Hotline: 0967571166

  • PHÒNG KHÁM DA LIỄU – PHẪU THUẬT THẨM MỸ – BÁC SỸ THÁI HÀ

    Cơ sở 1: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Thứ Hai - Chủ nhật

    08h30 AM - 08h00 PM
5/5 - (1 bình chọn)

Thương tổn cơ bản chứng tỏ bạn nổi mề đay chính là các sẩn phù ranh giới rõ. Sẩn có kích thước 1-8 cm màu đỏ hoặc màu trắng với vành đỏ xung quanh, hình tròn, oval hoặc đa cung, ngứa nhiều. Các sẩn phù thường lan rộng thành những mảng lớn. Thời gian tồn tại ngắn, thường dưới 24 giờ và có khả năng tái phát nhiều lần.

Hãy cùng xem phân loại bệnh mày đay/ phù mạch theo chuẩn y khoa để có thể sớm nhận biết và có cách điều trị bệnh an toàn bạn nhé!

Phân loại mày đay theo thời gian diễn biến

🌼 Mày đay cấp

Khởi phát cấp tính và kéo dài dưới 6 tuần, thương tổn là các sẩn phù lớn trên da và thường kết hợp với phù mạch xảy ra trên một cơ địa dị ứng và phụ thuộc IgE, liên quan với thức ăn, ký sinh trùng, thuốc (như penicillin).

🌼 Mày đay mạn tính

Bệnh kéo dài trên 6 tuần, các sẩn phù nhỏ hoặc lan rộng, hiếm khi phụ thuộc IgE mà liên quan với tự kháng thể kháng FcεRI, 80% không rõ nguyên nhân và được xem là tự phát. Bệnh chủ yếu ở người lớn và nữ nhiều hơn nam.

Phân loại bệnh mày đay/ phù mạch theo chuẩn y khoa

Phân loại mày đay theo cơ chế bệnh sinh

🌼 Mày đay miễn dịch

Qua trung gian IgE: Thương tổn gây ra là do các chất có hoạt tính sinh học được tế bào mast hoặc bạch cầu ái kiềm đã mẫn cảm với IgE giải phóng ra khi có kháng nguyên đặc hiệu. Thường xảy ra trên một cơ địa dị ứng. Các kháng nguyên hay gặp là thức ăn (sữa, trứng, bột mì, hải sản, hạt), thuốc (penicillin). Bệnh cấp tính.

Qua trung gian bổ thể: Bằng cách hoạt hóa bổ thể theo con đường miễn dịch và giải phóng ra các độc tố phản vệ (anaphylatoxin) gây khử hạt của tế bào mast.

Tự miễn: Bệnh mạn tính và phổ biến, có tự kháng thể kháng FcεRI và/hoặc IgE. Về mặt lâm sàng, không có sự khác biệt giữa mày đay mạn tính có hoặc không có kháng thể tự miễn. Bệnh đáp ứng với phương pháp lọc huyết tương, dùng immunoglobulin  tĩnh mạch hoặc cyclosporine.

Mày đay tiếp xúc miễn dịch (immunologic contact urticaria): Thường gặp ở trẻ em bị viêm da cơ địa nhạy cảm với các dị nguyên của môi trường (cỏ, động vật) hoặc những người nhạy cảm với găng tay cao su có hạt latex.

🌼 Mày đay vật lý

Chứng vẽ nổi (dermographism): Thương tổn mày đay thành đường thẳng sau khi da bị vạch hoặc cào xước, rất ngứa, mất đi sau 30 phút, xảy ra ở 4,2% dân số.

Mày đay do lạnh (cold urticaria): Thường xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi. Thương tổn mày đay giới hạn ở những vị trí tiếp xúc với lạnh và mất đi trong vòng vài phút, sau khi đã ấm trở lại. Test “ice cube” (cho da tiếp xúc với hòn đá lạnh trong vài phút) được dùng để chẩn đoán bệnh này.

Mày đay ánh nắng (solar urticaria): Mày đay xảy ra sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có bước sóng 290-500 nm. Các sẩn phù tồn tại dưới 1 giờ, có thể kết hợp với ngất lịm.

Mày đay cholinergic: Thường xuất hiện sau khi tập luyện thể lực nhiều, gắng sức, tiết nhiều mồ hôi. Thương tổn là các sẩn mày đay kích thước nhỏ, rất ngứa, có thể kèm theo khò khè, chảy nước mắt.

Phân loại bệnh mày đay/ phù mạch theo chuẩn y khoa

Mày đay do nước (aquagenic urticaria): Rất hiếm gặp, do tiếp xúc với nước ở bất kỳ nhiệt độ nào gây nên các thương tổn mày đay giống mày đay cholinergic.

Phù mạch do áp lực (pressure angioedema): Các mảng sưng đỏ do đè nén (ở mông do ngồi nhiều, ở bàn tay sau khi quay búa, ở bàn chân sau khi đi bộ), gây đau nhiều, có thể kéo dài vài ngày, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống người bệnh. Có thể sốt nhưng không có bất thường nào về xét nghiệm. Ngoài phù mạch, có thể có thương tổn mày đay.

Phù mạch rung động (vibration angioedema): Bệnh hiếm gặp, có thể có tính chất gia đình (di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường). Các kích thích rung động gây ra sự giải phóng histamine từ tế bào mast như khi cọ xát khăn trên lưng gây ra các thương tổn mày đay trong khi đè nén trực tiếp thì không.

🌼 Mày đay do các chất gây giải phóng tế bào mast, do giả dị nguyên và mày đay mạn tính tự phát (urticaria due to mast cell-releasing agents and pseudoallergens and chronic idiopathic urticaria)

Mày đay/phù mạch, thậm chí là các triệu chứng giống phản vệ có thể xảy ra khi tiếp xúc với dụng cụ tương phản tia xạ (radiocontrast media) và còn là kết quả của sự không dung nạp salicylate, chất bảo quản và phụ gia thực phẩm (như acid benzoic, muối benzoat) cũng như các chất nhuộm bao gồm tartrazine (giả dị nguyên). Bệnh cấp tính hoặc mạn tính. Trong mày đay mạn tính tự phát, histamine từ các tế bào mast ở da là  chất trung gian hóa học chính.

Mày đay tiếp xúc không dị ứng (non-immune contact urticaria) Do các chất gây ngứa ngoại lai xâm nhập vào da hoặc mạch máu, thương tổn khu trú ở vị trí tiếp xúc. Chúng có thể là acid sorbic, acid benzoic trong dung dịch tra mắt và thức ăn, acetylcholine, serotonin.

🌼 Mày đay liên quan tới bệnh tự miễn của mô liên kết/mạch máu

Thương tổn mày đay có thể liên quan tới bệnh lupus ban đỏ hệ thống hoặc hội chứng Sjögren nhưng chúng thường thể hiện dưới dạng viêm mạch mày đay (urticarial vasculitis), các thương tổn mày đay tồn tại trên 12 giờ tới 24 giờ, chậm thay đổi kích thước và hình thái, có thể liên kết với ban xuất huyết, để lại dát tăng sắc tố do lắng đọng hemosiderin. Thường liên quan với sự giảm bổ thể trong máu và bệnh thận.

Phân loại bệnh mày đay/ phù mạch theo chuẩn y khoa

🌼 Các hội chứng phù mạch có hoặc không có kèm theo mày đay

Phù mạch di truyền (hereditary angioedema): Đây là một rối loạn nguy hiểm, di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường. Biểu hiện của bệnh là phù mặt, các chi, phù thanh quản, đau bụng cấp do phù thành ruột giống một cấp cứu ngoại khoa. Hiếm khi có mày đay kèm theo. Các xét nghiệm bất thường liên quan tới hệ thống bổ thể: giảm các chất ức chế C1-esterase, giảm C4 trong khi nồng độ C1 và C3 bình thường. 

Phù mạch có thể do sự hình thành bradykinin vì chất ức chế C1-esterase là chất ức chế chính của yếu tố Hageman và kallikrein, hai enzym cần thiết cho sự hình thành bradykinin nên khi C1- esterase bị ức chế, bradykinin được sản xuất nhiều hơn.

Hội chứng phù mạch-mày đay-tăng bạch cầu ái toan: Phù mạch nặng, thỉnh thoảng có các sẩn mày đay ngứa, liên quan tới mặt, cổ, đầu chi, thân mình, kéo dài 7-10 ngày. Các cơ quan khác không liên quan. Xét nghiệm thấy bạch cầu tăng cao (20.000-70.000/µL) trong đó bạch cầu ái toan chiếm 60-80% và liên quan với mức độ nặng của bệnh. Bệnh hiếm gặp, không có tính chất gia đình, tiên lượng tốt.

Nếu bạn đang có một trong các biểu hiện của bệnh mày đay như vừa nêu trên, hã liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa da liễu tại Dr.thaiha để được tư vấn và điều trị một cách an toàn nhất nhé!

Đừng quên theo dõi chúng tôi để có thể cập nhật các kiến thức da liễu, thẩm mỹ nội khoa và nhận hỗ trợ khi cần thiết nhé.

PHÒNG KHÁM DA LIỄU THẨM MỸ BÁC SĨ VŨ THÁI HÀ

Địa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.

Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHa

Facebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha

Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166

Administrator

Administrator

Bình luận

Bài viết liên quan

Dr Thái Hà
+3
Dr Thái Hà
+5
Tư vấn
Tư vấn trực tuyến 24/70968221166
Đặt hẹn