5/5 - (1 bình chọn) Viêm da cơ địa là một bệnh lý mạn ...
Ghẻ là bệnh da nhiễm ký sinh trùng, do ghẻ cái gây ra. Ghẻ có tên khoa học là Sarcoptes scabiei varhominis và chúng sống ký sinh trên da người nhưng chỉ gây bệnh khi có các điều kiện thuận lợi. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu đôi chút về bệnh ghẻ để tránh khỏi các biến chứng như nhiễm trùng, chàm hoá, viêm cầu thận cấp… do bệnh gây ra ngay sau đây.
Contents
Ghẻ là bệnh về da do ký sinh trùng ghẻ cái gây ra. Ghẻ cái có 8 chân, 2 đôi chân trước có ống giác, 2 đôi chân sau có lông tơ, lưng có gai xiên về phía sau, đầu có vòi để hút thức ăn đồng thời để đào hầm vào lớp thượng bì. Kích thước ghẻ cái trưởng thành chỉ khoảng 0,3-0,35mm và chu kỳ sống khá ngắn chỉ khoảng 30 ngày.
Ghẻ cũng được nhắc đến là bệnh xã hội có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng và tại một số quốc gia kém phát triển bệnh ghẻ đã từng trở thành một đại dịch. Ai trong số chúng ta cũng có thể mắc bệnh ghẻ bởi ký sinh trùng ghẻ sống ký sinh trên cơ thể con người thường ẩn trú dưới da đặc biệt là các vùng có nhiều lông như cơ quan sinh dục, tóc hoặc lông mày.
Bệnh ghẻ thường có một số các biểu hiện đặc trưng sau:
– Ngứa dai dẳng về đêm, nhất là ở các vùng da mỏng như kẽ tay, lằn cổ tay, quanh rốn, vùng sinh dục…
– Tổn thương xảy ra ở những vùng bị nhiễm ghẻ.
– Thường thấy các mụn nước ở vùng da mỏng, các hang ghẻ dưới lớp sừng, các tổn thương sẩn ghẻ, viêm da dạng chàm hoá và có thể tìm thấy ký sinh trùng ghẻ.
– Tổn thương thứ phát do chà xát và gãi lâu ngày từ đó tăng nguy cơ nhiễm trùng thứ phát.
Ký sinh trùng ghẻ cái gây bệnh ghẻ có kích thước siêu nhỏ. Do đó, chúng ta sẽ không thể dùng mắt thường để quan sát sự hiện diện của ghẻ cái trên da. Nếu muốn phát hiện ghẻ các bác sĩ thường sẽ phải dùng đến các thiết bị soi da chuyên dùng trong da liễu để có thể đưa ra những chẩn đoán chính xác và khách quan nhất nhé.
NÊN XEM THÊM: Chẩn đoán bệnh lang ben thông qua các triệu chứng lâm sàng
Các bác sĩ cho biết, ghẻ cái có vòng đời chỉ từ 30 ngày nếu sống ở tầng thượng bì của da. Ghẻ cái sống từ 4-6 tuần; đẻ 40-50 trứng. Mỗi ngày chúng đẻ 1-5 quả trứng trong hang ghẻ; sau 3-7 ngày trứng nở thành ấu trùng, ấu trùng lột xác nhiều lần, di chuyển lên bề mặt da và phát triển trở thành ghẻ trưởng thành.
Tiếp theo ghẻ cái và ghẻ đực giao phối với nhau. Sau đó ghẻ cái tiếp tục đào hầm dưới lớp sừng, ghẻ đực không gây bệnh vì chết sau khi giao hợp và bị rớt khỏi da. Ghẻ cái thường đào hang vào buổi tối, mỗi ngày đào 2 – 3 mm, đẻ trứng vào ban ngày. Đó chính là lý do tại sao người bị ghẻ thường bị ngứa ngáy nhiều hơn vào ban đêm.
Tuổi mà bệnh ghẻ khởi phát thường là trẻ em dưới 5 tuổi. Người lớn bị ghẻ thường lây qua việc tiếp xúc cơ thể. Và các bác sĩ cũng cho biết cái ghẻ có thể lây trực tiếp từ người này sang người khác với nhiều cách khác nhau như các hành động ôm hôn thân mật, quan hệ tình dục, bắt tay hay nói chung là va chạm da với người mắc bệnh.
Ngoài ra, bệnh ghẻ cũng có thể lây lây gián tiếp quá nhiều con đường khác nhau như dùng chung đồ dùng cá nhân như chăn màn, quần áo hoặc khăn mặt. Theo các tài liệu y khoa thì cái ghẻ có thể sống tối đa là 48h đồng hồ trên quần áo hoặc trên giường chiếu, chăn ga gối. Do đó, khả năng lây truyền bệnh giữa các thành viên trong gia đình là rất cao.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ghẻ được nhắc đến nhiều chính là vệ sinh cá nhân không sạch sẽ, sử dụng nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo hoặc không gian sinh sống chật chội, không đảm bảo vệ sinh…
Ghẻ là bệnh da liễu có khả năng xuất hiện ở toàn thân. Tuy nhiên, các số liệu thống kê cho thấy có những vị trí yêu thích của cái ghẻ chính là những vùng giữa hai ngón tay, cổ tay, thân dương vật, mặt trước khuỷu tay, chân, bộ phận sinh dục, mông, nách… Cái ghẻ có thể gây ra các hang ở các kẽ ngón tay, cổ tay, mặt bên của lòng bàn tay, cơ quan sinh dục, đặc biệt là dương vật và bìu, thắt lưng, nách và quầng vú và cảm giác sẽ rất ngứa, nhưng đặc biệt sẽ không thấy thương tổn ở trên mặt.
Biến chứng của bệnh ghẻ được nhắc đến nhiều gồm Chàm hóa, Bội nhiễm, Lichen hoá hay Viêm cầu thận cấp… Do đó, chúng ta cần có các giải pháp kiểm soát các dấu hiệu ghẻ càng sớm càng tốt và phải thật hiệu quả. Hãy đến các phòng khám da liễu để được các bác sĩ chuyên khoa đưa ra tư vấn, hỗ trợ cụ thể.
Người bị ghẻ cần ghi nhớ nguyên tắc điều trị bệnh sẽ cần chú ý như sau:
>> Bệnh nhân và những người tiếp xúc gần bệnh nhân cần được điều trị cùng một lúc, dù triệu chứng có xuất hiện hay không.
>> Bạn tình và những người gần gũi nhau hoặc toàn bộ người trong gia đình có tiếp xúc trong vòng một tháng cũng cần được khám sàng lọc và điều trị dự phòng
>> Giặt, phơi, nấu, là quần áo (là mặt trái), chăn đệm, màn, đồ dùng và không dùng chung đồ dùng cá nhân với bất kỳ ai.
>> Bôi thuốc có hiệu quả hơn sau khi làm sạch da do đó bạn cần tắm rửa, vệ sinh da sạch sẽ và giữ vệ sinh thường xuyên cho da.
Vấn đề cuối cùng mà chúng tôi muốn nhắc nhở mọi người chính là bệnh ghẻ dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh khác. Vậy nên, người bệnh không được tư ý mua và sử dụng thuốc tại nhà để tránh bệnh nặng hơn. Hãy đến ngay Dr.thaiha để được các bác sĩ chuyên khoa soi da và tìm ra các giải pháp trị bệnh phù hợp nhất. Thân ái!
Địa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.
Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHa
Facebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha
Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166
Bình luận