu ửng đỏ, sưng tấy thì nó sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, nhiễm trùng đặc biệt nguy hiểm.

Lá trầu không

Sai lầm lớn nhất của mẹ là dùng lá trầu không để trị hăm tã cho mẹ. Theo các bác sĩ da liễu điều này có thể khiến cho trẻ bị khô da, bong tróc da và dễ gây kích ứng cho da bé.

Vậy nên, cha mẹ tuyệt đối không dùng nước lá trầu không để tắm hay vệ sinh vùng kín cho trẻ hàng ngày nhé. Ngay cả người lớn khi sử dụng trầu không cũng cần thật cẩn thận.

Lá khế chua

Mẹo dân gian để điều trị hăm tã cho trẻ chính là dùng lá khế chua. Tuy nhiên, lá khế chua khi không được rửa sạch sẽ có nhiều bụi bẩn cũng như các loại vi khuẩn và điều này sẽ không tốt cho làn da nhạy cảm của bạn.

Do đó, với trẻ sơ sinh bạn tuyệt đối không được áp dụng công thức trị hăm tã này để bảo vệ sức khỏe của bé…

top-5-cach-tri-ham-ta-sai-lam-cha-me-nhat-dinh-phai-tranh-1

Những lưu ý khi điều trị hăm tã tại nhà

Các bác sĩ chuyên khoa da liễu luôn khuyến cáo cha mẹ cần chú ý đến việc vệ sinh cho trẻ để có thể phòng tránh tình trạng hăm tã. Không nên tùy tiện sử dụng thuốc hay các mẹ dân gian để trị hăm tã tại nhà khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Vậy nên, nếu trẻ bị hăm tã với các biểu hiện bất thường bạn sẽ cần lập tức cho trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để thăm khám.

Khi trẻ bị hăm tã, cha mẹ nên chú ý đến việc giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bằng cách thay tã bỉm thường xuyên, rửa sạch và lau khô da trước khi mặc bỉm và có thể không đóng bỉm cho trẻ nếu cần thiết. Đặc biệt, không nên dùng phấn rôm để trị hăm tã cho bé.

Để có thể phòng tránh hăm tã cha mẹ có thể sử dụng các loại kem chống hăm như Bepanthen, Sudocrem, Bubchen hay Cetaphil để chăm sóc, bảo vệ làn da của bé. Cuối cùng, xin chúc các bé yêu của bạn luôn mạnh khỏe và ngoan ngoãn.

Đừng quên theo dõi chúng tôi để có thể cập nhật các kiến thức da liễu, thẩm mỹ nội khoa và nhận hỗ trợ khi cần thiết nhé.

PHÒNG KHÁM DA LIỄU THẨM MỸ BÁC SĨ VŨ THÁI HÀ

Địa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.

Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHa

Facebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha

Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166

nguyễn hoàng sen

nguyễn hoàng sen

Bình luận

Bài viết liên quan

Dr Thái Hà
+3
Dr Thái Hà
+5
Tư vấn
Tư vấn trực tuyến 24/70968221166
Đặt hẹn