Hotline: 0967571166

  • PHÒNG KHÁM DA LIỄU – PHẪU THUẬT THẨM MỸ – BÁC SỸ THÁI HÀ

    Cơ sở 1: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Thứ Hai - Chủ nhật

    08h30 AM - 08h00 PM
5/5 - (1 bình chọn)

Thuốc peel da mặt hiện nay là một trong những phương pháp được ưa chuộng trong điều trị thẩm mỹ không xâm lấn. Tuy nhiên, việc lựa chọn sản phẩm peel da mặt phù hợp, an toàn và hiệu quả lại là điều không đơn giản. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về các thành phần peel da phổ biến, phân loại theo cấp độ, đồng thời tư vấn cách dùng phù hợp theo từng loại da.

1. Peel da mặt là gì? Có công dụng gì?

Peel da mặt là phương pháp sử dụng các hợp chất hóa học nhằm loại bỏ lớp sừng trên bề mặt da, từ đó kích thích tái tạo tế bào mới.

Công dụng chính của thuốc peel da mặt bao gồm:

  • Làm sáng da, đều màu, hỗ trợ điều trị tăng sắc tố như nám, tàn nhang, thâm mụn.
  • Làm sạch lỗ chân lông, hỗ trợ điều trị mụn thông qua việc kiểm soát hoạt động của tuyến bã nhờn..
  • Kích thích sản sinh collagen và elastin, giúp da săn chắc, giảm nếp nhăn nông.
  • Cải thiện bề mặt da, giúp da mịn màng hơn, căng bóng hơn sau mỗi liệu trình peel.
  • Hỗ trợ làm trẻ hoá da và giúp cho việc chăm sóc da hàng ngày đạt hiệu quả cao hơn.

Tuy nhiên, hiệu quả này chỉ đạt được khi lựa chọn đúng sản phẩm peel da mặt và sử dụng đúng cách.

Thuốc peel da mặt nào tốt, cách sử dụng an toàn

2. Thuốc peel da mặt phổ biến hiện nay

Để lựa chọn đúng loại thuốc peel da mặt, điều quan trọng là bạn cần hiểu rõ về các thành phần peel da thường gặp. Mỗi hoạt chất sẽ có cơ chế hoạt động và mức độ tác động khác nhau đến làn da, từ nhẹ nhàng đến chuyên sâu, tương ứng với từng loại da và mục tiêu điều trị.

2.1. AHA (Alpha Hydroxy Acid) – làm sáng và mềm da bề mặt

AHA là nhóm acid gốc nước, gồm các thành phần tiêu biểu như Glycolic Acid, Lactic Acid, Citric Acid,… thường được sử dụng trong peel nông, có thể sử dụng AHA để chăm sóc da hàng ngày một cách an toàn và hiệu quả.

Công dụng khi peel nông với thuốc peel da mặt chứa AHA gồm:

  • Giúp làm bong tế bào chết bề mặt, kích thích tái tạo tế bào mới.
  • Làm sáng da, giảm sạm màu và hỗ trợ cải thiện các nếp nhăn nông.
  • Thích hợp với da khô, da xỉn màu, da bị tăng sắc tố nhẹ.
  • Cần dưỡng ẩm đầy đủ sau khi sử dụng vì có thể gây khô da.

2.2. BHA (Beta Hydroxy Acid) – làm sạch sâu, giảm mụn

BHA (Salicylic Acid) là acid gốc dầu, thành phần này tan trong dầu. Do đó, nó thường được dùng trên nền da dầu mụn. BHA có thể được dùng để peel da rất nông, nông cho đến trung bình.

Sử dụng thuốc peel da mặt chứa BHA sẽ mang đến những công dụng sau:

  • Thẩm thấu sâu vào lỗ chân lông, làm sạch bã nhờn và tế bào chết gây tắc nghẽn.
  • Giảm viêm, hỗ trợ điều trị mụn đầu đen, mụn viêm trên nền da mụn.
  • Làm sạch dầu nhờn trên da nhưng không gây tình trạng khô rát.
  • Có thể gây khô hoặc bong tróc nhẹ nên cần cấp ẩm sau peel.

2.3. PHA (Polyhydroxy Acid) – dịu nhẹ, ít kích ứng

PHA điển hình là Gluconolactone, Lactobionic Acid là các hoạt chất peel da phổ biến hiện nay. PHA Có phân tử lớn hơn AHA, hoạt động chậm nên ít gây kích ứng.

Thuốc peel da mặt chứa PHA vừa tẩy tế bào chết nhẹ nhàng, vừa cấp ẩm và chống oxy hóa. Sản phẩm này rất phù hợp cho da nhạy cảm, da bị viêm da cơ địa hoặc sau điều trị thẩm mỹ.

2.4. TCA (Trichloroacetic Acid) – cải thiện sẹo, nám

TCA là một acid mạnh, thường được sử dụng trong các đợt peel trung bình đến sâu tại các phòng khám chuyên khoa. TCA là hoạt chất peel da phổ biến nhưng cần dùng theo chỉ định của bác sĩ, tránh peel với TCA tại nhà.

  • Có thể đi sâu đến lớp trung bì, cải thiện sắc tố, nếp nhăn và sẹo nông.
  • Hiệu quả cao nhưng dễ gây kích ứng, tăng sắc tố nếu sử dụng sai cách.
  • Thời gian peel da với TCA thường ngắn và khoảng cách thời gian kéo dài.

2.5. Retinoic Acid – tái tạo mạnh, trẻ hóa da

Retinoic Acid là một dạng acid của vitamin A, thường được sử dụng trong các liệu trình peel chuyên sâu để điều trị lão hóa, mụn, sắc tố.

  • Thúc đẩy quá trình tái tạo da nhanh chóng, làm mờ nếp nhăn và đều màu da.
  • Cải thiện bề mặt da lồi lõm do sẹo mụn hoặc lão hóa.
  • Có thể gây bong tróc mạnh và kích ứng, cần phục hồi tốt sau peel.

2.6. Phenol – peel rất sâu cho da lão hóa nghiêm trọng

Phenol là một hoạt chất rất mạnh, ít được sử dụng do có thể gây phản ứng toàn thân và nhiều tác dụng phụ. Thường dùng trong peel rất sâu cho người có nếp nhăn sâu, sẹo nặng.

Thuốc peel da có chứa Phenol cho hiệu quả cao nhưng nguy cơ biến chứng lớn nên chỉ dùng tại cơ sở chuyên khoa, dưới gây tê hoặc giám sát y tế.

Thuốc peel da mặt nào tốt, cách sử dụng an toàn

3. Phân loại thuốc peel da mặt theo độ sâu tác động

Tùy vào mục tiêu điều trị và tình trạng da, thuốc peel da mặt được phân loại theo mức độ tác động từ nhẹ đến sâu. Việc lựa chọn đúng độ sâu peel sẽ giúp tối ưu hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn.

3.1. Peel nông – làm sạch và tái tạo bề mặt da

Đây là loại peel chỉ tác động lên lớp biểu bì ngoài cùng.

  • Làm bong lớp tế bào chết, làm sáng da và hỗ trợ điều trị mụn nhẹ.
  • Có thể sử dụng tại nhà với nồng độ AHA, BHA, PHA thấp (dưới 10%).
  • Thường cần lặp lại 2-4 tuần/lần để đạt hiệu quả rõ rệt.
  • Phù hợp với người mới bắt đầu hoặc da nhạy cảm.

3.2. Peel trung bình – cải thiện sắc tố và cấu trúc da

Peel trung bình đi sâu đến lớp trung bì nông, mang lại hiệu quả rõ rệt hơn.

  • Điều trị các vấn đề sắc tố như nám, thâm mụn, da không đều màu.
  • Giúp thu nhỏ lỗ chân lông, cải thiện bề mặt da gồ ghề.
  • Thường sử dụng TCA nồng độ 20-35%, Retinoic Acid hoặc hỗn hợp acid.
  • Cần thực hiện bởi bác sĩ hoặc chuyên viên da liễu có chuyên môn.

3.3. Peel sâu – phục hồi da lão hóa và sẹo

Loại peel này tác động sâu đến lớp trung bì và cần nhiều thời gian phục hồi.

  • Điều trị lão hóa nặng, nếp nhăn sâu, sẹo mụn lâu năm.
  • Sử dụng TCA nồng độ cao (trên 40%) hoặc phối hợp với Phenol.
  • Có thể gây đau rát, đỏ kéo dài, và cần nghỉ dưỡng 7-10 ngày.
  • Chỉ nên thực hiện tại cơ sở y tế chuyên sâu, có theo dõi sát.

3.4. Peel rất sâu – can thiệp chuyên sâu, rủi ro cao

Đây là dạng peel tác động đến lớp trung bì sâu và gần lớp hạ bì.

  • Dành cho da lão hóa nghiêm trọng hoặc sẹo lồi, sẹo lõm sâu.
  • Dùng Phenol đơn độc hoặc phối hợp với TCA, thường cần gây tê.
  • Rủi ro cao: nhiễm trùng, tăng sắc tố, sẹo hoặc mất sắc tố nếu làm sai kỹ thuật.
  • Không phù hợp cho peel làm đẹp thông thường, chỉ dùng trong các ca thẩm mỹ đặc biệt.

4. Tư vấn lựa chọn thuốc peel da mặt theo tình trạng da

Mỗi làn da có nhu cầu khác nhau, vì vậy cần chọn thuốc peel da mặt dựa trên tình trạng cụ thể:

  • Da dầu, mụn: Ưu tiên BHA hoặc Retinoic Acid dạng nhẹ để giảm mụn, làm sạch lỗ chân lông.
  • Da khô, sạm màu: Dùng AHA hoặc PHA để tẩy tế bào chết nhẹ nhàng và dưỡng sáng da.
  • Da nhạy cảm: Chỉ nên peel bằng PHA, nồng độ thấp, có sự giám sát y tế.
  • Da lão hóa, nếp nhăn: Có thể peel trung bình với TCA hoặc kết hợp Retinoic Acid để cải thiện cấu trúc da.
  • Da có sẹo, nám lâu năm: Cần can thiệp peel trung bình đến sâu, có thể phối hợp với laser hoặc điều trị nội khoa để tránh biến chứng.

Thuốc peel da mặt nào tốt, cách sử dụng an toàn

5. Cách sử dụng thuốc peel da mặt an toàn

Để sử dụng thuốc peel da mặt an toàn và hiệu quả, người dùng cần lưu ý một số nguyên tắc quan trọng.

Trước hết, hãy thăm khám và soi da tại bác sĩ chuyên khoa da liễu hoặc chuyên viên có kinh nghiệm để đánh giá tình trạng da. Sau đó, lựa chọn đúng loại thuốc peel, liều lượng và thời gian tác động phù hợp.

Ngoài ra, bạn cần:

  • Làm sạch và dưỡng da cẩn thận trước và sau peel.
  • Tránh nắng tuyệt đối trong ít nhất 1 tuần sau peel.
  • Không tự ý tăng nồng độ hoặc thời gian tiếp xúc để tránh bỏng da.
  • Dưỡng ẩm và phục hồi da bằng các sản phẩm chứa ceramide, hyaluronic acid, panthenol.
  • Tránh tẩy tế bào chết vật lý hoặc acid khác trong thời gian hồi phục.

Thuốc peel da mặt mang đến nhiều lợi ích nếu được sử dụng đúng cách và phù hợp với làn da. Việc hiểu rõ các thành phần peel da, phân loại độ sâu tác động cũng như tư vấn chuyên môn sẽ giúp bạn có được kết quả cải thiện rõ rệt mà vẫn đảm bảo an toàn. Đừng vội vàng sử dụng các sản phẩm peel da mặt trôi nổi hoặc dùng sai liều lượng, vì hậu quả có thể khiến da tổn thương nặng nề. Nếu bạn đang băn khoăn không biết bắt đầu từ đâu, hãy tìm đến bác sĩ da liễu uy tín để được tư vấn chuyên sâu và đúng hướng.

Đừng quên theo dõi chúng tôi để có thể cập nhật các kiến thức da liễu, thẩm mỹ nội khoa và nhận hỗ trợ khi cần thiết nhé.

PHÒNG KHÁM DA LIỄU THẨM MỸ BÁC SĨ VŨ THÁI HÀ

Địa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.

Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHa

Facebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha

Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166

Administrator

Administrator

Bình luận

Bài viết liên quan

Dr Thái Hà
+3
Dr Thái Hà
+5
Tư vấn
Tư vấn trực tuyến 24/70968221166
Đặt hẹn