5/5 - (1 bình chọn) Có nhiều người vẫn đang cho rằng cứ tiêm ...
Filler có thể giúp môi của bạn căng bóng, mềm mại hơn. Tuy nhiên, sau thủ thuật bạn có thể cảm nhận thấy môi có chút căng cứng, đôi khi là đơ cứng. Và bạn không biết tiêm filler môi bị cứng là do đâu, có làm sao không, có phải là biến chứng nguy hiểm không và phải làm sao để cải thiện? Vậy thì hãy để Dr.thaiha giúp bạn tìm ra câu trả lời cho những vấn đề này thông qua bài chia sẻ sau đây.
Contents
Filler được tiêm vào môi theo chỉ định của bác sĩ thẩm mỹ với mục đích là để cải thiện khuyết điểm ở môi. Cùng với đó, chất làm đầy filler cũng sẽ giúp làm trẻ hoá môi hiệu quả thông qua việc cung cấp độ ẩm tự nhiên cho môi, giúp môi căng bóng, mịn mượt hơn.
Tiêm filler môi được xem là lựa chọn lý tưởng cho những ai có môi mỏng và muốn gia tăng thể tích môi để đảm bảo sự hài hoà cân đối. Với những người quan tâm đến nhân tướng học thì tiêm filler cũng sẽ giúp thay đổi vận số thông qua việc tạo ra các dáng môi đẹp, hợp với phong thuỷ.
Chỉ từ 0,5cc chất làm đầy filler bạn đã có thể thấy được sự thay đổi bất ngờ của môi. Sự thay đổi của môi sẽ như sau:
Tiêm filler môi bị cứng là một trong những vấn đề khiến cho khách hàng lo lắng. Bởi lẽ việc môi bị cứng, đơ do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và đôi khi không phải là tác dụng phụ. Đáng chú ý hơn khi ngày càng có nhiều người tiêm filler môi bị cứng kèm theo các dấu hiệu sưng, đau khó chịu gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
Như chúng ta đã biết, filler là chất làm đầy da có thành phần HA sinh học. Do đó, khả năng đáp ứng của cơ thể với filler là rất cao. Tuy nhiên, với những người lần đầu tiêm filler thì vẫn có thể gặp một số những tác dụng phụ. Trong đó, có tình trạng tiêm filler môi bị cứng.
Nguyên nhân môi bị đơ cứng sau khi tiêm filler là do cơ thể chưa thích nghi hoàn toàn với chất làm đầy. Do đó, phản ứng sưng, phù nề có thể xảy ra ngay sau khi môi được bơm filler. Bạn sẽ nhận thấy môi có chút đơ kèm theo đó là tình trạng châm chích nhẹ nhàng và các vết bầm xuất hiện ở môi.
Nếu như tiêm filler môi bị cứng do tác dụng phụ của filler gây ra thì điều này sẽ không nguy hiểm. Bởi thông thường thì tác dụng phụ sẽ tự động biến mất, môi sẽ được làm mềm một cách tự nhiên. Do đó, có thể theo dõi môi trong 3-5 ngày sau khi tiêm filler để thấy sự thay đổi bất ngờ của đôi môi nhé.
Trường hợp tiêm filler môi bị cứng liên quan đến biến chứng thẩm mỹ sẽ có diễn biến phức tạp hơn. Bạn sẽ nhận thấy môi bị đơ cứng nghiêm trọng, môi bị phù nề dẫn đến biến dạng, môi bị bầm tím kéo dài và đôi khi là các mô mềm cũng sẽ bị hoại tử.
Trong trường hợp bạn tiêm filler môi được một thời gian dài nhưng môi vẫn bị đơ cứng thì đó chính là sự bất thường. Do đó, nếu như bạn đã tiêm filler được khoảng 1 tuần mà môi vẫn bị cứng thì tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân là gì và có hướng khắc phục hiệu quả.
Một số những lý do khiến bạn tiêm filler môi bị cứng, đơ kèm biến chứng thẩm mỹ sẽ như sau:
Tuỳ theo từng nguyên nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn xử lý tốt tình trạng tiêm filler môi bị cứng. Bạn có thể thực hiện một số gợi ý được phòng khám Dr.thaiha đưa ra sau:
Dù tình trạng môi bị đơ cứng do tác dụng phụ hay biến chứng thẩm mỹ gây ra thì việc đầu tiên mà bạn cần làm chính là chăm sóc môi một cách khoa học. Bởi khi tổn thương được phục hồi nhanh, filler ổn định sớm thì các dấu hiệu phù nề, đơ cứng môi sẽ tự động thuyên giảm.
Những việc bạn nên làm bao gồm:
Nếu như bạn được bác sĩ cho biết môi bị cứng có liên quan đến việc tiêm filler sai cách, tiêm filler quá nhiều thì có thể xử lý bằng việc tiêm hyaluronidase. Hyaluronidase có khả năng phân giải HA. Chính vì thế, thuốc chỉ có tác dụng với các trường hợp tiêm môi có sử dụng filler HA trước đó.
Khi tiêm filler môi bị cứng, bác sĩ có thể sử dụng một lượng nhỏ hyaluronidase để tiêm vào đúng vị trí môi có filler. Ngay lập tức, filler sẽ được làm tan nhanh chóng và làm cho môi trở nên mềm mại tự nhiên. Tuỳ theo từng mục đích mà bác sĩ có thể giúp bạn tiêm tan một phần hoặc tiêm tan filler hoàn toàn nhé.
Trong tình huống xấu nhất, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn phải thực hiện phẫu thuật nhằm loại bỏ hoàn toàn filler ra khỏi môi. Thường sẽ được áp dụng với các trường hợp tiêm filler môi bị cứng đơ kéo dài do biến chứng thẩm mỹ gây ra, môi bị nhiễm trùng, có áp xe và có nguy cơ bị hoại tử cao.
Lúc này, bác sĩ chuyên khoa sẽ lập tức sử dụng dao kéo để bóc tách môi. Sau đó sẽ dùng các thiết bị y tế để hút, nạo vét toàn bộ filler và dịch mủ ra khỏi môi. Đây là một hướng điều trị xâm lấn nên sẽ gây đau đớn, khó chịu và có nguy cơ để lại sẹo ở môi rất cao. Tuy nhiên, đây là lựa chọn duy nhất có thể giúp bạn loại bỏ chất làm đầy có thành phần không tan ra khỏi môi.
Tiêm filler môi hiện vẫn đang là giải pháp làm đẹp đơn giản, nhanh chóng và cho hiệu quả cao nhất. Chính vì kỹ thuật tiêm môi không quá khó nên có rất nhiều bạn trẻ đang tự ý thực hiện tại nhà, cũng có nhiều Spa vô tư tiêm filler môi cho khách hàng mà không lường trước được hậu quả. Đây chính là lý do mà tại sao ngày càng có nhiều trường hợp phải “cầu cứu” bác sĩ chỉ vì tình trạng tiêm filler môi bị cứng, đơ ngày một nghiêm trọng.
Là một phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ uy tín, Dr.thaiha tự tin là nơi có thể giúp bạn trẻ hoá môi an toàn với dòng sản phẩm filler có chất lượng tốt nhất thị trường. Các bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám cũng sẽ có thể giúp bạn tìm ra nguyên nhân và điều trị hiệu quả biến chứng tiêm filler môi bị đơ cứng một cách bất thường. Chính vì thế, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn Dr.thaiha để làm trẻ hoá đôi bờ môi của mình.
Mọi thông tin tư vấn về dịch vụ tiêm filler môi bạn hãy chủ động liên hệ với Dr.thaiha để nhận hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất. Trân trọng!
Địa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.
Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHa
Facebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha
Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166
Bình luận