Hotline: 0967571166

  • PHÒNG KHÁM DA LIỄU – PHẪU THUẬT THẨM MỸ – BÁC SỸ THÁI HÀ

    Cơ sở 1: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Thứ Hai - Chủ nhật

    08h30 AM - 08h00 PM
5/5 - (1 bình chọn)

Các vết thương ngoài da nếu không được chăm sóc kỹ sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm trong đó có khả năng nhiễm trùng da. Do đó, nếu da của bạn đang có các vết thương hở bao gồm kích thước lớn hoặc nhỏ, hãy tham khảo ngay hướng dẫn xử lý và chăm sóc vết thương được chúng tôi chia sẻ sau đây nhé.

Nhiễm trùng là gì?

Các vết thương ngoài da dễ quan sát bằng mắt thường. Đó có thể là các vết thương nhỏ như kim đau, xước da do va chạm, nốt cào móng tay… cũng có các vết thương to hơn như nốt đứt tay, bỏng bô xe máy, rách da mảng lớn hoặc các vết thương sau phẫu thuật… Trong thẩm mỹ nội khoa, các hành động lăn kim, vi kim, căng chỉ cũng có thể để lại các tổn thương nhỏ ngoài da.

Theo các bác sĩ, các vết thương ngoài da là môi trường sống lý tưởng cho các loại vi khuẩn nếu như không được xử lý đúng cách. Vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có thể thông qua các vết thương này và gây bệnh cho con người. Trong đó, nguy cơ nhiễm trùng có thể xảy ra sau 6h xuất hiện vết thương ngoài da.

Nhiễm trùng nặng nhất phải kể đến là nhiễm trùng máu làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người. Và khởi phát có thể bắt nguồn từ nhiễm trùng da.  Do đó, chúng ta cần biết cách xử lý các vết thương ngoài da để đề phòng nguy cơ nhiễm trùng da.

Nhiễm trùng da: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Nhiễm trùng da là gì?

Hiểu một cách đơn giản thì nhiễm trùng da xảy ra khi tổn thương da bị các vi sinh vật gây hại xâm nhập. Đó có thể là nấm, tạp khuẩn, vi khuẩn hoặc virus. Trong đó, tác nhân nguy hiểm nhất vẫn sẽ là vi khuẩn.

Chúng ta có thể phân loại tình trạng nhiễm trùng ở da dựa theo loại vi khuẩn gây viêm. Bao gồm nhiễm trùng da do vi khuẩn có thể được phân loại thành nhiễm trùng da và mô mềm (SSTI) và nhiễm trùng da cấp tính và nhiễm trùng cấu trúc da (ABSSSI). Trong đó, phổ biến nhất là nhiễm khuẩn da mô mềm có thể ảnh hưởng hướng tới cấu trúc da.

Các tác nhân gây nhiễm trùng da thường gặp gồm: vi khuẩn chủng Enterococcus – Escherichia Coli, vi khuẩn chủng Enterobacter, Beta-hemolytic Streptococcus, Staphylococcus không sinh Coagulase và cả các vi khuẩn nhóm Clostridium như Clostridium Perfringens.

Phân loại nhiễm trùng da

Có không ít người vẫn đang cho rằng da bị nhiễm trùng sẽ có mủ và cảm giác đau đớn. Nhưng trên thực tế, nhiễm trùng da sẽ được chia thành hai loại có mủ hoặc không có mủ. Ví dụ như viêm mô bào, viêm cơ hoại tử là nhiễm trùng không mủ. Nhọt, hậu bối, áp xe là nhiễm trùng có mủ.

Ngoài ra, tùy từng hệ miễn dịch mà diễn biến của nhiễm trùng da sẽ có sự thay đổi. Chúng ta sẽ có thể dựa vào đó để phân loại mức độ nhiễm trùng da như sau:

  • Nhiễm trùng mức độ nhẹ: Thường có bệnh đi kèm gây tổn thương da nhưng hoàn toàn không có dấu hiệu toàn thân và tự kiểm soát được.
  • Nhiễm trùng mức độ nhẹ vừa: Không có bệnh đi kèm nhưng  có thể có  hoặc không có dấu hiệu toàn thân.
  • Nhiễm trùng mức độ nhẹ nặng: Có dấu hiệu toàn thân và có bệnh đi kèm và không thể kiểm soát được…

Dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng da

Nhiễm trùng da thường xuất phát từ việc da có tổn thương. Ví dụ như mụn trứng cá, tổn thương sau khi thực hiện thẩm mỹ hoặc tổn thương do côn trùng cắn. Dĩ nhiên không phải 100% các tổn thương da sẽ bị nhiễm trùng. Nguy hiểm chỉ xảy ra khi chúng ta không quản lý tốt các tổn thương da và tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công.

Các dấu hiệu cảnh báo da của bạn đang bị nhiễm trùng gồm:

  • Da bị nổi áp xe cùng với đó là tình trạng sưng đau khó chịu.
  • Dịch mủ hình thành dưới da và có thể nổi bọng nước
  • Vết thương chậm lành, khó lành và bị loét rộng.
  • Cảm giác nóng rát khó chịu xuất hiện ở vị trí tổn thương.
  • Da thâm tím và có khả năng bị hoại tử mô, thối thịt.
  • Dấu hiệu sốt cao và người có thể bị ré run.

Nhiễm trùng da: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Nói chung, tùy từng nguyên nhân gây nhiễm trùng mà các dấu hiệu sẽ có sự thay đổi. Để xác định chính xác tác nhân gây nhiễm trùng, bác sĩ chuyên khoa sẽ cần thực hiện một số xét nghiệm kiểm tra liên quan. Việc làm này sẽ rất quan trọng với những trường hợp bị nghi nhiễm trùng máu.

Câu hỏi được đặt ra là làm cách nào để có thể kiểm soát và điều trị tốt tình trạng nhiễm trùng da? Ngay sau đây, Dr.thaiha sẽ giúp bạn xây dựng một quy trình xử lý và chăm sóc vết thương hở để giúp da chóng phục hồi và làm cho vi khuẩn không có cơ hội tân công gây nhiễm trùng. Cùng thực hiện nhé.

Hướng dẫn xử lý và chăm sóc vết thương để tránh nhiễm trùng da

1. Làm sạch vết thương hở

Đầu tiên bạn phải luôn nhớ rửa sạch tay bạn với xà phòng để tránh gây nhiễm trùng. Trong trường hợp gấp không có xà phòng bạn sẽ cần rửa sạch vết thương ngay dưới vòi nước sạch đang chảy. Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh vết thương, dùng xà phòng để vệ sinh xung quanh vết thương hở. Tuyệt đối không dùng cồn hay oxy già để làm sạch vết thương.

2. Cầm máu

Sau khi đã làm sạch các vết thương, nếu vẫn xảy ra tình trạng chảy máu bạn cần tiến hành cầm máu nhằm tránh mất máu quá nhiều. Hãy ấn một miếng vải sạch hoặc băng chặt vào khu vực đó trong 20 phút. Các vết thương nhỏ thường có xu hướng tự ngưng chảy máu sau một vài phút. Đối với các vết thương có diện tích lớn như vết bỏng, vết xước da do va chạm giao thông… bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ tiến hành cầm máu nhanh chóng.

3. Sử dụng thuốc

Thuốc được sử dụng thường là kháng sinh dạng mỡ để bôi vào vết thương nhằm ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm trùng và tăng độ ẩm cho da. Tuy nhiên, có một vài người khi dùng kháng sinh sẽ bị kích ứng hoặc dị ứng. Lúc này bạn nên ngừng sử dụng thuốc và thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn chăm sóc và điều trị phù hợp  hơn.

4. Băng và thay băng

Cách tốt nhất để quá trình lành thương diễn ra nhanh và phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng vết thương hở đó là băng bó bằng băng, gạc cuộn sạch. Điều này vừa giúp đảm bảo độ ẩm cho da vừa giúp hạn chế vết thương tiếp xúc với khói bụi từ môi trường. Luôn giữ cho băng khô và nhớ thay bằng từ 1-2 lần kết hợp với rửa vệ sinh vết thương ngoài da để tránh nhiễm trùng.

5. Tiêm phòng uốn ván

Uốn ván được xem là biến chứng thường gặp khi chúng ta có vết thương ngoài da. Chính vì thế, khi đã xử lý xong các vết thương bạn hãy đến cơ sở y tế để được tiêm phòng uốn ván một cách nhanh chóng. Vấn đề này rất quan trọng với các vết thương sâu và rộng, nó cũng sẽ ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng da.

Điều trị nhiễm trùng da

Nhiễm trùng da sẽ cần điều trị kháng sinh. Tùy mức độ mác bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Bao gồm thuốc bôi, thuốc uống hoặc dùng trong đường tiêm truyền tĩnh mạch. Liều lượng kháng sinh có thể sẽ rất cao với các trường hợp bị nhiễm trùng nặng. Đôi khi, bệnh nhân cũng có thể sẽ phải nhập viện để theo dõi tình trạng sức khỏe.

Nhiễm trùng da: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Trong quá trình xử lý và chăm sóc vết thương ngoài da bạn cần chú ý đến các biểu hiện bất thường. Theo các bác sĩ, tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm trùng có thể xảy ra sau chỉ 6 giờ trên da có vết thương hở. Hãy gọi ngay cho bác sĩ hay di chuyển đến cơ sở y tế gần nhất khi cơ thể có các dấu hiệu nguy hiểm sau:

  • Sốt cao liên tục trong nhiều giờ đồng hồ.
  • Đỏ, sưng, ấm hoặc cảm giác đau gia tăng xung quanh vết thương.
  • Vết thương chảy dịch màu vàng hoặc dịch xanh lá cây, có hoặc không kèm theo mùi hôi.
  • Các quầng đỏ trên da xung quanh vết thương có xu hướng tăng.
  • Đau nhức khó chịu và vùng tổn thương bị loét rộng hơn.
  • Người bệnh có vẻ rất yếu ớt, rối loạn nhịp thở và nhịp tim.

Trên thực tế, các vết thương nhỏ ngoài da không khó để có thể chăm sóc và xử lý. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều đang không làm tốt việc này hoặc xem nhẹ các vết thương nhỏ. Hệ lụy là đã có rất nhiều các ca bệnh phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch chỉ vì các vết thương nhỏ. Nhẹ hơn thì nhiễm trùng da sẽ hình thành sẹo thâm gây mất thẩm mỹ.

Chính vì thế, nếu bạn đang có các vấn đề về da bất kỳ, đang có các tổn thương trên da hoặc bạn vừa tiến hành thẩm mỹ nội khoa đều cần chăm sóc da thật tỷ mỷ để đề phòng biến chứng về sau. Đừng ngại để lại câu hỏi liên quan với Dr.thaiha để được bác sĩ chia sẻ tận tình nhất nhé.

Chúc bạn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!

Đừng quên theo dõi chúng tôi để có thể cập nhật các kiến thức da liễu, thẩm mỹ nội khoa và nhận hỗ trợ khi cần thiết nhé.

PHÒNG KHÁM DA LIỄU THẨM MỸ BÁC SĨ VŨ THÁI HÀ

Địa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.

Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHa

Facebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha

Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166

Administrator

Administrator

Bình luận

Bài viết liên quan

Dr Thái Hà
+3
Dr Thái Hà
+5
Tư vấn
Tư vấn trực tuyến 24/70968221166
Đặt hẹn