Rate this post Chào bác sĩ! Cách đây 2 năm em có tiêm filler ...
Hiện tượng nặn mụn trứng cá ra máu xảy ra khá phổ biến, đặc biệt với những ai thường xuyên tự nặn mụn tại nhà. Nhiều người cho rằng đây là dấu hiệu bình thường, nhưng thực tế, nếu bạn không hiểu rõ nguyên nhân và cách xử lý phù hợp, việc nặn mụn trứng cá ra máu có thể để lại hậu quả nặng nề cho làn da.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về những rủi ro tiềm ẩn và phương pháp nặn mụn an toàn theo lời khuyên của chuyên gia da liễu.
Contents
Nặn mụn trứng cá ra máu là tình trạng phổ biến khi người bệnh tác động vào các nốt mụn bị viêm, gây tổn thương lớp mao mạch dưới da dẫn đến chảy máu. Tình trạng này thường xảy ra trong các tình huống sau:
Mụn chưa gom cồi, mủ còn nằm sâu dưới da khiến việc nặn trở nên khó khăn và dễ làm rách mạch máu. Thường thì việc nặn mụn sẽ chỉ được diễn ra đối với những mụn đã già, không có dấu hiệu nhiễm trùng. Nếu bạn nặn mụn ngay khi mụn vừa hình thành thì sẽ có nguy cơ chảy máu và tổn thương da cao hơn.
Khi bạn dùng tay hoặc cây nặn mụn đè ép quá mức lên nốt mụn, các mạch máu nhỏ trong vùng da bị tổn thương, dẫn tới chảy máu. Thường xuất hiện ở các trường hợp tự nặn mụn tại nhà, nặn mụn bằng tay hoặc sử dụng dụng cụ nặn mụn có thiết kế không phù hợp.
Mụn bọc, mụn mủ lớn, mụn nang khi nặn sẽ có xu hướng dễ ra máu hơn do vùng da đã bị sưng đỏ, viêm nhiễm. Đôi khi bác sĩ sẽ không thực hiện nặn các loại mụn này mà sẽ sử dụng laser để làm khô cồi mụn, giảm viêm trước khi xử lý nhân mụn.
Nếu quy trình nặn mụn không đảm bảo vệ sinh thì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, đồng thời khiến mô da bị tổn thương nặng hơn trong quá trình nặn mụn. Nguy cơ sẽ cao hơn nếu như vùng da nặn mụn bị chảy máu bởi vết thương hở sẽ rất dễ bị vi khuẩn tấn công…
Việc nặn mụn trứng cá ra máu tưởng chừng đơn giản nhưng lại có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến làn da và sức khỏe. Dưới đây là những nguy cơ mà bạn có thể phải đối mặt.
Khi vùng da bị chảy máu, hàng rào bảo vệ da bị phá vỡ, tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn xâm nhập. Vi khuẩn từ tay, dụng cụ bẩn hoặc không khí có thể xâm lấn và gây ra:
Trong trường hợp nặng, nhiễm trùng có thể gây viêm mô tế bào, thậm chí cần dùng kháng sinh liều cao.
Một trong những tác hại của mụn trứng cá bị nặn sai cách là hình thành sẹo vĩnh viễn:
Việc nặn mụn trứng cá ra máu không kiểm soát có thể khiến vi khuẩn và dịch mủ lan ra vùng da xung quanh. Hậu quả là:
Nếu bắt buộc phải nặn mụn tại nhà, bạn cần nắm rõ quy trình nặn mụn an toàn để tránh tình trạng nặn ra máu và viêm nhiễm. Dưới đây là các bước bạn nên tuân thủ nghiêm ngặt.
Trước khi thực hiện bất kỳ thao tác nào trên da, bạn cần đảm bảo vệ sinh tuyệt đối.
Tuyệt đối không nặn những nốt mụn còn sưng đỏ hoặc chưa gom cồi để tránh nguy cơ tổn thương da và viêm nhiễm. Hãy nặn mụn khi nhận thấy các dấu hiệu sau:
Đeo găng tay vô khuẩn để thực hiện nặn mụn với bộ dụng cụ cá nhân đã được vô khuẩn. Lưu ý là nên tác động lực vừa phải để có thể lấy nhân mụn dễ dàng mà không gây tổn thương da.
Thực hiện thao tác nặn mụn từ xung quanh tổn thương mụn. Có thể lấy đầu kim nhọn để mở đầu mụn giúp nhân mụn được xử lý dễ dàng hơn.
Trong trường hợp bạn không thể đẩy nhân mụn ra bên ngoài da thì đừng cố gắng thực hiện. Hãy vệ sinh, sát khuẩn da và đợi sau khoảng vài ngày sẽ tiếp tục nặn mụn trứng cá để tránh gây chảy máu.
Sau khi nặn mụn trứng cá ra máu (nếu có), cần xử lý ngay để ngăn ngừa nhiễm trùng. Một số lưu ý chăm sóc da sau nặn mụn gồm:
Nặn mụn không khó nhưng cũng chưa bao giờ dễ dàng. Thao tác nặn mụn chuẩn y khoa sẽ giúp hỗ trợ điều trị mụn trứng cá hiệu quả. Tuy nhiên, nếu như bạn nặn mụn không đúng kỹ thuật, nặn mụn tuỳ tiện thì có thể gây ảnh hưởng đến da và làm mụn nặng hơn.
Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo mọi người nên thận trọng, không nên tự nặn mụn trong các trường hợp sau:
Trên thực tế, nặn mụn không phải là giải pháp giúp loại bỏ hoàn toàn mụn trứng cá. Tuy nhiên, nếu nhân mụn được xử lý đúng nơi, đúng lúc và đúng cách thì sẽ tối ưu hiệu quả điều trị. Do đó, chúng ta có thể kết hợp nặn mụn với chăm sóc da mụn định kỳ để giúp kiểm soát mụn hiệu quả.
Với tình trạng mụn trứng cá, bác sĩ thường điều trị với thuốc bôi, thuốc uống và các giải pháp hiện đại như: tiêm meso trị mụn, ánh sáng sinh học, laser hoặc peel da phục hồi… Liệu trình điều trị có thể kéo dài một vài tháng và cần thêm các điều trị duy trì để giúp cho mụn trứng cá được kiểm soát nhanh nhất và lâu dài nhất.
Việc nặn mụn trứng cá ra máu tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho làn da nếu không được thực hiện đúng cách. Từ viêm nhiễm, sẹo thâm cho đến nguy cơ lây lan mụn, hậu quả có thể kéo dài dai dẳng và khó khắc phục. Để bảo vệ làn da, bạn nên trang bị kiến thức nặn mụn an toàn, đồng thời tìm đến chuyên gia da liễu nếu tình trạng mụn trứng cá nghiêm trọng.
Địa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.
Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHa
Facebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha
Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166
Bình luận