Rate this post Nhiều người thường có thói quen nặn mụn trứng cá để ...
Bạn có biết rằng vitamin D không chỉ ảnh hưởng đến hệ xương khớp mà còn có mối quan hệ đặc biệt với làn da. Trong đó, có đến 80% lượng vitamin D mà cơ thể hấp thu được cung cấp qua việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Và nếu như bạn muốn sống khỏe mạnh hay có một làn da khỏe đẹp thì đừng quên bổ sung vitamin D một cách hợp lý nhất nhé.
Contents
Vitamin D cần thiết cho mọi cơ thể sống ở mọi lứa tuổi khác nhau. Vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển hệ xương khớp khỏe mạnh. Thiếu vitamin D cơ thể sẽ khó hấp thụ được calci dẫn đến các vấn đề về xương khớp ngay khi còn rất trẻ.
Vai trò của vitamin D được nhắc đến nhiều nhất gồm:
– Giúp tăng hấp thu calci ở ruột và ống thận, tăng tích tụ calci ở xương.
– Góp phần biệt hóa tế bào, điều hòa miễn dịch, bài tiết insulin.
Riêng đối với da liễu, vitamin D có quan hệ rất mật thiết. Thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với bệnh nhân đang mắc các bệnh da liễu như vảy nến, viêm da cơ địa, bạch biến, rụng tóc từng mảng, lupus ban đỏ hệ thống, ung thư da,… Vai trò của vitamin D với làn da gồm:
– Điều hòa sự tăng sinh và biệt hóa biểu bì.
– Vai trò trong chu kỳ nang lông.
Như vậy yếu tố quan trọng để có một sức khỏe tốt, một làn da đẹp chính là vitamin D. Vậy bạn đã biết vitamin D có từ đâu và cơ thể tổng hợp vitamin D theo cơ chế bào hay chưa.
Có 3 nguồn cung cấp vitamin D chính cho cơ thể gồm ngoại sinh từ thực phẩm bao gồm Vitamin D2 (ergocalciferol) có trong thực vật nhiều nhất là nấm và Vitamin D3 (cholecalciferol) có trong thịt động vật như cá, trứng, sữa…
Ngoài ra, vitamin D còn được sản xuất nội sinh khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời (đặc biệt là tia UVB). Đây cũng là nguồn cung cấp vitamin D chủ yếu cho cơ thể, chiếm 80% nguồn vitamin D ở người.
Cơ chế tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời như sau:
Khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, tiền chất của vitamin D trong da là 7-dehydrocholesterol được chuyển thanh tiền tố vitamin D (previtamin D3).
Vitamin D3 được giải phóng vào tuần hoàn và gắn với protein vận chuyển rồi vận chuyển đến gan.
Ở gan nhờ enzym 25 hydroxylase, vitamin D3 được chuyển thành 25-hydroxyvitamin D (25(OH)D hay calcidiol).
Sau đó, 25 (OH) D được chuyển đổi ở thận thành dạng hoạt động là 1,25-dihydroxy vitamin D (1,25 (OH) 2D hay calcitriol)…
Tuy nhiên chúng ta cũng biết rằng ánh nắng mặt trời có thể gây hại cho da nếu như tiếp xúc quá nhiều. Trong thời tiết nắng nóng đỉnh điểm của những tháng mùa hè, câu hỏi được đặt ra là phơi nắng như thế nào để vừa đảm bảo đạt được nồng độ vitamin D tối ưu vừa an toàn cho da.
Chúng ta tạm phân loại tia UV trong ánh nắng mặt trời với 3 dạng sau:
UVC: bước sóng ngắn 100 – 290 nmm bị hấp thụ hoàn toàn bởi tầng ozone, không thể đến bề mặt trái đất, vì vậy thường không gây hại.
UVB: bước sóng dài hơn từ 290 – 320 nm, chiếm 5 – 10% bức xạ UV của mặt trời. Tia UVB có thể gây bỏng nắng, rám nắng.
UVA: bước sóng dài nhất 320 – 400 nm, chiếm 90 – 95% bức xạ UV của mặt trời, tác dụng gây đột biến ADN từ đó gây ung thư da.
Do đó, việc phơi da dưới ánh nắng để tổng hợp vitamin D trong thời gian dài, với điều kiện nắng gắt được cảnh báo là nguy hiểm. Khi này da sẽ phải chịu hai tác động chính của ánh nắng gồm tác động cấp tính: rám nắng, cháy nắng và tác động mạn tính: lão hóa da, dày sừng ánh sáng, ung thư da…Do đó, thay vì việc phơi nắng để hấp thụ D bạn có thể bổ sung bằng thực phẩm chức năng hay thực phẩm có chứa vitamin này.
Dựa trên các bằng chứng khoa học hiện có về vai trò chính của canxi và vitamin D đối với sức khỏe của xương, Học viện Y khoa quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo lượng vitamin D từ chế độ ăn uống cần thiết là:
+ 400 đơn vị quốc tế cho trẻ sơ sinh / trẻ em 0-1 tuổi.
+ 600 IU cho trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn 1-70 tuổi.
+ 800 IU cho người lớn trên 71 tuổi.
Các đối tượng có nguy cơ thiếu vitamin D cần được chú ý nhiều hơn gồm có:
+ Phụ nữ có thai và cho con bú, đặc biệt là vị thành niên và phụ nữ trẻ.
+ Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi.
+ Người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên.
+ Người ít hoặc không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, ví dụ như người ở trong nhà suốt thời gian dài..
+ Người có làn da tối màu như người châu Phi, Nam á.
Các đối tượng có nguy cơ thiếu vitamin D nên bổ sung vitamin D với liều:
+ Tất cả phụ nữ có thai và cho con bú nên uống bổ sung vitamin D 10 µg/ngày (400 UI/ngày).
+ Tất cả trẻ sơ sinh và trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi nên bổ sung vitamin D dưới dạng giọt 7 – 8.5 µg/ngày (280 – 340 UI/ngày).
+ Trẻ sơ sinh bú mẹ cần bổ sung vitamin D từ 1 tháng tuổi nếu trong thời gian mang thai mẹ của trẻ không bổ sung vitamin D.
+ Những người từ 65 tuổi trở lên và những người không tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời cũng nên bổ sung vitamin D 10 µg/ngày (400 UI/ngày).
Riêng với những người đang gặp các vấn đề da liễu và muốn bổ sung vitamin D với việc phơi nắng cần chú ý những điều sau:
+ Mặc quần áo chống nắng, mang mũ rộng vành để che mặt và cổ, và đi giày che toàn bộ bàn chân. Đeo kính râm có khả năng chống tia cực tím.
+ Bôi kem chống nắng phổ rộng với spf từ 30 trở lên. Kem chống nắng không có bộ lọc vô cơ (titan dioxide và kẽm oxit) thường được người da màu chấp nhận tốt hơn vì khả năng tạo màu tốt hơn trên làn da tối màu.
+ Thoa kem chống nắng khi da khô 15 đến 30 phút trước khi ra ngoài trời. Khi ở ngoài trời, bôi nhắc lại sau mỗi 2 giờ cho tất cả vùng da tiếp xúc và sau khi ra mồ hôi hoặc bơi lội.
+ Tránh tiếp xúc với ánh nắng quá nhiều và nên tìm kiếm bóng râm bất cứ khi nào có thể…
Thông tin tham khảo từ nhiều nguồn!
Địa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.
Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHa
Facebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha
Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166
Bình luận