Hotline: 0967571166

  • PHÒNG KHÁM DA LIỄU – PHẪU THUẬT THẨM MỸ – BÁC SỸ THÁI HÀ

    Cơ sở 1: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Thứ Hai - Chủ nhật

    08h30 AM - 08h00 PM
Rate this post

Tóc phát triển theo các chu kỳ khác nhau và đều có thể bị rụng ở những thời điểm này. Tuy nhiên, sự rụng tóc ở giai đoạn ngừng phát triển là phổ biến nhất. Nữ giới hay gặp phải tình trạng rụng tóc này bởi nhiều lý do chủ quan, khách quan khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu về chứng rụng tóc ở giai đoạn ngừng phát triển của tóc (telogen effluvium – TE) và tìm cho mình cách khắc phục rụng tóc qua bài chia sẻ sau.

Chu kỳ phát triển của tóc

Trước khi nói về rụng tóc ở giai đoạn ngừng phát triển các bác sĩ chuyên khoa muốn chia sẻ cùng bạn chu kỳ phát triển của tóc. Theo đó, tóc phát triển với 3 chu kỳ và thời gian dài hay ngắn sẽ tùy thuộc vào hormon, dinh dưỡng và môi trường. Estrogen kéo dài giai đoạn anagen và làm tóc mọc chậm lại. Trong khí đó, Thyroxin thúc đẩy sự phát triển của nang tóc. Và Corticoid khởi phát anagen…

Giai đoạn phát triển (anagen):

  • Chiếm 85-90% và sẽ kéo dài từ 2-6 năm;
  • Tăng tế bào nhú bì từ nguồn tế bào gốc nang lông;
  • Chất nền ngoại bào tăng sinh nhanh chóng;
  • Trước khi bước vào giai đoạn anagen vài tháng là giai đoạn rụng tóc (exogen)…

Giai đoạn thoái hóa (catagen):

  • Chiếm dưới 1 % và sẽ kéo dài 2-3 tuần;
  • Teo chất nền và nhú bì;
  • Tế bào sắc tố giảm sinh sắc tố;
  • Tế bào gốc ngừng phân bào, các tế bào tiền thân ngừng biệt hóa.

Tìm hiểu về rụng tóc giai đoạn ngừng phát triển, cách giảm rụng tóc

Giai đoạn nghỉ (Telogen):

  • Chiếm 10-15% và sẽ kéo dài 3 tháng;
  • Tóc thoái hóa, nang tóc bị kéo lên trên và chuẩn bị rụng;
  • Vào cuối thời kỳ này các tế bào gốc nang tóc sẽ được kích hoạt cho giai đoạn phát triển tiếp theo.

Tóc có thể rụng ở bất kỳ giai đoạn nào mà chúng tôi vừa nêu trên. Khi mật độ tóc rụng quá nhiều, trên 200 sợi mỗi ngày được xem là tình trạng rụng tóc bệnh lý. Vấn đề có thể ảnh hưởng đến độ dày của mái tóc và khiến cho cảm thấy lo lắng. Đây cũng là lúc mà chúng ta cần thăm khám sự rụng tóc để chắc chắn rằng mình đang bị rụng tóc sinh lý hay rụng tóc bệnh lý. Mà nếu là rụng tóc bệnh lý thì cần phân biệt giữa rụng tóc ở giai đoạn ngừng phát triển và rụng tóc hói.

Phân loại rụng tóc thường gặp với các dạng

  • Tình trạng rụng tóc androgen (rụng tóc hói)
  • Tình trạng rụng ng tóc khu trú
  • Tình trạng rụng tóc lan tỏa

Các dạng rụng tóc này có thể xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới. Thường thì nữ giới đặc biệt là người trưởng thành sẽ có tỷ lệ bị rụng tóc nhiều hơn. Đừng quá lo lắng về tình trạng tóc rụng của mình bởi nó có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Và chúng ta có thể ngăn chặn sự rụng tóc với sự hỗ trợ của các bác sĩ chuyên khoa.

Tìm hiểu về rụng tóc ở giai đoạn ngừng phát triển

Rụng tóc ở giai đoạn ngừng phát triển của tóc (telogen effluvium – TE) thuộc dạng rụng tóc lan tỏa. Đây là dạng rụng tóc phổ biến thứ 2 sau rụng tóc hói và cũng là một bệnh lý có thể được kiểm soát. Rụng tóc không để lại sẹo trên da đầu.

Biểu hiện là gì?

Khi rụng tóc ở giai đoạn ngừng phát triển xảy ra, chúng ta sẽ thấy mật độ tóc trên da đầu bị giảm đi đột ngột. Mái tóc có dấu hiệu thưa rõ ràng chỉ sau một thời gian ngắn. Tình trạng tóc rụng có thể là cấp tính hoặc mãn tính.

  • Rụng tóc cấp tính là khi TE phát triển trong từ 2-3 tháng sau khi bệnh nhân gặp phải các yếu tố kích thích. Thời gian khôi phục lại mái tóc sẽ là từ 6-12 tháng tiếp theo.
  • Rụng tóc mãn tính là khi TE xuất hiện và kéo dài 6 tháng. Trường hợp này thường khó xác định các yếu tố kích thích liên quan. Rụng tóc lan tỏa dễ dàng quan sát ở hai bên thái dương, trán hoặc đỉnh đầu…

Hầu như tất cả các trường hợp rụng tóc ở giai đoạn ngừng phát triển đều không nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở sợi tóc. Có nghĩ là tóc không bị mảnh hơn, không bị yếu đi và cũng không có tình trạng khô rối. Trên cùng 1 bệnh nhân có thể đồng thời xuất hiện cả tình trạng rụng tóc TE và rụng tóc hói.

Chúng ta có thể kiểm tra sự rụng tóc của mình bằng cách test tóc. Khi test toc bạn nên thực hiện trên vài vị trí da đầu để đánh giá mức độ hoạt động của tình trạng rụng tóc. Kiểm tra sợi tóc rụng dưới kính hiển vi để xem đó có phải là sợi tóc đang ở giai đoạn ngừng triển. Nếu trên 5 sợi tóc ở giai đoạn telegen hoặc trên 15 sợi/3 vị trí là test kéo tóc dương tính (bị rụng tóc).

Ngoài ra, các bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số loại kiểm tra khác hoặc làm xét nghiệm liên quan để có kết luận chính xác hơn về tình trạng rụng tóc TE mà bạn đang gặp phải. Làm cách này sẽ giúp chúng ta có phác đồ điều trị an toàn và đảm bảo sự khoa học.

Tìm hiểu về rụng tóc giai đoạn ngừng phát triển, cách giảm rụng tóc

Rụng tóc ở giai đoạn ngừng phát triển là do đâu?

Theo các bác sĩ, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho ai đó phải đối mặt với tình trạng rụng tóc ở giai đoạn ngừng phát triển ở tóc. Chúng ta có thể xem xét các yếu tố khởi phát bệnh sau:

  • Nguyên nhân sinh lý: Rụng tóc sau thai kỳ hoặc trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ ở nữ giới, chứng rụng tóc sinh lý ở trẻ sơ sinh từ 1-3 tháng tuổi.
  • Nguyên nhân bệnh lý: Người mắc bệnh thương hàn, lao, sốt rét, HIV; sốt cao, sốt kéo dài (do virus Dengue, cúm, SARS-coV-2..) rất dễ bị rụng tóc ở giai đoạn ngừng phát triển.
  • Các bệnh nội tiết: như cường giáp, suy giáp hoặc các bệnh lý nội tạng như suy gan, suy thận hay bệnh khác như Lupus ban đỏ hệ thống, vảy nến, giang mai, ung thư… cũng liên quan đến sự rụng tóc.
  • Stress kéo dài: Thường xuất hiện sau chấn thương, các phẫu thuật lớn, áp lực trong cuộc sống, học tập và lao động, mong muốn tăng giảm cân… dễ dàng gây ra sự rụng tóc.
  • Tác dụng của thuốc: Bao gồm việc dùng Retinoid uống, thuốc tránh thai hàng ngày, thuốc chống co giật, thuốc kháng tuyến giáp, captopril, amphetamines, kim loại nặng
  • Dinh dưỡng: Rụng tóc ở giai đoạn ngừng phát triển cũng sẽ xuất hiện nếu như cơ thể bị thiếu máu thiếu sắt, viêm da đầu chi ruột, thiếu kẽm và suy dinh dưỡng.
  • Tác nhân tại chỗ: Viêm da tiếp xúc dị ứng do thuốc nhuộm, chất tẩy màu tóc, hoá chất tạo kiểu tóc cũng ảnh hưởng đến sự rụng tóc…

Nữ giới thường dễ bị rụng tóc ở giai đoạn ngừng phát triển

Theo đánh giá của các chuyên gia, tỷ lệ nữ giới mắc rụng tóc ở giai đoạn ngừng phát triển đang có chiều hướng giá tăng. Có rất nhiều lý do khiến cho chị em phải đối mặt với vấn đề rụng tóc này. Bao gồm:

👉 Phụ nữ dễ bị stress hơn bởi những áp lực trong công việc và cuộc sống gia đình. Điển hình như việc chị em thường xuyên phải chăm sóc, dạy dỗ con nhỏ. Do đó, sự rụng tóc dễ dàng xảy ra ở thời kỳ nhạy cảm này và sẽ tự cải thiện sau khi cuộc sống có sự ổn định hơn.

👉 Phụ nữ thường dễ bị căng thẳng sau quá trình sinh nở hoặc thực hiện các biện pháp kế hoạch thai ngoài ý muốn. Bên cạnh đó, hầu như các biện pháp tránh thai hiện đều được thực hiện trên cơ thể nữ giới. Và tác động của thuốc tránh thai nội tiết chính là nguyên nhân khiến cho ngày càng có nhiều chị em bị rụng tóc ở giai đoạn ngừng phát triển.

👉 Nữ giới thường có thể trạng sức khoẻ yếu do đó số người tìm đến các giải pháp y tế sẽ cao hơn từ đó dẫn đến tác dụng phụ là rụng tóc. Ví dụ như việc chị em phải dùng thuốc điều trị mụn hay Retinoid đường uống đều có thể kích thích sự rụng tóc.

👉 Phụ nữ ăn kiêng quá mức với mong muốn giảm cân, giữ dáng sẽ dễ dẫn đến việc thiếu dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển và phục hồi của tóc. Ngoài ra, ăn kiêng cũng gây suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến thể trạng sức khoẻ.

👉 Và tỷ lệ rụng tóc ở nữ giới cao hơn bởi trên thực tế tóc của họ thường dài và việc quan sát thấy tóc rụng luôn dễ dàng hơn. Hơn thế nữa, nhu cầu về làm đẹp cho tóc ở chị em cũng cao hơn nên khả năng bị rụng tóc cũng sẽ nhiều hơn ở nam giới.

👉 Nữ giới cũng có thể bị rụng tóc ở giai đoạn ngừng phát triển nếu như sống trong môi trường bị ô nhiễm hoặc nơi làm việc có chứa các chất độc hại.

Rụng tóc ở giai đoạn ngừng phát triển có ảnh hưởng gì không?

Bạn không cần quá lo lắng về tình trạng rụng tóc lan tỏa ở giai đoạn ngừng phát triển của tóc. Theo bác sĩ chuyên khoa, rụng tóc dạng Effluvium thường không quá nghiêm trọng. Thông thường tình trạng tóc rụng sẽ tự cải thiện sau từ 3-6 tháng mà không cần phải can thiệp điều trị.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bị rụng tóc kéo dài suốt cả năm làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Đó là khi số lượng các sợi tóc bị mất đi quá nhiều trong thời gian ngắn sẽ khiến cho mái tóc của bạn bị thưa một cách nhanh chóng. Lúc này, bạn có thể cảm thấy không còn tự tin vì kiểu tóc mà mình vốn yêu thích sẽ bị thay đổi chỉ vì tóc thưa mỏng.

Bên cạnh đó, người bị rụng tóc ở giai đoạn ngừng phát triển có thể gặp phải tình trạng rụng lông trên cơ thể như rụng lông mày, rụng lông mu… Do đó, việc tìm kiếm các giải pháp cải thiện sự rụng tóc luôn là cần thiết để chúng ta có thể nâng cao chất lượng cuộc sống. Vậy cách điều trị rụng tóc ở giai đoạn ngừng phát triển là gì?

Tìm hiểu về rụng tóc giai đoạn ngừng phát triển, cách giảm rụng tóc

Điều trị chứng rụng tóc ở giai đoạn ngừng phát triển

Trong trường hợp bị rụng tóc cấp tính, tóc có thể được phục hồi trở lại tự nhiên sau khoảng từ 3-6 tháng mà không cần can thiệp. Tuy nhiên, cần tìm ra các yếu tố có thể làm khởi phát bệnh và cải thiện chúng. Việc kiểm soát căn nguyên rụng tóc sẽ cách để chúng ta giảm rụng tóc ở giai đoạn ngừng phát triển một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Một số lời khuyên mà các bác sĩ đưa ra gồm:

  • Điều trị bệnh lý liên quan càng sớm càng tốt. Việc để cho các bệnh lý về nội tạng hay nội tiết kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của chính bạn.
  • Điều chỉnh cho sự thiếu hụt trong chế độ dinh dưỡng. Nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của tóc. Cần ăn kiêng một cách khoa học.
  • Ngừng sử dụng thuốc nếu bạn nghi ngờ nó là nguyên nhân gây rụng tóc. Khi dùng thuốc, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể tiên lượng về các tác dụng phụ.
  • Điều trị đồng thời các rối loạn về tóc hoặc da đầu như viêm da đầu và phải chăm sóc mái tóc một cách khoa học để giảm sự rụng tóc và ngăn ngừa tái phát.
  • Điều chỉnh tâm lý, tránh các áp lực trong cuộc sống cũng là chìa khóa giúp chúng ta cải thiện chứng rụng tóc lan tỏa.

Với các trường hợp bị rụng tóc lặp lại nhiều lần, rụng tóc mạn tính kéo dài trên 1 năm sẽ cân can thiệp y khoa sớm. Minoxidil tại chỗ sẽ là sự lựa chọn cho bệnh nhân bị rụng tóc ở  giai đoạn ngừng phát triển. Thuốc được đưa vào dưới da đầu theo hình thức meso (lăn kim hoặc tiêm vi điểm) nhằm mục đích duy trì mật độ tóc và kích thích tóc mọc lại.

Trong trường hợp tóc quá thưa, nhìn rõ các mảng da đầu và chưa kịp kích thích sự mọc tóc bạn có thể sử dụng phương pháp “ngụy trang”. Đó là việc dùng tóc giả để thay đổi kiểu dáng tóc. Tuy nhiên, cách làm này sẽ khá phức tạp và nó không mang lại hiệu quả lâu dài.

Dr.thaiha hiểu rằng tình trạng rụng tóc ở giai đoạn ngừng phát triển đang ảnh hưởng đến rất nhiều người. Nhất là chị em phụ nữ sau sinh và trong thời kỳ nuôi con nhỏ. Bên cạnh đó, vấn đề rụng tóc hậu Covid cũng đang ngày một nóng hơn và tác động đến tâm lý, tình cảm của người bệnh. Do đó, chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp đến bạn những kiến thức về rụng tóc và cách để khắc phục tình trạng rụng tóc nhanh chóng, an toàn và hiệu quả nhất.

Nếu bạn cần được các bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ, hãy liên hệ ngay với phòng khám đa khoa An Giang để nhận tư vấn chi tiết hơn.

Đừng quên theo dõi chúng tôi để có thể cập nhật các kiến thức da liễu, thẩm mỹ nội khoa và nhận hỗ trợ khi cần thiết nhé.

PHÒNG KHÁM DA LIỄU THẨM MỸ BÁC SĨ VŨ THÁI HÀ

Địa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.

Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHa

Facebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha

Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166

Administrator

Administrator

Bình luận

Bài viết liên quan

Dr Thái Hà
+3
Dr Thái Hà
+5
Tư vấn
Tư vấn trực tuyến 24/70968221166
Đặt hẹn