Rate this post Nhiều người thường có thói quen nặn mụn trứng cá để ...
Mọi vết thương hở trên cơ thể dù là nhỏ nhất cũng cần được xử lý đúng cách để tránh nguy cơ hình thành sẹo xấu hoặc nguy hiểm hơn là gây nhiễm trùng. Và ngay sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cùng bạn những thông tin liên quan đến vết thương hở, cách chăm sóc tại nhà để mọi người có thể chủ động hơn trong việc nâng cao sức khỏe.
Contents
Hiểu một cách đơn giản vết thương hở được xác định là các tổn thương gây rách da. Trong y khoa, định nghĩa là một chấn thương làm mô bên ngoài cơ thể (da) bị rách. Vết thương có thể được tạo ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đa phần đều liên quan đến việc tác động một lực quá mạnh trên trên phần da.
Vết thương hở có thể chảy máu hay không sẽ tùy thuộc vào vị trí tổn thương và mức độ nghiêm trọng của vết thương. Tổn thương dù lớn hay nhỏ cũng cần được xử lý đúng cách để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm như sẹo lõm, sẹo lồi, sẹo phì đại… quan trọng hơn hẳn là tránh các nguy cơ nhiễm trùng gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nói như vậy là một nốt bỏng trên da cũng được xem là tổn thương hở, vết ngã xe đạp gây trầy xước cũng là vết thương hở, các tổn thương do thủy đậu cũng là vết thương hở… Hay thậm chí những sang chấn trên da khi nặn mụn cũng sẽ biến thành vết thương hở.
Ngay sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cùng bạn quy trình xử lý và chăm sóc vết thương hở tại nhà một cách khoa học và an toàn nhất.
Khi xuất hiện tổn thương gây chảy máu mọi người thường ngay lập tức nghĩ đến việc băng bó nhằm cần máu. Tuy nhiên, đây là một sai lầm. Việc không rửa, làm sạch và sát khuẩn cho vết thương sẽ khiến vết thương dù nhỏ nhất cũng sẽ bị nhiễm trùng và trở lên nặng hơn.
Nếu không làm sạch tổn thương trước khi băng bó sẽ gây chảy nước hoặc loét làm cho quá trình lành vết thương sẽ kéo dài hơn. Vậy nên, hãy rửa vết thương dưới vòi nước và dùng khăn sạch lau khô trước khi dùng băng gạc chuyên dụng để băng cầm máu cho tổn thương nếu có chảy máu.
Một vấn đề lưu tâm khác khi xử lý và chăm sóc vết thương hở tại nhà chính là việc bôi hoặc rắc bột kháng sinh lên trên da. Đây là một hành động nguy hiểm có thể để lại nhiều hậu quả khôn lường. Thường hay gặp nhất là việc sử dụng viên chống lao màu đỏ Rifampicin, kế tới là một số kháng sinh khác như Clocid.
Các bác sĩ khuyến cáo việc dùng kháng sinh rắc hay bôi lên trên tổn thương không giúp điều trị vết thương hở nhanh hơn. Đã thế bạn sẽ phải đối mặt với những nguy hiểm sau:
Hiện nay còn có rất nhiều người đang thần thánh bột kháng sinh trong xử lý vết thương hở. Đây cũng chính là lý do tại sao ngày càng có nhiều ca nhiễm trùng huyết xuất phát từ các tổn thương rất nhỏ trên cơ thể. Nhất là với trẻ em, những đối tượng chưa biết gì và có bố mẹ là “bác sĩ bất đắc dĩ”.
Còn có một chú ý nhỏ trong xử lý và chăm sóc vết thương hở chính là không sử dụng cồn hay oxy già để làm sạch vết thương. Theo các bác sĩ, Oxy già là một chất oxy hóa mạnh có thể giúp tiêu diệt các vi khuẩn kỵ khí (những vi khuẩn cần điều kiện ít oxy để phát triển) và cồn giúp thủy phân các protein và chất béo cấu tạo vi khuẩn. Nhưng chúng cũng sẽ đồng thời sẽ tiêu diệt các bạch cầu, tiểu cầu và thậm chí là các mô mới lành. Và điều này sẽ khiến cho tổn thương mau lành hơn.
Hầu hết các tổn thương nhỏ sẽ được điều trị và chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy không yên tâm về điều này có thể đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế tư nhân để được nhân viên y tế hỗ trợ xử lý và chăm sóc vết thương một cách bài bản nhất.
Bước 1: Rửa tay thật kỹ bằng xã phòng trước khi động vào vết thương, trước khi thay băng bông theo đúng quy định.
Bước 2: Rửa vết thương bằng nước sạch nhưng cần cần thận không để đứt lìa những mẩu da đã bị bong ra nếu mẩu da vẫn còn dính. Nhẹ nhàng thấm khô vết thương sau khi rửa bằng khăn sạch, mềm.
Bước 3: Băng vết thương nếu cần thiết còn không hãy để cho vết thương hở và bôi thuốc sẽ giúp cho tổn thương mau khô và lành hơn. Nếu mẩu da bong ra vẫn còn dính, bạn hãy đặt nó về chỗ cũ để che vết thương trước khi băng sẽ giúp làm lành vết thương.
Hoặc bạn cũng có thể dùng gạc không dính và băng thun dạng ống để cố định miếng gạc. Thay băng mỗi ngày vài lần, nhất là khi băng bị ướt hoặc bẩn. Cẩn thận tháo băng cũ, nhẹ nhàng rửa vết thương nếu cần và băng lại băng mới theo hướng dẫn của nhân viên y tế…
Bước 4: Dùng thuốc bôi và uống theo chỉ dẫn của bác sẽ để tránh tình trạng bội nhiễm hay nhiễm trùng liên quan. Chú ý chỉ sử dụng thuốc được bác sĩ kê đơn và dùng đúng liều lượng, thời gian quy định.
Chú ý, tùy theo mức độ tổn thương và cơ địa của mỗi người mà thời gian, tốc độ lành thương sẽ khác nhau. Cho đến khi các vết thương hở được kiểm soát hoàn toàn bạn vẫn nên theo dõi để có thể chủ động trước những biến chứng liên quan. Gặp bác sĩ chuyên khoa ngay khi có dấu hiệu đau nhức nhiều, sưng viêm và có dịch mủ chảy ra ở tổn thương nhằm tránh nguy cơ nhiễm trùng.
Cuối cùng Dr.thaiha xin chúc bạn mạnh khỏe, hạnh phúc!
Địa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.
Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHa
Facebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha
Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166
Bình luận