Rate this post Chào bác sĩ. Trước đây em có xỏ khuyên môi và ...
Thưa bác sĩ, dạo gần đây trên da tôi có dấu hiệu bị vảy nến. Tôi có dùng thuốc bôi tại nhà nhưng bệnh không được cải thiện nhiều. Hiện các vùng vảy nến đã xuất hiện nhiều ở bàn tay và khu vực móng tay. Nhưng tôi không cảm thấy đau rát hay ngứa ngáy gì? Vậy xin bác sĩ tư vấn bệnh vảy nến có nguy hiểm không và điều trị như thế nào để có hiệu quả nhanh chóng nhất?
Nhất Linh (38 tuổi – Thái Bình)
Chào bạn: Phòng khám Dr.thaiha xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi liên quan đến bệnh vảy nến. Các bác sĩ da liễu của chúng tôi xin đưa ra một vài chia sẻ, trả lời về bệnh như sau:
Về bản chất, vảy nến là dạng bệnh đỏ da, có vảy tiến triển mạn tính, nhưng lành tính và gặp khoảng trong 2-5% dân số. Bệnh được phát hiện ở nhiều thể khác nhau bao gồm thể thông thường và các thể đặc biệt với các dấu hiệu đặc trưng là các mảng, dát đỏ, giới hạn rõ với da lành, trên phủ vảy da dễ bong và xếp thành từng tầng khác nhau. Nếu không tác động cạy vảy nến sẽ ít khi gây ra dấu hiệu đau rát hoặc ngứa ngáy khó chịu.
Bệnh vảy nến không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, Tuy nhiên, vảy nến cũng được đánh giá là bệnh “nguy hiểm” bởi những lý do sau đây:
>> Hiện y khoa chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu bệnh vảy nến. Bệnh thường tiến triển thành các đợt thuyên giảm và vượng bệnh tùy thuộc vào cá thể và phương pháp điều trị. Việc quản lý bệnh theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa là rất quan trọng nhằm làm giảm sự ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, và từ đó giúp kiểm soát bệnh tốt hơn.
>> Vảy nến có thể gây ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể như toàn bộ da, móng tay, móng chân, khớp và đặc biệt vảy nến còn đi kèm với các bệnh chuyển hóa như đái tháo đường, tăng mỡ máu và cao huyết áp… Do đó, nếu bỏ qua không kiểm soát các bệnh kèm theo này thì sẽ ảnh hưởng đến tính mạng do biến chứng của các rối loạn chuyển hóa gây nên.
>> Vảy nếu nếu không được quản lý và điều trị đúng sẽ gây nên đỏ da toàn thân, vảy nến thể mủ, cứng khớp, thậm chí có thể gây lên u lympho tế bào T hoặc ung thư da nhất là ung thư da biểu mô vảy…
Ngoài ra, các bác sĩ còn cho biết việc điều trị vảy nến còn khiến cho nhiều người bệnh mất thời gian, công sức thậm chí là tiêu tốn tiền bạc. Do đó, lời khuyên dành cho bạn đó chính là không nên chủ quan coi thường bệnh. Cần thăm khám sớm để nhận những phác đồ điều trị vảy nến an toàn và hiệu quả cũng như phương pháp quản lý bệnh tối ưu nhất với từng cá thể bị bệnh.
Với những gì bạn vừa chia sẻ chúng tôi chưa thể đưa ra kết luận bạn có bị vảy nến hay không bởi trên thực tế các triệu chứng vảy nến hay bị nhầm lẫn với nhiều bệnh khác như: Lupus đỏ kinh, giang mai giai đoạn 2 hoặc bệnh nấm da… Vậy nên, để có kết luận chính xác về tình trạng da của mình bạn cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được tiến hành các xét nghiệm, kiểm tra chẩn đoán bệnh cần thiết. Lâm sàng sẽ giúp chẩn đoán đối với bác sĩ da liễu, làm mô bệnh học sẽ cần thiết để khẳng định thêm trong những trường hợp khó.
Tuy nhiên, chiến lược điều trị chung của vảy nến sẽ như sau:
– Giai đoạn tấn công có thể lựa chọn các phương pháp điều trị tại chỗ, toàn thân hoặc phối hợp cả hai nhằm xoá sạch tổn thương do vảy nến để lại tùy theo từng trường hợp, mức độ bệnh và khả năng đáp ứng các phương pháp.
– Giai đoạn duy trì sự ổn định, giữ cho bệnh không bùng phát.
Trong mọi giai đoạn các bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân hiểu rõ về bệnh và đưa ra các phương án điều trị cũng như quản lý phối hợp dự phòng bệnh bùng phát.
Việc chỉ định thuốc điều trị vảy nến cần được xem xét một cách kỹ lưỡng. Nhất là khi đối tượng bệnh nhân là nữ giới đang chuẩn bị có thai hoặc đang mang thai khi điều trị vảy nến bằng thuốc cần chú ý để tránh nguy cơ bị tác dụng không mong muốn như gây quái thai, rối loạn chức năng gan, thận, giảm bạch cầu…
Chú ý, mỗi trường hợp bệnh khác nhau sẽ có những loại thuốc, đơn thuốc, liều lượng thuốc khác nhau. Vậy nên, nếu bạn tự ý dùng thuốc tại nhà bao gồm tất cả các loại thuốc bôi tại chỗ, thuốc điều trị toàn thân, các thuốc ức chế miễn dịch.. đều có thể khiến bệnh nặng hơn và kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm khác nhé… Đặc biệt các bạn chú ý là trong vảy nến là điều trị theo cá thể nghĩa là không thể dùng theo đơn thuốc của người khác được.
Để có thể nâng cao hiệu quả, giảm khả năng tái phát vảy nến các bác sĩ cũng khuyến cáo người bệnh cần tuân thủ các chỉ định điều trị và có một chế độ sinh hoạt điều độ thì có thể duy trì được sự ổn định của bệnh. Bổ sung các loại vitamin cần thiết như vitamin C, B cho cơ thể để nâng cao sức đề kháng, khả năng miễn dịch tự nhiên nhằm phòng bệnh an toàn…
Trên đây là một vài chia sẻ về bệnh vảy nến mà Dr.thaiha muốn gửi đến bạn cũng như tất cả mọi người. Nếu bạn quan tâm về các phương pháp điều trị vảy nến, hãy liên hệ với Dr.thaiha ngay để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể. Cuối cùng, xin chúc bạn và gia đình luôn luôn mạnh khỏe.
Địa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.
Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHa
Facebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha
Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166
Bình luận