5/5 - (1 vote) Viêm tuyến mồ hôi mủ khiến cho các nang lông ...
Bệnh nấm da mặt không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ của da. Tình trạng nấm da còn có thể lây lan rộng, thậm chí là lây cho người khác nên việc kiểm soát cần được thực hiện khẩn trương. Và nếu như bạn đang có dấu hiệu bị nấm da mặt, hãy theo dõi bài chia sẻ sau của chúng tôi để trang bị thêm các kiến thức về bệnh.
Contents
Nấm da mặt là một bệnh da liễu thường gặp. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là nấm dermatophyte. Đây là loại nấm mốc (các sợi đa bào của sinh vật) cần keratin để cung cấp dinh dưỡng nên nấm này phải sống trên lớp sừng, tóc hoặc móng ở cơ thể con người.
Nấm gây ra tình trạng nhiễm trùng da ở trên cơ thể con người. Vùng ảnh hưởng có thể là một phần hoặc toàn bộ da mặt. Tuy nhiên, sẽ không tính phần có lông, râu trên mặt như ria mép, râu vì đây sẽ được gọi là tình trạng nấm da đầu.
Nấm da nói chung và nấm da mặt nói riêng là bệnh da liễu có tính phức tạp. Tuy nhiên, bệnh lại khá lành tính và có thể được kiểm soát và điều trị nếu như được phát hiện từ sớm. Do đó, nếu trên da của bạn có dấu hiệu tổn thương nghi nấm, bạn cần tới ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị an toàn.
Như đã nói ở trên, nấm da mặt được gây ra các loại nấm như nấm men hay nấm ngoài ra. Tác nhân phổ biến nhất là nấm dermatophyte. Loạn nấm này khi tấn công vào da sẽ bắt đầu gia tăng số lượng và gây ra các dấu hiệu nấm da đặc trưng.
Nấm da mặt có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Trong đó, đa phần nấm da mặt sẽ phát triển mãn tính với các dấu hiệu phát ban nhẹ, lan rộng chậm, hầu như không viêm. Bệnh có biểu hiện tượng tự như bệnh hắc lào và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh về da khác.
Các triệu chứng của nấm da mặt thường gặp nhất là:
Theo các bác sĩ chuyên khoa, có khá nhiều bệnh nhân tự ý điều trị nấm da mặt tại nhà. Tuy nhiên, hầu hết việc điều trị không mang lại hiệu quả do bản thân người bệnh không có chẩn đoán chính xác.
Trên thực tế, tình trạng nấm da mặt thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh về da khác gồm: viêm da dị ứng, viêm da tiết bã, viêm da quanh miệng, viêm da tiếp xúc, dày sừng nang lông và cả trứng cá đỏ… Do đó, nếu không có chẩn đoán phân biệt cụ thể thì rất có thể chúng ta sẽ dùng sai thuốc và áp dụng sai phác đồ.
Tại các cơ sở y tế chuyên khoa, bác sĩ có thể giúp bạn đưa ra chẩn đoán phân biệt nấm da mặt với các bệnh về da khác. Quan trọng nhất sẽ là bước xét nghiệm nấm men, xác nhận bằng kính hiển vi và nuôi cấy các vết phát ban trên da. Cách làm này sẽ giúp chúng ta có được kết quả chính xác về loại nấm trên da, mật độ nấm và từ đó xây dựng hướng điều trị an toàn.
Với tình trạng nấm da mặt, các bác sĩ chuyên khoa sẽ ưu tiên điều trị tại chỗ. Thuốc bôi sẽ được chỉ định để thoa tại các tổn thương nhằm ngăn chặn sự phát triển của nấm trên bề mặt da. Với tình trạng nấm nhẹ, có thể dùng thuốc để điều trị tích cực trong liên tiếp 7 ngày. Sau đó bạn sẽ cần thoa thuốc mỗi ngày để điều trị duy trì.
Với các trường hợp bị nấm da mặt nặng, phát triển trên diện rộng thì ngoài việc điều trị tại chỗ bác sĩ sẽ cần kê thêm thuốc uống kháng nấm. Tùy mỗi tình trạng bệnh mà liều lượng và thời gian dùng thuốc sẽ có sự thay đổi.
Chú ý, tất cả các bệnh nhân bị nấm da mặt cần tới cơ sở y tế là các bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa da liễu để nhận hỗ trợ điều trị an toàn. Tuyệt đối không điều trị tại nhà bằng kháng sinh đường bôi hoặc đường uống để tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Bạn có thể hòa tan 2 thìa cà phê muối sạch với nước hoặc dùng trực tiếp nước mối sinh lý mua từ các hiệu thuốc để hỗ trợ điều trị nấm da mặt tại nhà.
Tiếp theo, bạn hãy rửa sạch tay dùng nước muối để vệ sinh da mặt. Bạn cũng có thể thấm nước muối lên vùng da bị nấm sau đó lưu lại trên da 20 phút sau đó rửa sạch lại bằng nước sạch nhé.
Ngoài khả năng làm giảm các triệu chứng nấm da mặt, dầu dừa còn cung cấp độ ẩm từ đó giúp da của bạn được mềm mại tự nhiên. Cách làm thì rất đơn giản. Bạn chỉ cần vệ sinh tay và mặt sạch sẽ sau đó thấm khô và thoa dầu dừa. Cách làm này vô cùng làn tính, có thể áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, cần chú ý là dầu dừa có thể khiến da của bạn bị bí. Vậy nên, sau khoảng 15 phút thoa dầu dừa bạn nên làm sạch da với nước ấm và sau đó hãy tiếp tục sử dụng các loại thuốc bôi được bác sĩ kê đơn.
Tương tự như dầu dừa, dầu oliu cũng sẽ giúp hỗ trợ chống nám, làm dịu da nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh. Cách chữa nấm da mặt bằng dầu oliu tương tự như với dầu dừa. Bạn có thể làm từ 1-2 lần mỗi ngày, liên tục trong 1 tháng và sau đó đánh giá mức độ cải thiện.
Chú ý: Đây đều là các cách làm dân gian. Do đó, hiệu quả chữa nấm da mặt sẽ không cao và có khả năng gây kích ứng da. Nên thận trọng nếu như da của bạn bị nhạy cảm hoặc đang có tổn thương hở nhé.
Theo đánh giá, nấm da mặt là bệnh có thể được điều trị hiệu quả chỉ trong 1 liệu trình nhưng bệnh lại có khả năng tái phát cao. Chính vì thế, người bệnh cần chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng trị nấm được bác sĩ chuyên khoa gợi ý sau:
Ngoài ra, để chủ động trong phòng tránh và phát hiện bệnh nấm da mặt bạn cũng cần có lịch thăm khám da liễu định kỳ. Hãy làm việc này trong từ 3-6 tháng để chắc chắn rằng làn da của bạn luôn trong trạng thái khỏe mạnh nhất.
Tại phòng khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà, bạn sẽ được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn chi tiết về tình trạng nấm da mặt mà mình đang gặp phải. Bạn sẽ nhận được những phác đồ điều trị chuẩn y khoa với các sản phẩm dược mỹ phẩm và dược phẩm chính hãng có nguồn gốc rõ ràng. Và quan trọng hơn là bạn sẽ được nhân viên y tế quan tâm một cách tận tình, như những người thân trong gia đình.
Ngay lúc này, nếu bạn cảm thấy da mặt của mình đang có dấu hiệu bất thường nghi bị nấm da, hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa tại Dr.thaiha để được hướng dẫn thăm khám và được hỗ trợ điều trị hiệu quả. Thân ái!
Địa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.
Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHa
Facebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha
Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166
Bình luận